• Nhóm kín víp prồ, đỉnh của chóp 👉 xamvn

Lao động Việt tại Nhật xoay xở khi đồng Yen mất giá

VIP000

Thạc sĩ
Trong bối cảnh đồng tiền của Nhật rớt giá, nhiều lao động Việt đau đầu khi tiền gửi về gia đình bị sụt giảm nặng, trong khi lương không tăng, chi tiêu lại càng đắt đỏ.
2 năm chật vật
"Đồng Yen rớt giá liên tục, người lao động chúng tôi bị ảnh hưởng nhiều. Ở bên này, cái gì cũng phải chi li tiết kiệm, cắt giảm chi tiêu so với trước. Tiền gửi về nay hẻo hơn hẳn…", anh Đặng Văn Vũ (25 tuổi, quê Gia Lai) kể.
Theo anh Vũ, 2 năm trước, đồng Yen Nhật vẫn ở mức giá 208,97 đồng/Yên, giờ chỉ còn 163,18 đồng/Yen.
Đến Nhật đã tròn 4 năm, giai đoạn này, anh Vũ phải sống trong cảnh thắt lưng buộc bụng nhất. 2 năm trước, mỗi tháng anh gửi về gia đình từ 20-25 triệu đồng, giờ thì cố lắm chỉ được 16-17 triệu.
Tại Nhật, anh Vũ cũng căng vì chi phí sinh hoạt cao, bất cứ món hàng gì cũng đắt đỏ. Tính riêng thực phẩm, giá đã cao gấp 3-4 lần tại Việt Nam. Điều đó khiến không chỉ anh Vũ mà hầu hết người lao động, kể cả người bản sứ cũng phải chần chừ mỗi khi đi siêu thị.
Lao động Việt tại Nhật xoay xở khi đồng Yen mất giá - 1

Tuyển chọn thực tập sinh làm việc tại Nhật Bản theo chương trình IM Japan đợt 1 năm 2023 (Ảnh: Trung tâm lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TB&XH).
Trước đây, anh Vũ làm nhân viên vận hành máy xây dựng. Bước sang năm thứ 4 làm việc tại Nhật, anh chuyển sang làm nhân viên bảo dưỡng ô tô với mức lương 17 Man/tháng (khoảng 27,7 triệu đồng), cộng thêm tiền thưởng 2 lần/năm. Chi tiêu khoảng 5 Man/tháng (tương đương 8,1 triệu đồng), số tiền anh Vũ gom nhặt gửi về quê hiện tại không còn nhiều.
Xa quê với bao quyết tâm, hi vọng đổi đời nhưng lúc này, sau 2 năm gắng gượng, anh chỉ mong tích cóp được đôi chút rồi trở về quê sống cuộc sống yên bình hơn.
"Tôi cũng dự định cuối năm nay sẽ về hẳn, ở Việt Nam làm ăn, một phần lý do là đồng tiền Nhật mất giá, công sức làm không còn được bao nhiêu. Sau nữa, tôi cũng muốn về nước học tập và phát triển công việc theo hướng khác", anh Vũ nói.
Như Trúc (23 tuổi, quê An Giang) sang Nhật làm việc ở tuổi 21, bỏ học đại học để đi lao động, kiếm tiền.
Hiện tại, Trúc đang làm nhân viên tại công ty thực phẩm, chuyên nấu, chế biến suất ăn đóng hộp, với mức lương 22-25 triệu đồng/tháng. Số tiền này đã bao gồm cả giờ tăng ca.
Phải tăng ca cô gái 23 tuổi mới có đủ tiền trang trải cuộc sống, và gửi về cho gia đình theo đúng kế hoạch.
Lao động Việt tại Nhật xoay xở khi đồng Yen mất giá - 2

Đối mặt với công việc áp lực, lao động Việt hiện phải làm việc vất vả hơn để kiếm bù tiền gửi về gia đình (Ảnh: Chương trình hộ lý EPA)
"Những đồng tiền gửi về nay lại vơi thêm. Tôi phải tính toán nhiều khi đi siêu thị. Đặc biệt, những món ăn Việt Nam bây giờ trở thành rất xa xỉ với tôi vì giá quá cao. Thật sự khá hụt hẫng vì giá trị đồng tiền kiếm được thấp so với áp lực công việc", Trúc nói.
Mỗi ngày, Trúc bắt đầu công việc từ 18h, làm thông đến 9h sáng hôm sau.
Đi lao động thế nào có lợi?
Anh H.N. (30 tuổi) từng nhờ bố mẹ vay mượn 200 triệu đồng để sang Nhật làm việc, mong sớm trả hết nợ, có tích cóp đáng kể trước khi về. Nhưng hiện số tiền làm ra chỉ vừa đủ trả nợ chứ không thấy dư. Trước tình hình giá lương thực, thực phẩm tăng cao, tiền điện tăng 40%, N. thấy áp lực.
Đồng Yên rớt giá khiến thu nhập của N. tính ra tiền Việt giảm 7 triệu đồng, từ 29 triệu đồng/tháng xuống còn 22 triệu đồng.
Lao động Việt tại Nhật xoay xở khi đồng Yen mất giá - 3

Dù diễn biến thị trường lao động tại Nhật có những điểm không thuận lợi, nhiều ứng viên vẫn đang gắng chờ ngày xuất cảnh (Ảnh: Nguyễn Vy).
"Xa quê, cuộc sống bon chen mệt mỏi, tôi đặt mục tiêu làm việc để kiếm tiền trả xong nợ, có chút vốn rồi về Việt Nam mở tiệm sửa chữa điện lạnh. Công việc này không cần vốn lớn hay kinh nghiệm nhiều", N. bộc bạch.
Anh Đặng Văn Vũ tự nhận bản thân may mắn hơn vì đã trả được hết số nợ 300 triệu đồng vay mượn để đầu tư đi Nhật. Trả được nợ trong 2 năm sang Nhật, đến 2 năm khó khăn vừa qua thì anh Vũ không để dành được nhiều.
"Bố mẹ ở quê trồng cà phê, cuộc sống chẳng khá giả gì. Mục tiêu của tôi là dành dụm được 500 triệu đồng, giờ được một nửa rồi, tôi muốn về quê mở xưởng sửa chữa ô tô, cưới vợ rồi sống gần bố mẹ lúc ông bà tuổi già sức yếu", anh Vũ tâm sự.
Ngược lại, vừa từ Nhật trở về vài tháng, Đinh Bá Khang cho hay, việc đồng Yen rớt giá không quá ảnh hưởng. Khang đi lao động theo diện thực tập sinh, giờ đang tính năm sau trở lại Nhật với tư cách du học sinh.
"Tôi chỉ tiếc rằng mình không đi du học sớm hơn. Du học sinh sẽ được tự do lựa chọn công việc, được hưởng lương 100% như người Nhật", Khang nói.
Theo Khang, một thực tập sinh làm việc 8 giờ/ngày kiếm được 10-12 Man/tháng (tương đương 16-19 triệu đồng), còn du học sinh chỉ cần làm 4 giờ/ngày là có thể có 13-15 Man/tháng (tức 21-24 triệu đồng).
 

VIP000

Thạc sĩ
Chủ thớt
:)) :)) :)) =)) bọn chủ phát sít Nhật tư bản dãy chết ,,đề nghị các lao động nước đông lào chuyển dịch sang nước khác như nước Nga hay Trung Cộng chẳng hạn,,,,,,,,,,..........................................................
 
Bên trên