• Nhóm kín víp prồ, đỉnh của chóp 👉 xamvn

Kiến thức Các kịch bản kết quả có thể xảy ra khi UKRAINE phản công

Abhnvn

Cặc nhỏ
Xung đột Ukraine đã bùng nổ hơn 1 năm và chưa thấy hồi kết. Hàng chục nghìn binh sĩ tử trận, những thành phố sụp xuống thành đống đổ nát, và hàng triệu cư dân trở thành người tị nạn vì giao tranh bùng lên khắp vùng lãnh thổ rộng lớn ở miền đông và miền nam Ukraine.
Nhưng Kyiv đã chiến đấu dữ dội hơn bất kỳ ai dự đoán vào trước tháng 2/2022.
Tổng thống Ukraine Zelensky vào tháng 6 này cũng tuyên bố, quân đội đất nước ông đã bắt đầu cuộc phản công được chờ đợi từ lâu.
1863122B-DB57-44F7-8C2C-79D9B5795AD2.jpeg
Còn quá sớm để nói rằng cuộc phản công này sẽ chứng kiến thắng lợi của ai, tuy nhiên, cục diện tiếp theo của xung đột sẽ phụ thuộc vào chiến dịch này - ông Seth Jones, giám đốc Chương trình An ninh Quốc tế, tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) đã vẽ nên 6 kịch bản có thể xảy ra với cuộc phản công của Ukraine.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Abhnvn

Cặc nhỏ
Chủ thớt
Kịch bản thứ nhất: ĐÌNH CHIẾN.
Chuyên gia Jones cho rằng, giai đoạn tiếp theo của xung đột sẽ phụ thuộc vào tốc độ tái kiểm soát lãnh thổ của Ukraine đạt được nhanh hay chậm. Nếu Ukraine sa lầy, họ có thể phải nỗ lực tìm kiếm đối thoại với Nga. Và có lẽ, điều đó diễn ra với áp lực lớn từ phương Tây.
Thế nhưng, nếu Kyiv có thể giảm tỷ lệ kiểm soát lãnh thổ của quân Nga từ 20% ở hiện tại xuống còn khoảng 10 hay 15%, thì Kyiv sẽ muốn tiếp tục chiến đấu thay vì đàm phán - ông Jones nói thêm.
Theo chuyên gia, đàm phán có thể dẫn tới thỏa thuận đình chiến tạm thời, hoặc có thể sẽ rơi vào kết cục tương tự như ở bán đảo Triều Tiên, với cả hai bên đều không chính thức công nhận chiến tranh đã kết thúc.
Ông Jones cho rằng: “Thỏa thuận ngừng bắn sẽ không đặt dấu chấm hết cho xung đột, mà chỉ làm giảm cường độ chiến đấu. Theo thời gian, cuộc xung đột giống như bị đóng băng. Có lúc nóng lên, có lúc hạ nhiệt do nhiều yếu tố tác động”.
Trong kịch bản này, Nga có lẽ sẽ hy vọng Mỹ và các nước phương Tây khác mất kiên nhẫn với Ukraine và giảm dần sự ủng hộ về mức 0.
“Viễn cảnh đó sẽ làm nghiêng cán cân quyền lực theo hướng có lợi Nga, cho phép Moskva tấn công kiểm soát các vùng lãnh thổ một lần nữa, theo cách mà họ từng kỳ vọng vào tháng 2 năm ngoái” - ông Jones dự báo.
 

Abhnvn

Cặc nhỏ
Chủ thớt
Kịch bản thứ hai: HIỆP ƯỚC HÒA BÌNH.
Đa số các cuộc chiến trong lịch sử đã kết thúc với một hiệp ước hòa bình. Thế nhưng, chuyên gia Mỹ nghĩ rằng, Điện Kremlin vẫn “đặt kỳ vọng và tâm sức quá lớn” vào chiến sự ở thời điểm hiện tại.
Theo chuyên gia Jones, ông chủ Điện Kremlin “đã đầu tư quá lớn về nguồn lực quân sự và chính trị. Vì vậy, Nga sẽ không rời đi trừ khi có thành quả rõ ràng”.
Không rõ định nghĩa “thành công” của lãnh đạo Nga cụ thể như thế nào. Nhưng theo giới phân tích, Moskva có thể đồng ý một hiệp ước hòa bình với điều kiện 4 tỉnh đông nam và bán đảo Crưm thuộc về Liên bang Nga. Điện Kremlin có thể tuyên bố đã hoàn thành các mục tiêu ban đầu của “chiến dịch quân sự đặc biệt”.
Thế nhưng, một câu hỏi phức tạp hơn là Ukraine sẽ chấp nhận nhượng bộ như thế nào để ký kết hiệp ước hòa bình. Tổng thống Zelensky nhiều lần nhấn mạnh, mục tiêu của Ukraine là lấy lại các khu vực do quân Nga kiểm soát, bao gồm Crưm - bán đảo mà Nga sáp nhập năm 2014.
Ông Jones nhìn nhận: “Tôi nghĩ hiệp ước hòa bình khó xảy ra trong hoàn cảnh hiện nay. Đó có thể là một nước cờ bế tắc cho cả hai lãnh đạo ở Moskva và Kyiv nếu họ đưa ra bất kỳ sự thỏa hiệp nào”.
 

xxxx

Tao là gay
Nga nó phang cho khi nào chiếm thủ đô thì thôi, có lồn mà dừng lại đc
 

Abhnvn

Cặc nhỏ
Chủ thớt
Kịch bản thứ ba: NGA CHIẾN THẮNG.
Tuy nhiên, chuyên gia Jones nghĩ rằng viễn cảnh này khó xảy ra, do Nga mất nguồn lực lớn sau đại chiến Bakhmut.
Tình báo Mỹ từng cho rằng Nga muốn kiểm soát toàn bộ Ukraine khi tiến hành “chiến dịch quân sự đặc biệt” vào cuối tháng 2 năm ngoái.
Ông Jones nói, theo đánh giá của viện CSIS, “ít nhất đến tháng 2/2022, Nga vẫn là lực lượng vũ trang hùng mạnh thứ ba thế giới sau Mỹ và Trung Quốc”. Tuy nhiên khi Nga tấn công nước láng giềng, quân đội của Kyiv đã chống trả quyết liệt hơn mọi hình dung. Thực tế diễn ra trái ngược với nhiều dự đoán của giới tình báo phương Tây như Nga sẽ “đánh nhanh thắng nhanh” và làm chủ thủ đô Kyiv trong vài ngày.
Hiện nay, ông Jones đánh giá, Nga ít khả năng sẽ nâng cao mục tiêu của mình. Tuy vậy, họ có thể sẽ chấp nhận “chiến thắng” dưới hình thức một thỏa thuận hòa bình mà giao cho Nga thêm lãnh thổ, so với trước khi xung đột bùng nổ.
Xét cục diện hiện nay, Nga không đủ nguồn lực để triển khai chiến dịch tấn công lớn, do cần thời gian và nỗ lực khổng lồ để bù đắp tổn thất sau giao chiến kéo dài ở thành phố Bakhmut - ông Jones nói.
Mục tiêu của Nga hiện giờ sẽ là củng cố những khu vực đã kiểm soát, ngăn cản Ukraine phản công và sau đó tiến hành “trò chơi chờ đợi”, với hy vọng phương Tây sẽ mỏi mệt, còn Kyiv kiệt sức.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Abhnvn

Cặc nhỏ
Chủ thớt
Kịch bản thứ 4 NGA RÚT LUI VÀ UKRAINE CHIẾN THẮNG.
Tuy vậy, ông Jones cho rằng: “Không loại trừ khả năng Ukraine có bước đột phá khi phản công, nhưng việc đẩy lùi quân Nga khỏi toàn bộ lãnh thổ gần như là nhiệm vụ bất khả thi”.
Giới phân tích nhìn nhận, kịch bản tốt nhất với Ukraine sau cuộc phản công sẽ là đạt được bước tiến lớn ở 2 khu vực chiến lược: vùng Donbass ở miền đông và tỉnh Zaporizhzhia ở miền nam.
Theo trang tin Insider, trong thời gian nắm quyền của Tổng thống Putin, rất ít khả năng Nga sẽ rút quân hoàn toàn. “Ở Nga, nhiều điều tồi tệ sẽ ập tới với một nhà lãnh đạo để thua cuộc chiến” - trích lời Đại tá Thủy quân lục chiến Mỹ về hưu Mark Cancian nói với Insier.
Đến nay, dù số lượng binh sĩ Nga tử trận tăng lên mỗi ngày (bao gồm lính nghĩa vụ) và nền kinh tế chịu tác động nặng nề từ các biện pháp trừng phạt chưa từng có của phương Tây, thì Điện Kremlin vẫn chưa có bất kỳ dấu hiệu lùi bước nào.
Tổng thống Putin cũng được cho là đã chuẩn bị chu đáo để đương đầu với những biến cố.
Ngay cả khi Nga chịu tổn thất khủng khiếp ở Ukraine, những người chịu trách nhiệm chính sẽ là Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu và Tổng tham mưu trưởng Valery Gerasimov, chứ không phải Tổng thống Putin.
 

Abhnvn

Cặc nhỏ
Chủ thớt
Kịch bản thứ 5: CUỘC CHIẾN TRƯỜNG KỲ. Điều này hoàn toàn có thể xảy ra. Khi đó, khói lửa xung đột sẽ tiếp tục bùng cháy suốt nhiều tháng, thậm chí nhiều năm mà không có bên thắng thế rõ ràng.
Xung đột có khả năng biến thành cuộc chiến tiêu hao, mà mỗi bên cố gắng bào mòn sự chống chọi của đối phương đến mức sụp đổ.
Rất khó nói ai sẽ trụ đến cuối cùng. Trong khi Ukraine nhận được sự hậu thuẫn đáng kể từ phương Tây, Nga lại có nguồn nhân lực dồi dào hơn.
Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là quân đội Nga đã suy giảm sức mạnh do xung đột ở Ukraine, sau khi mất mát lớn về binh sĩ và vũ khí.
Tướng Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ, vào tháng 5 nói rằng, ông nghĩ có khả năng xung đột Ukraine sẽ kéo dài hàng thập kỷ, khi Nga chật vật để hoàn thành các mục tiêu quân sự của mình.
Tuy vậy, Tướng Milley nói thêm, nguồn lực con người áp đảo của Nga sẽ khiến Ukraine cực kỳ khó giành lại quyền kiểm soát toàn bộ lãnh thổ.
“Điều đó có nghĩa là giao chiến sẽ tiếp tục, rất khó khăn, rất tàn khốc. Và đến một lúc nào đó, hai bên sẽ đàm phán hòa giải hoặc họ sẽ đi đến một sự tổng kết về quân sự” - Tướng Milley nói.
 

Abhnvn

Cặc nhỏ
Chủ thớt
Kịch bản 6 và cũng là kịch bản cuối cùng mà chuyên gia viện nghiên cứu CSIS đưa ra. Nó cũng là kịch bản đen tối nhất, đề cập NGA SỬ DỤNG VŨ KHÍ HẠT NHÂN HOẶC SỰ CAN THIỆP CỦA NATO, hoặc cả 2.
Tổng thống Putin từng ám chỉ sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân để bảo vệ đất nước khi tuyên bố sẽ "sử dụng tất cả phương tiện sẵn có để chống lại mối đe dọa đối với sự toàn vẹn lãnh thổ của mình". Nhiều nước phương Tây và các chuyên gia vẫn đang tranh luận về mức độ nghiêm trọng của mối đe dọa này.
Dù ông Putin từng nhấn mạnh “không dọa suông”, nhưng chuyên gia Seth Jones từ CSIS cho rằng, có những rủi ro vô cùng lớn khi Nga sử dụng vũ khí hạt nhân, bao gồm bụi phóng xạ ảnh hưởng đến chính lãnh thổ Nga.
Theo ông Jones, ngay cả vũ khí hạt nhân chiến thuật cũng đem lại rủi ro khủng khiếp, vượt hơn hẳn lợi ích tiềm tàng.
Ông Jones nói: “Có quá nhiều rủi ro khi chạm tới điều cấm kỵ hạt nhân - những rủi ro về chính trị, ngoại giao. Tôi nghĩ, Hoa Kỳ đã thể hiện lập trường mạnh mẽ rằng, nếu Nga dùng đến át chủ bài hạt nhân, ván bài ngay lập tức sẽ kết thúc với kết quả khủng khiếp”.
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan từng cảnh báo đanh thép với Nga rằng: “Nếu Moskva vượt qua giới hạn này, họ sẽ phải chịu hậu quả thảm khốc. Mỹ sẽ đáp trả dứt khoát”.
Không rõ NATO sẽ phản ứng như thế nào với tình huống giả định là vũ khí hạt nhân bị sử dụng. Theo trang tin Insider, một quan chức cấp cao NATO từng tiết lộ, việc Nga tấn công hạt nhân ở Ukraine sẽ dẫn tới “phản ứng vật lý” của khối liên minh.
Tuy nhiên, ông Jones nói, nếu NATO tuyên chiến với Nga, điều đó có thể dẫn tới đại chiến thế giới mà nhiều nước khác có nguy cơ bị cuốn vào, bao gồm Trung Quốc. Đó là một kịch bản “ác mộng” mà NATO muốn tránh bằng mọi giá.
Thay vì tấn công đáp trả Nga, khối liên minh phương Tây có thể đưa ra phản ứng trước hết là tăng cường trừng phạt tối đa Moskva và gửi nhiều vũ khí uy lực hơn cho Ukraine.
Trên đây là 6 kịch bản mà nhà phân tích Seth Jones dự báo có thể xảy ra sau xung đột Ukraine. Chúng bao gồm: 1 - ngừng bắn, 2 - hiệp ước hòa bình, 3 - Nga thắng, 4 - Ukraine thắng, 5 - cuộc chiến tiêu hao kéo dài và 6 - Nga dùng vũ khí hạt nhân hoặc NATO tham chiến. Mỗi kịch bản đều tiềm ẩn nguy cơ và rủi ro đáng kể, khiến cho không chỉ Ukraine mà các bên hậu thuẫn Kyiv cũng cảm thấy vô cùng lo ngại.
 

Notrussiandude

Yếu sinh lý
Kịch bản 6 và cũng là kịch bản cuối cùng mà chuyên gia viện nghiên cứu CSIS đưa ra. Nó cũng là kịch bản đen tối nhất, đề cập NGA SỬ DỤNG VŨ KHÍ HẠT NHÂN HOẶC SỰ CAN THIỆP CỦA NATO, hoặc cả 2.
Tổng thống Putin từng ám chỉ sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân để bảo vệ đất nước khi tuyên bố sẽ "sử dụng tất cả phương tiện sẵn có để chống lại mối đe dọa đối với sự toàn vẹn lãnh thổ của mình". Nhiều nước phương Tây và các chuyên gia vẫn đang tranh luận về mức độ nghiêm trọng của mối đe dọa này.
Dù ông Putin từng nhấn mạnh “không dọa suông”, nhưng chuyên gia Seth Jones từ CSIS cho rằng, có những rủi ro vô cùng lớn khi Nga sử dụng vũ khí hạt nhân, bao gồm bụi phóng xạ ảnh hưởng đến chính lãnh thổ Nga.
Theo ông Jones, ngay cả vũ khí hạt nhân chiến thuật cũng đem lại rủi ro khủng khiếp, vượt hơn hẳn lợi ích tiềm tàng.
Ông Jones nói: “Có quá nhiều rủi ro khi chạm tới điều cấm kỵ hạt nhân - những rủi ro về chính trị, ngoại giao. Tôi nghĩ, Hoa Kỳ đã thể hiện lập trường mạnh mẽ rằng, nếu Nga dùng đến át chủ bài hạt nhân, ván bài ngay lập tức sẽ kết thúc với kết quả khủng khiếp”.
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan từng cảnh báo đanh thép với Nga rằng: “Nếu Moskva vượt qua giới hạn này, họ sẽ phải chịu hậu quả thảm khốc. Mỹ sẽ đáp trả dứt khoát”.
Không rõ NATO sẽ phản ứng như thế nào với tình huống giả định là vũ khí hạt nhân bị sử dụng. Theo trang tin Insider, một quan chức cấp cao NATO từng tiết lộ, việc Nga tấn công hạt nhân ở Ukraine sẽ dẫn tới “phản ứng vật lý” của khối liên minh.
Tuy nhiên, ông Jones nói, nếu NATO tuyên chiến với Nga, điều đó có thể dẫn tới đại chiến thế giới mà nhiều nước khác có nguy cơ bị cuốn vào, bao gồm Trung Quốc. Đó là một kịch bản “ác mộng” mà NATO muốn tránh bằng mọi giá.
Thay vì tấn công đáp trả Nga, khối liên minh phương Tây có thể đưa ra phản ứng trước hết là tăng cường trừng phạt tối đa Moskva và gửi nhiều vũ khí uy lực hơn cho Ukraine.
Trên đây là 6 kịch bản mà nhà phân tích Seth Jones dự báo có thể xảy ra sau xung đột Ukraine. Chúng bao gồm: 1 - ngừng bắn, 2 - hiệp ước hòa bình, 3 - Nga thắng, 4 - Ukraine thắng, 5 - cuộc chiến tiêu hao kéo dài và 6 - Nga dùng vũ khí hạt nhân hoặc NATO tham chiến. Mỗi kịch bản đều tiềm ẩn nguy cơ và rủi ro đáng kể, khiến cho không chỉ Ukraine mà các bên hậu thuẫn Kyiv cũng cảm thấy vô cùng lo ngại.
T nghiêng về kịch bản 1, Nga ép U ký đúng cái thoả thuận tháng 3 năm ngoái . Chứ để Nga dứt điểm U t nghĩ là khó, và thằng Nga cũng thừa hiểu kiểm soát gần chục triệu dân thù địch với mình ở tây U chả giải quyết đc gì,cơ bản miền tây U toàn mấy thằng phế vật làm nông vs làm đĩ , hai món đó thì đcm Nga đéo thiếu
 
Bên trên