Cà Chớn
中国
...Sau nhiều năm thả lỏng cho “kinh tế thị trường” tự do phát triển, TQ đã nhanh chóng trở thành một trong những XH bất bình đẳng nhất thế giới - với 1% dân số giàu nhất nắm giữ khoảng 31% tài sản của cả nước (chỉ thua một chút so với mức 35% ở Mỹ). Trong khi vẫn còn tới 600 triệu người đang sống với mức thu nhập dưới 1.000 nhân dân tệ/tháng. Các tập đoàn công nghệ khổng lồ thì thiết lập vị trí độc quyền mạnh mẽ (thậm chí lên đến 90% thị phần) và bắt đầu tìm cách bóp nghẹt mọi sự cạnh tranh lành mạnh. Ở nông thôn , truyền thống gắn bó gia đình và cộng đồng kéo dài hàng thế kỷ đã bị phá vỡ khi lớp trẻ đổ xô về thành phố tìm việc làm, để lại ruộng vườn, trẻ con và người già cô đơn không ai chăm sóc. Trong khi đó ở thành phố , giới trẻ bị vỡ mộng với thực tế phũ phàng của thị trường BĐS quá sức bong bóng, nơi giá nhà đất càng ngày càng bị đẩy lên cao đến mức không thể với tới, một bong bóng tài sản khổng lồ đe dọa nền kinh tế.
Cảm thấy cô đơn và không thể tiến lên được trong một xã hội tiêu thụ tàn nhẫn , giới trẻ Trung Quốc ngày càng thấy mình trong một trạng thái tuyệt vọng hư vô được thể hiện qua từ lóng trên mạng "nội quyển" (内卷) - sự quay cuồng tuyệt vọng trong một cuộc đua vô tận, nơi mọi nỗ lực đều chỉ là vô nghĩa. Sự bất mãn ngấm ngầm này đã dẫn đến phong trào "nằm phẳng" ( 躺平), nơi những người trẻ tuổi chọn cách từ bỏ cuộc đua và chỉ làm những gì tối thiểu đủ để tồn tại. Còn lại dành thời gian để chìm đắm trong thế giới ảo, trở thành những bóng ma vật vờ trong chính xã hội của mình.
Đời sống khó khăn, giá nhà đất thì cao trên trời, chi phí nuôi con thì lớn đã phá vỡ mô hình gia đình truyền thống của TQ - không còn ai muốn kết hôn nữa và tỷ lệ sinh sản giảm xuống chỉ còn 1,3 trẻ em trên mỗi phụ nữ, thấp hơn cả Nhật Bản và chỉ cao hơn Hàn Quốc - mức thấp nhất thế giới. Mọi nỗ lực hỗ trợ hay kêu gọi của chính phủ đều chỉ nhận lại được những lời châm biếm và chế nhạo từ giới trẻ - “Họ vẫn chưa biết rằng hầu hết thanh niên đều đang kiệt sức chỉ để tự nuôi sống mình sao?”, giới trẻ trả lời. Gia đình kiểu DINK (2 thu nhập, không có con) là phổ biến, và thậm chí cực đoan nhất, có những người tự triệt sản mình để từ chối trách nhiệm duy trì nòi giống cho gia đình .
Và như thế, cơn ác mộng mà Vương Hỗ Ninh đã nhìn thấy ở nước Mỹ, giờ đang bắt đầu hiển hiện tại TQ - chênh lệch giàu nghèo lớn, sự xuất hiện của tầng lớp tài phiệt không thể bị khống chế, văn hóa suy đồi, chủ nghĩa cá nhân hư vô, và sự thương mại hóa cao độ của mọi giá trị XH.
Lãnh tụ Tập Cận Bình, một người đã từng từ chối đi Anh định cư để về nông thôn (và bị vợ bỏ vì chuyện đó) khi lên ngôi đã tỏ ý "ghê tởm trước sự thương mại hóa toàn diện của XH Trung Quốc, với các đại gia mới nổi, giới quan chức tham nhũng, và sự thiếu vắng phẩm giá và tự trọng của XH, còn mạng Internet và giới showbiz thì tràn ngập ma túy và mại dâm”. Ông tìm thấy sự đồng cảm trong những ý tưởng của Vương và dần dần trở thành cặp bài trùng không thể tách rời. “Nhà là để ở, không phải để đầu cơ” là một trong những chủ trương lớn được ra đời. Cặp đôi Tập - Vương đã chính thức tuyên chiến với 5% những người giàu nhất TQ để phục vụ cho lợi ích của 95% người còn lại.
______________________________
Các sinh viên TQ phải dạy học cho trẻ em nghèo. Theo quy định của nhà nước, mỗi sinh viên ĐH sẽ phải dành ít nhất 42 GIỜ MỖI NĂM (từ năm 3) để dạy kèm và giúp đỡ trẻ em nghèo vượt qua các kỳ thi, trong những trung tâm được cung cấp thực phẩm, quần áo, giày dép, thiết bị học tập và gia sư hoàn toàn miễn phí. Chi phí duy trì được đóng góp bởi các tập đoàn công nghệ lớn (như Alibaba 15 tỷ đô, Tencent 7.7 tỷ, JD 8.7 tỷ...) .
Từ năm 2019 đến nay, đã có khoảng 11 triệu trẻ em nghèo đã được giáo dục, chăm sóc và dạy nghề kiểu này, giúp chúng vượt ra khỏi tầng lớp thu nhập thấp.
Cảm thấy cô đơn và không thể tiến lên được trong một xã hội tiêu thụ tàn nhẫn , giới trẻ Trung Quốc ngày càng thấy mình trong một trạng thái tuyệt vọng hư vô được thể hiện qua từ lóng trên mạng "nội quyển" (内卷) - sự quay cuồng tuyệt vọng trong một cuộc đua vô tận, nơi mọi nỗ lực đều chỉ là vô nghĩa. Sự bất mãn ngấm ngầm này đã dẫn đến phong trào "nằm phẳng" ( 躺平), nơi những người trẻ tuổi chọn cách từ bỏ cuộc đua và chỉ làm những gì tối thiểu đủ để tồn tại. Còn lại dành thời gian để chìm đắm trong thế giới ảo, trở thành những bóng ma vật vờ trong chính xã hội của mình.
Đời sống khó khăn, giá nhà đất thì cao trên trời, chi phí nuôi con thì lớn đã phá vỡ mô hình gia đình truyền thống của TQ - không còn ai muốn kết hôn nữa và tỷ lệ sinh sản giảm xuống chỉ còn 1,3 trẻ em trên mỗi phụ nữ, thấp hơn cả Nhật Bản và chỉ cao hơn Hàn Quốc - mức thấp nhất thế giới. Mọi nỗ lực hỗ trợ hay kêu gọi của chính phủ đều chỉ nhận lại được những lời châm biếm và chế nhạo từ giới trẻ - “Họ vẫn chưa biết rằng hầu hết thanh niên đều đang kiệt sức chỉ để tự nuôi sống mình sao?”, giới trẻ trả lời. Gia đình kiểu DINK (2 thu nhập, không có con) là phổ biến, và thậm chí cực đoan nhất, có những người tự triệt sản mình để từ chối trách nhiệm duy trì nòi giống cho gia đình .
Và như thế, cơn ác mộng mà Vương Hỗ Ninh đã nhìn thấy ở nước Mỹ, giờ đang bắt đầu hiển hiện tại TQ - chênh lệch giàu nghèo lớn, sự xuất hiện của tầng lớp tài phiệt không thể bị khống chế, văn hóa suy đồi, chủ nghĩa cá nhân hư vô, và sự thương mại hóa cao độ của mọi giá trị XH.
Lãnh tụ Tập Cận Bình, một người đã từng từ chối đi Anh định cư để về nông thôn (và bị vợ bỏ vì chuyện đó) khi lên ngôi đã tỏ ý "ghê tởm trước sự thương mại hóa toàn diện của XH Trung Quốc, với các đại gia mới nổi, giới quan chức tham nhũng, và sự thiếu vắng phẩm giá và tự trọng của XH, còn mạng Internet và giới showbiz thì tràn ngập ma túy và mại dâm”. Ông tìm thấy sự đồng cảm trong những ý tưởng của Vương và dần dần trở thành cặp bài trùng không thể tách rời. “Nhà là để ở, không phải để đầu cơ” là một trong những chủ trương lớn được ra đời. Cặp đôi Tập - Vương đã chính thức tuyên chiến với 5% những người giàu nhất TQ để phục vụ cho lợi ích của 95% người còn lại.
______________________________
Các sinh viên TQ phải dạy học cho trẻ em nghèo. Theo quy định của nhà nước, mỗi sinh viên ĐH sẽ phải dành ít nhất 42 GIỜ MỖI NĂM (từ năm 3) để dạy kèm và giúp đỡ trẻ em nghèo vượt qua các kỳ thi, trong những trung tâm được cung cấp thực phẩm, quần áo, giày dép, thiết bị học tập và gia sư hoàn toàn miễn phí. Chi phí duy trì được đóng góp bởi các tập đoàn công nghệ lớn (như Alibaba 15 tỷ đô, Tencent 7.7 tỷ, JD 8.7 tỷ...) .
Từ năm 2019 đến nay, đã có khoảng 11 triệu trẻ em nghèo đã được giáo dục, chăm sóc và dạy nghề kiểu này, giúp chúng vượt ra khỏi tầng lớp thu nhập thấp.