• Nhóm kín víp prồ, đỉnh của chóp 👉 xamvn

Bác Tô Nâm tiếp xúc cử tri tại huyện Văn Giang ,Hưng Yên và tặng 50 bộ máy tính cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Văn Giang

VIP000

Thạc sĩ
Chiều 17-10, chuẩn bị cho kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Nâm cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hưng Yên đã tiếp xúc cử tri tại huyện Văn Giang. Buổi tiếp xúc có sự tham dự của nhiều lãnh đạo trung ương và địa phương.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp xúc cử tri Hưng Yên - Ảnh 1.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Nâm chào cử tri huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên - Ảnh: TTXVN

Đất nước thêm nhiều thành tựu mới
Tại buổi tiếp xúc, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Nâm đã thông báo với cử tri về tình hình phát triển tích cực của đất nước. Theo đó Việt Nam đang trên đà phát triển tốt, nhanh và bền vững. Từ một nền kinh tế lạc hậu, Việt Nam đã vươn lên lọt vào top 40 nền kinh tế hàng đầu thế giới, với quy mô thương mại trong top 20 quốc gia.

Về quan hệ đối ngoại, Tổng Bí thư cho biết từ một đất nước bị bao vây cô lập, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 193 quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc. Đặc biệt, nước ta có quan hệ Đối tác chiến lược và Đối tác toàn diện với 30 nước, trong đó có tất cả các nước lớn. Việt Nam cũng là thành viên tích cực của trên 70 tổ chức khu vực và quốc tế.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Nâm khẳng định an sinh xã hội được đảm bảo, thực hiện mục tiêu không ai bị bỏ lại phía sau, tin tưởng vào tương lai phát triển của đất nước, hướng tới mục tiêu trở thành nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp xúc cử tri Hưng Yên - Ảnh 2.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Nâm phát biểu tại Hội nghị Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV - Ảnh: TTXVN
Tổng Bí thư bày tỏ vui mừng khi những năm gần đây, Hưng Yên là một trong những tỉnh ngày càng phát triển, đường sá được mở rộng, công trình văn hóa được xây dựng, công tác quốc phòng, an ninh chính trị được giữ vững và trở thành nơi đáng sống.

Đặc biệt, Tổng Bí thư đánh giá cao sự phát triển của huyện Văn Giang. Với lợi thế giáp thủ đô Hà Nội, những năm qua, Văn Giang đã vươn mình trở thành "điểm sáng" trong phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới của tỉnh. Năm 2023, Văn Giang được Thủ tướng Chính phủ công nhận là huyện nông thôn mới nâng cao, là huyện đầu tiên của tỉnh Hưng Yên đón nhận vinh dự này.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp xúc cử tri Hưng Yên - Ảnh 3.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Nâm tặng 50 bộ máy tính cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Văn Giang - Ảnh: TTXVN
 

VIP000

Thạc sĩ
Chủ thớt
Tổng Bí thư bày tỏ vui mừng khi những năm gần đây, Hưng Yên là một trong những tỉnh ngày càng phát triển, đường sá được mở rộng, công trình văn hóa được xây dựng, công tác quốc phòng, an ninh chính trị được giữ vững và trở thành nơi đáng sống.
:)) :)) =)) nơi đáng sống
 
1-6-300x152.png


Tiếng Việt không ít những thành ngữ (ví von) liên hệ đến đặc tính của nhiều con vật hiền lành và quen thuộc: Ăn như heo, ăn như mèo, nhát như cáy, gáy như dế, khóc như ri, lủi như trạch, chạy như ngựa, bơi như rái, khỏe như voi, hỗn như gấu, chậm như rùa, lanh như tép, ranh như cáo, câm như hến …

Dù có trải qua thêm hàng ngàn hay hàng triệu năm tiến hóa, và thích nghi để sinh tồn chăng nữa – có lẽ – sóc vẫn cứ nhanh, sên vẫn cứ yếu, cú vẫn cứ hôi, lươn vẫn cứ trơn, đỉa vẫn cứ dai, thỏ vẫn cứ hiền, cá vẫn cứ tanh, chim vẫn cứ bay, cua vẫn cứ ngang (thôi) nhưng hến thì chưa chắc đã câm đâu nha.

Tôi xém hết hồn/ hết vía khi xem bộ phim tài liệu (Secret World of Sound) mới được Netflix trình chiếu lần đầu, vào hôm 25 tháng 2 năm 2024 vừa qua. Ai mà dè chúng ta lại có thể nghe được tiếng dậm chân của kiến, tiếng đập bụng của ong, như một phương cách để thông tin cho đồng loại. Người ta còn thu âm được tiếng đồng ca của cá, và ngay cả đến tiếng kêu réo của đám sấu con (phát ra từ trứng) để báo cho cá sấu mẹ biết là chúng sắp tách vỏ chào đời.

Loài hến (dám) chả câm đâu đấy?

Với kỹ thuật hiện đại và những thiết bị tân kỳ (cameras and laser vibrometers) mai mốt, không chừng, chúng ta cũng sẽ nghe được cả tiếng của giống hến luôn. Trong thế giới động vật (dường như) chả loài nào hoàn toàn câm nín cả, con thú nào cũng có nhu cầu và khả năng tương giao bằng âm thanh, chẳng qua là thính giác của chúng ta quá kém nên không nghe được đấy thôi. Họa hoằn mới có trường hợp cá biệt. Ở Việt Nam, có một giống chim bỗng dưng lại hoàn toàn nín bặt – theo như lời tâm sự buồn phiền của một nhà giáo (và nhà báo) từ đất nước này:

“Đêm trong núi lạnh, ngồi nói chuyện với anh Hoàng Tuấn Công. Về những cánh rừng đã mất. Anh Công hỏi mình, ở đây giờ còn (chim) cuốc không. Mình nói còn, thi thoảng vẫn thấy chúng lủi nhanh qua những bờ bụi. Có nghe thấy tiếng chúng kêu không? Không.

– Ừ, cuốc giờ không còn kêu nữa.

Bỗng giật mình, đúng rồi, đã bao lâu mình không nghe tiếng cuốc dù vẫn thấy chúng đây đó nơi chân đồi đồng bãi… Chúng lủi đi và sống trong im lặng. Rừng đã hết, con người có mặt khắp nơi cùng súng và bẫy rập. Cuốc phải ngậm chặt miệng để giữ lấy sinh mạng, vì tiếng kêu là lời mời gọi tử thần. Đó là một bước “tiến hóa” oan nghiệt…

Chim cuốc còn đó mà tiếng cuốc đã chôn vào u tịch mang mang. Không có cái chết nào đáng sợ hơn thế, không sự hủy diệt nào thảm khốc hơn thế, khi một giống loài phải từ bỏ tiếng gọi đồng loại và tiếng gọi nhân tình của mình trong lau lách mù tăm”
. (Thái Hạo – “Chim Cuốc Không Còn Kêu Nữa”. Tiếng Dân – 15/02/2022).

Tình trạng “đáng sợ” và “thảm khốc” này không chỉ xảy ra riêng với chim chóc. Với loài người cũng thế, lắm kẻ cũng đang phải sống trong nín lặng (“phải ngậm chặt miệng để giữ lấy sinh mạng”) chả khác gì muông thú cả. Dưới chế độ hiện hành ở Việt Nam, tiếng nói của người dân (kể cả những tiếng kêu cứu hay kêu thương thảm thiết) đều có thể bị nhà cầm quyền suy diễn là hay quy chụp là “tuyên truyền chống nhà nước” và trừng phạt nặng nề.

Ngày 6 tháng 1 năm 2021, Tạp Chí Luật Khoaái ngại loan tin: “Ba mươi bẩy năm tù cho ba nhà báo tự do. Chỉ sau nửa ngày nghị án, tòa đã tuyên nhà báo Phạm Chí Dũng mức án 15 năm tù, nhà báo Nguyễn Tường Thụy và nhà báo Lê Hữu Minh Tuấn cùng mức án 11 năm tù. Ngoài án tù, cả ba người còn bị tuyên phạt ba năm quản chế. Các mức án được đưa ra cho tội danh ‘làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam’ theo Khoản 2, Điều 117, Bộ luật Hình sự”.

Chúng tôi đã có dịp đề cập đến nhà báo Nguyễn Tường Thụy (và hy vọng sẽ có bài viết về T.S Phạm Chí Dũng trong tương lai gần, nếu sức khỏe cho phép) nên những dòng chữ còn lại của trang sổ tay hôm nay xin được ghi thêm đôi lời về thành viên trẻ nhất của Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam: Lê Hữu Minh Tuấn (LHMT) sinh ngày 20 tháng 3 năm 1989.

Tạp Chí Luật Khoa cho biết: “Ông Tuấn bị bắt tạm giam vào ngày 12/6/2020, khoảng ba tuần sau khi công an bắt giữ ông Thụy. Lúc bị bắt, ông Tuấn đang theo học bằng cử nhân thứ hai của mình tại trường Đại học Luật Hà Nội. Trước đó, Tuấn tốt nghiệp cử nhân khoa học lịch sử tại Đại học Đà Nẵng.

Cáo trạng của Viện Kiểm sát cho rằng, ông Tuấn đã tham gia điều hành Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam từ tháng 8/2014. Ông bị cáo buộc đã viết sáu bài báo có nội dung xúc phạm uy tín của Đảng cơm sườn Việt Nam, nhà nước, danh dự lãnh đạo của các cấp chính quyền. Tương tự như cáo buộc đối với ông Dũng và ông Thụy, Viện Kiểm sát cũng không nói rõ đó là những bài viết nào
”.

Có lẽ chỉ cần 1 bài báo không viết theo chỉ đạo, và phổ biến ngoài lề là đã “xúc phạm uy tín của Đảng cơm sườn Việt Nam, nhà nước, danh dự lãnh đạo của các cấp chính quyền” rồi, chớ cần chi tới 6 bài. Tội danh chính của LHMT và đồng nghiệp là đã phạm vào điều tối kỵ (taboo) của chế độ hiện hành: “Đã tham gia điều hành Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam”.

Facebook Anh Dung Lam buồn bã kết luận: “Việt Nam vừa mới bỏ tù ba nhà báo của Hội Báo Chí Độc Lập. Tất cả những gì có liên quan đến hai chữ Độc Lập đều từ từ đưa vào chốn lao ngục vài chục năm trở lên”.

2-1-300x147.png


Chắc hẳn LHMT cũng biết cái giá của sự “độc lập” trong chế độ hiện hành nhưng ông còn chọn lựa nào khác, như đã từng khẳng định: “Những người ngồi tù vì lên tiếng có thể chưa phải là giới tinh hoa về học thức và địa vị xã hội, nhưng họ chính là mầm mống xây dựng một xã hội văn minh, đạo đức, dân chủ, và tự do hơn …

Bởi họ, những người bị giam cầm chỉ có đúng một mong muốn lan toả tinh thần phá bỏ sự tự nguyên giam cầm của đại đa số người dân trong một nhà tù của xã hội. Khi tư duy, ý chí, nhu cầu về quyền tự do con người bị co hẹp, run rẩy trước quyền lực nhà nước. Thế nên con số tù chính trị vượt lên trên 200 con người vừa là bi kịch của xã hội, nhưng lại là hồng phúc thực sự của một đất nước trong tương lai”
.

Vâng, đúng thế. Bởi không có sự hy sinh cao cả như thế thì dân Việt biết trông vào đâu để vẫn còn có thể giữ được chút niềm tin về tương lai của dân tộc và đất nước! Tuy thế, hiện trạng suy kiệt sức khỏe LHMT vẫn khiến cho bất cứ ai cũng phải xót xa và vô cùng quan ngại:

– Tổ Chức Phóng viên Không Biên giới (RSF): “Chúng tôi kêu gọi cộng đồng quốc tế tăng cường áp lực đối với chính phủ Hà Nội cho ông Tuấn được tạm tha vì lý do y tế cũng như bảo đảm ông này được trả tự do trước khi quá muộn”.

– Tổ Chức Giám Sát Nhân Quyền (HRW): “Việc Lê Hữu Minh Tuấn thực hiện quyền của mình lẽ ra không nên bị coi là tội phạm. Do vậy, nếu ông chết trong tù thì chính quyền Việt Nam phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc hủy hoại tính mạng của ông và những thiệt hại sau đó đối với gia đình ông”.

Trong khi thiên hạ đang tìm kiếm mọi phương cách để có thể nghe ra sự bí mật trong thế giới âm thanh của muôn loài (kể cả côn trùng) thì LHMT bị đồng loại bịt miệng và giam cầm cho đến chết chỉ vì ông đã khẳng khái lên tiếng:

“Tôi và những người như tôi nào đòi hỏi một cuộc cách mạng bạo lực như những nhà lý luận Marxist chỉ ra dù đang đứng trong một xã hội tồn tại quá nhiều kẻ hở bất công, phi lý, bất bình đẳng. Tôi và những người như tôi chỉ đòi hỏi quyền tự do, cái quyền được ghi chễm chệ trong điều 25 hiến pháp nhà nước”
 
Buổi thăm gặp em trai tôi, Trịnh Bá Tư, sau 19 ngày tuyệt thực ở Trại 6, Nghệ An, để đòi chấm dứt chế độ chuồng cọp và thả tù nhân chính trị.


Hôm 16/10/2024, tôi và bố tôi có đến Trại 6, Thanh Chương, Nghệ An để thăm em tôi Trịnh Bá Tư, sau 19 ngày tuyệt thực. Lần tuyệt thực này gồm Tư, anh Bùi Văn Thuận và anh Đặng Đình Bách. Lý do tuyệt thực lần này của ba anh em để đòi hỏi Trại 6 thả tù nhân chính trị và chấm dứt ngay chế độ chuồng cọ, phủy hoại sức khoẻ, tinh thần và nhân phẩm của các tù nhân chính trị.

Khoảng 8h sáng, xe của trại đón hai bố con tôi vào nhà thăm gặp, để gặp Tư. Giám sát buổi thăm gặp có 5 công an, hai công an nam và một công an nữ giám sát bên Tư, còn bên tôi và bố tôi thì có một công an nữ và một công an nam giám sát. Cuộc nói chuyện phải nói qua điện thoại, qua một tấm kính dày và mờ thỉnh thoảng lại bị ngắt quãng.

Tư nói, anh Đặng Đình Bách có đồng hành tuyệt thực với Tư và anh Thuận 10 ngày thì dừng, do sức khỏe của anh Bách không được tốt, sau hai ngày dừng tuyệt thực thì sức khỏe của anh Bách dần dần phục hồi.

Trong biên bản làm việc với Tư và anh Thuận vào ngày 14/10/2024 trung uý Nguyễn Ngọc Thuận nói, việc mở chuồng cọp chúng tôi sẽ xem xét, tuỳ vào thái độ của các anh.

Ngày 28/9/2024 trung uý Thuận nói, các anh như thế này là không ôn hoà, trong khi đó ba anh em đều rất ôn hoà.

Ngày 13/10/2024 cán bộ y tế là trung tá Vũ Quang Quyết, số hiệu 089941, khám sức khỏe của Tư, cân nặng 60kg, phổi rì rào phế nang rõ, tuần hoàn T1, T2 đều rõ, huyết áp 125/70, mạch 80 lần/phút, hiện tại cân nặng của Tư sụt từ 68kg xuống còn 59kg.

Về tình hình của anh Thuận thì anh Thuận đau khớp nhiều, anh Thuận cũng sút cân như Tư.

Ngày 13/10/2024 họp tổ A, mọi người tổ A đề xuất có chế độ chăm sóc y tế cho anh Thuận, vì năm sáu ngày anh Thuận đau khớp nặng. Khớp tay, khớp gối của anh Thuận đau cả đêm không ngủ được.

Anh em tổ A đề nghị đối thoại lãnh đạo trại, đề nghị cải thiện chế độ giam giữ, anh em tổ A rất lo lắng bệnh khớp của anh Thuận biến chứng nguy hiểm. Và dặn vợ anh Thuận gửi thuốc vào cho anh Thuận.

Anh em có khuyên anh Thuận dừng tuyệt thực nhưng anh Thuận vẫn tiếp tục tuyệt thực, tinh thần của anh Thuận thì rất mạnh mẽ. Hai ngày nay thì bệnh của anh Thuận có đỡ hơn chút, có thể đi lại nhẹ được.

Sức khỏe của Tư có giảm sút, nhưng tương đối ổn định, không đau đầu, không đau cơ, không tức ngực, có chóng mặt và hoa mắt. Tư và anh Thuận sẽ vẫn tiếp tục tuyệt thực.

Ngày 14/10/2024 làm việc với trung tá Nguyễn Văn Du, ông Du nói, chủ nhật hàng tuần sẽ mở cửa vài tiếng để anh em ra sân chung tập thể dục, việc mở cửa chuồng cọp, trung tá Du gọi là cửa số 2, sẽ đề xuất lên trên (sẽ trả lời sau).

Ngày 9/10/2024 trại tổ chức khám buồng, đặc biệt khám kỹ thức ăn của Tư và anh Thuận, khám xong thì anh Thuận và Tư đều không có thức ăn gì, cán bộ hỏi thức ăn đâu, Tư bảo cho hết rồi, cán bộ hỏi cho ai, thì Tư bảo cho ai quên mất rồi.

Khi làm việc với trung tá Du thì ông Du nói không có chuồng cọp, đúng là khu hình sự không có chuồng cọp, chỉ khu giam các tù nhân chính trị thì có chuồng cọp. Chứng tỏ các tù nhân chính trị bị phân biệt đối xử.

Tư nói, sẽ dừng tuyệt thực khi thấy sức khỏe của anh Thuận có nguy cơ không ổn.

Tư kể rằng, hôm chú Trần Huỳnh Duy Thức bị cưỡng chế đặc xá thì câu cuối cùng Tư nghe chú Thức nói là “Tư ơi bọn chúng khiêng chú ra rồi”, sau đó Tư cùng các anh em tù chính trị hô to là: “Phản đối cưỡng chế đặc xá chú Thức ra khỏi nhà tù”.

Tôi có đọc nội dung bức thư ngỏ của chú Trần Huỳnh Duy Thức gửi ông Tô Nâm cho Tư nghe.

Tư và anh Thuận, anh Bách gửi lời cảm ơn tới chú Trần Huỳnh Duy Thức cùng các cô, chú, bác, anh, chị và bạn bè, các tổ chức nhân quyền quốc tế, các đại sứ quán đã gửi lời hỏi thăm và động viên tới ba anh em trong lần tuyệt thực ở Trại 6, Nghệ An lần này để đòi hỏi các quyền chính đáng.

Một lần nữa, thay mặt ba gia đình em Trịnh Bá Tư, anh Bùi Văn Thuận, anh Đặng Đình Bách cảm ơn mọi người rất nhiều.
 
Ông Tô Nâm, Tổng bí thư kiêm Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (cho đến ngày 21 tháng 10, ông Lương Cường được Quốc hội Việt Nam bầu vào vị trí Chủ tịch nước thay ông Tô Nâm) vừa dõng dạc tuyên bố: Đảng ta không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của nhân dân. Nhân dân là trung tâm, chủ thể trong mọi chủ trương, đường lối của đảng, mọi sự phấn đấu của đảng, nhà nước, cả hệ thống chính trị chỉ có ý nghĩa khi người dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc[1].
Vào lúc này, với hiện trạng kinh tế – xã hội như đã biết và đang thấy, đa số người Việt có thể tự trả lời vế sau: Cuộc sống của họ có ấm no và hạnh phúc? Còn vế đầu thì không cần ngoái lại phía sau hay nhóng về phía trước, chỉ cần nhìn vào những sự kiện mới nhất, tự nhiên sẽ nhận ra đối tương nào mới là “chủ thể trong mọi chủ trương, đường lối và sự phấn đấu của đảng”?..
***
Trung tuần tháng này, Thanh tra của chính phủ Cộng hòa XHCN Việt Nam (TTCP) công bố kết luận đợt thanh tra về việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất của các doanh nghiệp nhà nước ở Hà Nội, TP.HCM, Bình Dương trong giai đoạn từ 2011 – 2019. Theo đó, cả tám trường hợp bị thanh tra đều xảy ra sai phạm nghiêm trọng đến mức cần phải chuyển cho công an điều tra, truy cứu trách nhiệm hình sự.
Theo những gì đã được hệ thống truyền thông chính thức tại Việt Nam tường thuật thì TTCP không thống kê và không công bố tổng thiệt hại do các loại sai phạm như: Định giá đất thấp hơn nhiều lần so với giá trị thực. Dùng đất làm vốn để góp vào các liên doanh rồi chuyển phần vốn thuộc nhà nước cho đối tác với giá rẻ như bèo. Cố tình làm trái quy hoạch đã được phê duyệt (ví dụ thu hồi đất, giao đất để xây dựng nhà trẻ theo quy hoạch nhưng cuối cùng lại giao đất để xây dựng chung cư thương mại) thành ra không thể hợp thức hóa quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà cho người mua và hành vi này chẳng khác gì lừa đảo. Miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất một cách tùy tiện, chênh lệch do miễn giảm tiền sử dụng đất tùy tiện gây ra thiệt hại từ vài chục ngàn tỉ đến hơn 220.000 ngàn tỉ…
***
Cần lưu ý, đợt thanh tra vừa đề cập chỉ là một trong nhiều đợt thanh tra về việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất của các DNNN khi giải tư (cổ phần hóa). Nếu không xây dựng CNXH thì sẽ không có hệ thống DNNN từ trung ương đến địa phương nhưng DNNN lại là một trong những yếu tố khiến quốc gia lụn bại đến mức Ban Chấp hành Trung ương (BCH TƯ) đảng khóa 10 (2006 – 2011) phải quyết định xóa bỏ tình trạng DNNN độc quyền hoặc được hưởng đặc quyền sản xuất, kinh doanh như “then chốt của nền kinh tế”. Tuy nhiên giải tư lại tạo ra một loại đại họa khác cho xứ sở. Giải tư tạo ra cơ hội cho nhiều cá nhân, nhiều nhóm biến tài sản nhà nước vốn thuộc sở hữu toàn dân thành tài sản riêng mà cả TTCP lẫn Kiểm toán Nhà nước cùng phải thừa nhận đã gây thất thoát “nhiều ngàn tỉ đồng[3].
Song người Việt chưa thể đoạn tuyệt nghiệt duyên với DNNN bởi năm 2021, BCH TƯ đảng khóa này (2021 – 2026) vẫn xác định… phải duy trì DNNN trong các lĩnh vực then chốt, địa bàn quan trọng, quốc phòng, an ninh vì kinh tế nhà nước là công cụ, là lực lượng vật chất quan trọng để nhà nước giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, định hướng, điều tiết, dẫn dắt thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, khắc phục các “khuyết tật” của cơ chế thị trường nhằm bảo đảm bản sắc của kinh tế thị trường theo định hướng XHCN [4]! Bất kể báo cáo của chính phủ về hiệu quả hoạt động của khối DNNN trong năm 2020 tiếp tục cung cấp thêm nhiều số liệu đáng giận: So với năm 2019, tổng vốn đầu tư vào DNNN của nhà nước đã tăng thêm 2% và ở mức khoảng 1 triệu 597 ngàn tỉ đồng, dẫu tổng vốn đầu tư tiếp tục tăng nhưng tổng doanh thu và lãi vẫn tiếp tục giảm rất sâu.
Chỉ so với 2019, tổng doanh thu của khối DNNN trong 2020 giảm khoảng 12 %, tổng lãi tính trước thuế giảm khoảng 22%. Nếu tính riêng năm 2019, khoảng 15% DNNN thuộc nhóm này lỗ nặng, tổng lỗ (lỗ phát sinh) là 15.740 tỉ. Khoảng 21% DNNN rơi vào tình trạng tổn thất tài sản (lỗ lũy kế), tổng giá trị tài sản bị tổn thất khoảng 33.750 tỉ đồng. Cũng theo báo cáo ấy, 73 tập đoàn nhà nước, tổng công ty nhà nước, cộng ty mẹ – con cũng không khá hơn. Tổng lỗ trong năm 2019 của những tập đoàn, tổng công ty, công ty mẹ – con này là 3.262 tỉ. Khoảng 18/73 tập đoàn nhà nước, tổng công ty nhà nước, cộng ty mẹ – con, rơi vào tình trạng tổn thất tài sản (lỗ lũy kế), tổng giá trị tài sản bị tổn thất khoảng 17.500 tỉ đồng. Đó là chưa kể những DNNN độc lập do bộ, ngành chính quyền địa phương trông coi, mức độ thua lỗ trong năm 2019 khoảng 2.000 tỉ đồng nữa [5]
***
Cho dù thực tế buộc giới lãnh đạo đảng CSVN phải đẩy DNNN từ vị trí… “chủ đạo của nền kinh tế” sang… “giữ vai trò. then chốt khi xây dựng kinh tế thị trường theo định hướng XHCN để khắc phục các khuyết tật của cơ chế thị trường” nhưng dù được bơm và đã hút gần như toàn bộ nội lực quốc gia song DNNN chỉ dẫn đầu về… chỉ số nợ – tổng nợ/tổng vốn (3,6 lần), hơn gấp đôi so với doanh nghiệp có vốn đầu tư ngoại quốc – FDI (1,6 lần) và gần gấp đôi doanh nghiệp tư nhân (2 lần). Bạch thư về Doanh nghiệp 2021 do Tổng cục Thống kê công bố cho thấy, DNNN thua doanh nghiệp tư nhân nhiều tiêu chí liên quan đến hiệu quả hoạt động như chỉ số quay vòng vốn (tổng doanh thu thuần/tổng vốn bình quân), hoặc doanh nghiệp FDI về hiệu suất sinh lợi (khả năng sinh lợi của tài sản) [6]
Sau việc làm quốc gia khánh kiệt, “kinh tế thị trường theo định hướng XHCN” mở thêm lối cho nhiều đảng viên trung kiên trở thành tư sản đỏ qua… giải tư! Cuối năm 2020, KTNN công bố kết quả kiểm toán 30 DNNN đã được cổ phần hoá và phát giác, những… lỗ hổng trong định giá, chuyển đổi quyền sở hữu tài sản cả hữu hình lẫn vô hình gây thiệt hại khoảng 30.000 tỉ đồng. Không chỉ mất tiền mà còn mất cả đất đã giao cho DNNN. Về nguyên tắc, nhà nước chỉ là tập thể được ủy nhiệm quản trị – điều hành quốc gia, tiền hay tài sản của nhà nước là tiền và tài sản của dân giao cho nhà nước quản lý, sử dụng. Nợ nần, thất thoát do DNNN gây ra, dân lãnh trọn!
Năm 2022, Thủ tướng Việt Nam phê duyệt “Đề án Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước (DNNN), trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2021-2025” mà mục tiêu chính là thu hồi “ít nhất 248.000 tỉ” để “thực hiện kế hoạch tài chính quốc gia và trả nợ công trong năm năm từ 2021 đến 2025[8]. Đề án khiến những người quan tâm đến quan hệ giữa DNNN với kinh tế quốc gia băn khoăn bởi ước đoán số thu tối thiểu chỉ khoảng “248.000 tỉ” rõ ràng là quá… khiêm tốn. Chẳng lẽ chỉ trong hai năm (2020 và 2021), tổng giá trị của các DNNN giảm đến ¾, từ cả triệu tỉ xuống còn chưa tới ¼ của triệu tỉ, hay con số 248.000 tỉ chỉ là “cơ cấu lại” một số “tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước”, rồi đề án có tính đến những DNNN khác mà tổng giá trị tài sản cỡ vài trăm ngàn tỉ nữa hay không, khi hoàn tất giải tư theo kiểu như đã biết thì còn bao nhiêu?
***
Kết luận mới nhất của TTCP về việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất của các doanh nghiệp nhà nước ở Hà Nội, TP.HCM, Bình Dương từ 2011 – 2019 không chỉ khiến thiên hạ thêm phần ngán ngẩm. Kết luận đó cho thấy, khi đảng còn kiên quyết đeo đuổi mục tiêu xây dựng CNXH để duy trì quyền lãnh đạo toàn diện, tuyết đối thì nội lực quốc gia còn thất tán và sự khốn khổ không có điểm dừng.
 
Chính bản thân tôi cũng đặt ra câu hỏi này khi nghe tin chồng tôi tuyệt thực để đòi mở cửa chuồng cọp.



Đối với tôi, sức khỏe của chồng là điều quý giá nhất, chỉ cần thấy chồng sụt cân, hoặc đau khớp… là tim tôi lại đau nhói. Tôi đã không vui khi biết chồng lấy sức khỏe ra để đánh đổi.

Nhưng khi nghe chồng tả về “chuồng cọp”, một cụm từ được cán bộ xem là nhạy cảm mỗi khi vợ chồng tôi nhắc đến. Nhẹ thì bị nhắc nhở, nặng thì bị dập máy điện thoại. Họ nói rằng không có chuồng cọp nào ở đây.

Ừ thì cũng đúng, ở nhà chồng tôi hiền như con mèo, có phải cọp đâu mà được nhốt vào “chuồng cọp”.

1-69-300x187.jpeg
Thầy giáo Bùi Văn Thuận, một nhà bất đồng chính kiến đã bị kết án 8 năm tù giam và 5 năm quản chế. Nguồn: Trịnh Thị Nhung
Tôi nghe chồng tả nơi giam giữ mà tôi rùng mình, nước mắt chỉ chực trào ra. Làm gì có “chuồng cọp” ở đây, đó chỉ là căn phòng kín với những lớp cửa, những hàng rào lưới sắt, với mái che kín bưng mà những tia nắng cũng ngại đi qua.

Tôi không dám tưởng tượng làm sao con người có thể sống ở đây. Cái cây cũng cần có nắng mới có thể phát triển, chẳng nhẽ khi vào đây, giá trị con người không bằng cọng cỏ ngoài kia.

Sống trong môi trường thiếu ánh nắng mặt trời, không có không gian để đi lại, tập thể dục, cũng dễ hiểu vì sao bệnh đau khớp của chồng ngày càng trở nặng. Không chỉ ảnh hưởng đến xương khớp, thiếu vitamin D còn gây ra bệnh trầm cảm, suy nhược cơ, đau nhức răng, làm suy yếu hệ miễn dịch… và vô vàn căn bệnh khác.

Chồng tôi không thể nào tiếp tục nằm đó và chờ đợi cho sức khỏe ngày càng suy kiệt. Tất nhiên, người làm sai luật giam giữ, không phải là chồng tôi.

Nhưng có cách nào để chồng tôi phản đối sự ngược đãi ấy? Bao nhiêu lần kiến nghị lên lãnh đạo mà có thay đổi được gì?

Và tuyệt thực là cách cuối cùng để chồng tôi phản đối sự ngược đãi từ phía Trại 6, Nghệ An.

Sau hơn 20 ngày tuyệt thực, chồng tôi có lẽ không thể tự bước đi nổi. Đổi lại, quản giáo Nguyễn Ngọc Thuận nói rằng sẽ mở cửa chuồng cọp “tùy vào thái độ”.

“Tùy vào thái độ” có nghĩa là gì, là phải “ngoan ngoãn” chờ ai đó ban phát ân huệ cho mình sao. Chồng tôi phải ngoan như thế nào, phải ngoan trong bao lâu để cầu mong họ làm đúng luật, mong họ đối xử nhân đạo.

Chẳng phải nguyên nhân khiến giáo dục thối nát, môi trường ô nhiễm, tài nguyên suy kiệt… như hiện tại cũng vì một phần thế hệ đi trước đã rất “ngoan” hay sao?

Tôi thật sự thấy mình nhỏ bé, tôi bất lực trước tình cảnh của chồng.

Có thể lần tuyệt thực này của chồng tôi sẽ thất bại, “chuồng cọp” kia vẫn sẽ bị đóng kín, nhưng tôi và cả chồng đều sẽ không hối hận. Vì ít ra trong hoàn cảnh khốn khổ nhất, anh ấy đã không đánh mất bản thân.

Tôi luôn khắc sâu câu nói mà chồng dặn dò tôi gần đây nhất: “Em phải tôn trọng sự thật. Chúng ta đều là những con người yếu thế, nhưng công lý, sự thật, và lẽ phải sẽ trở thành vũ khí của chúng ta“.
 
Bên trên