Chiến dịch tấn công trừng phạt Iran của Israel đã kết thúc?
Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ công bố thiệt hại chính thức của Iran, sau cuộc tấn công đáp trả của Israel vào đêm thứ 5 tuần trước. Theo đó, sau khi xác minh một cách thận trọng, gần như toàn bộ radar các hệ thống phòng không S-300/400 và các cơ sở sản xuất nhiên liệu rắn dùng cho tên lửa của Iran đã bị phá huỷ.
Vậy, tại sao Israel lại chỉ nhắm vào các mục tiêu này trong lần tấn công vừa qua?
- Gần như tuyệt đối các radar giám sát, bắt bám… của các hệ thống phòng không S-300/400 của Iran đã bị phá huỷ. Israel nhắm vào radar phòng không có 3 lý do:
+ Thứ nhất: các hệ thống phòng không tối tân nhất, có đủ sức chiến đấu nhất của Iran là S-300/400 do Nga cung cấp. Trong lúc này, Nga đang bị thiệt hại quá lớn ở Ukraine, nên việc bổ sung ngay các radar của các hệ thống đó cho Iran là điều không thể. Thời gian lấp chỗ trống đó phải tính bằng năm. Như vậy, ít nhất trong 3-6 tháng tới, Iran được xem là “m/;ù” ngay trong không phận của mình
+ Thứ 2: Vì là các hệ thống phòng không có thực lực, nên Iran sử dụng nó để bảo vệ các mục tiêu đặc biệt quan trọng của mình. Việc Israel tấn công phá huỷ radar của các hệ thống phòng không đó một cách chính xác và dễ dàng là lời cảnh báo không chỉ cho Iran, mà còn cho cả Nga rằng không có bất cứ nơi nào có thể làm khó họ
+ Thứ 3: Việc chưa tấn công các mục tiêu là cơ sở hạt nhân hay dầu mỏ chỉ là chưa phải thời điểm chứ không liên quan đến khả năng tác chiến của Israel. Và nó ngay lập tức bị phá huỷ, nếu Israel muốn
- Toàn bộ các nhà máy sản xuất nhiên liệu rắn dùng cho tên lửa của Iran đã bị phá huỷ. Hoa Kỳ khẳng định trong hàng 1-2 năm tới, năng lực sản xuất nhiên liệu rắn dùng cho tên lửa của Iran bị loại bỏ, cho dù Iran có thể còn có các kho dự trữ nhiên liệu khác. Bởi, toàn bộ máy móc, thiết bị cốt lõi để sản xuất ra nhiên liệu đó đều do Trung Quốc cung cấp, và nó lại không phải là thứ có sẵn
Các kết quả đó cũng là yếu tố tác động lớn nhất đến phản ứng của chế độ Iran đối với cuộc tấn công này. Nó không còn ồn ã, hung hăng như trước nữa, mà chỉ còn là lấy lệ và im lặng. Iran chỉ còn ra lời kêu gọi Mỹ và Israel “kiềm chế, không làm phức tạp thêm tình hình”, và nhắc lại rằng Iran đã thông qua bên thứ 3 gửi đến Israel là họ sẽ không đáp trả lại nữa
Về cơ bản, người ta xem như cuộc chiến “ăn miếng, trả miếng” giữa Iran và Israel xem như kết thúc. Nhưng thực tế chưa hẳn đã là như vậy.
Việc Israel yêu cầu Hoa Kỳ cung cấp thêm 1 hệ thống đánh chặn tầm xa THAAD tối tân nhất trong biên chế phòng thủ của Hoa Kỳ và thế giới tưởng chừng là “hoang đường”, nhưng Hoa Kỳ ngay lập tức đáp ứng và hiện đang ở giai đoạn thiết lập trên lãnh thổ Israel, ngay sau khi hệ thống thứ nhất đang trực chiến. Điều đó cho thấy Israel đã kiên quyết loại bỏ năng lực hạt nhân của Iran, và Hoa Kỳ cũng không thể ngăn cản nên buộc phải đảm bảo khả năng phòng thủ tốt nhất cho Israel trong trường hợp Iran trả đũa
Hoa Kỳ hiện chỉ có 7 hệ thống phòng thủ tầm xa THAAD. Trong đó, hiện đã biên chế 1 tại Nhật Bản, 1 tại Hàn Quốc, 2 tại châu Âu và 2 tại Israel. Như vậy, không phận của Hoa Kỳ hiện chỉ còn lại duy nhất 1 hệ thống THAAD, mà không có dự phòng. Tức có nghĩa, nó không đơn giản chỉ để bảo vệ không phận cho Israel trong điều kiện bình thường. Bởi, ngay cả cuộc tấn công dồn dập bằng các loại tên lửa được cho là tiên tiến nhất của Iran vừa qua cũng không làm khó được các hệ thống phòng không của Israel. Vậy lý do duy nhất khi Israel cần đến cùng lúc 2 hệ thống THAAD của Mỹ chính là đề phòng Iran đáp trả tận lực khi bị Israel phá huỷ và vô hiệu hoá năng lực hạt nhân của Iran
Kết luận: lần tấn công vừa qua của Israel là nhằm triệt tiêu tối đa khả năng phản kháng của Iran trong chiến dịch tiếp theo là vô hiệu hoá năng lực hạt nhân của Iran. Dự kiến, chiến dịch của Israel sẽ diễn ra trong 1-2 tháng tới