VIP000
Thạc sĩ
Tại Lễ trao Giải thưởng Tuổi trẻ sáng tạo trong Quân đội lần thứ 23 vào tháng 5-2023 vừa qua, Trường Sĩ quan Thông tin vinh dự có 8 công trình đề tài sáng kiến được Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị ký quyết định chứng nhận đạt công trình xuất sắc (2 giải nhì, 6 giải ba).
Trong số các công trình đề tài, sáng kiến đạt giải của Trường, sáng kiến mô hình Robot trinh sát đa nhiệm do Thượng sĩ Trần Thanh Tuyền, Học viên Tiểu đoàn 26, Trường Sĩ quan Thông tin làm chủ nhiệm vinh dự đoạt giải nhì.
Đam mê sáng kiến, chế tạo
Theo lời giới thiệu đơn vị, chúng tôi gặp Thượng sĩ Trần Thanh Tuyền khi anh đang miệt mài nghiên cứu và nâng cấp phiên bản mô hình Robot trinh sát đa nhiệm. Qua trao đổi, chúng tôi được biết, ngay từ khi còn là học sinh phổ thông, Trần Thanh Tuyền đã có niềm đam mê nghiên cứu khoa học và khát vọng được vào quân ngũ để cống hiến trong Quân đội. Tháng 8-2019, Trần Thanh Tuyền trúng tuyển vào Trường Sĩ quan Thông tin, qua thời gian học tập, rèn luyện tại Trường, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo, Tuyền và nhóm học viên cùng lớp bắt đầu vừa học vừa tham gia nghiên cứu, chế tạo và sản phẩm mô hình Robot trinh sát đa nhiệm đã hình thành từ đó.
Hình ảnh Robot trinh sát đa nhiệm
Thượng sĩ Trần Thanh Tuyền trình diễn hoạt động của Robot trinh sát đa nhiệm.
Thượng sĩ Trần Thanh Tuyền cho biết: “Hằng ngày được xem các tin tức về cuộc xung đột Nga - Ukraine với việc nhiều vũ khí công nghệ cao được sử dụng hàng loạt trên chiến trường, trong đó có sử dụng các UAV (thiết bị bay không người lái) để phục vụ nhiệm vụ giám sát, theo dõi, thu thập, phân tích và đưa ra các quyết định tiêu diệt mục tiêu ở một khoảng cách xa, với hỏa lực lớn mà không cần người chiến sĩ cầm súng trên chiến trường. Tuy nhiên, UAV sẽ bị hạn chế về tầm nhìn bởi các khối vật cản địa hình nếu bay sát mặt đất. Vì thế tôi đã nảy ra ý tưởng thiết lập Robot địa hình có tính năng tác chiến linh hoạt trên mặt đất với các loại địa hình phức tạp. Ý tưởng này đã thôi thúc tôi và nhóm nghiên cứu chế tạo Robot trinh sát đa nhiệm".
Được biết, trong quá trình thực hiện sản phẩm, Thượng sĩ Trần Thanh Tuyền và nhóm nghiên cứu đã gặp không ít khó khăn, từ khâu đưa ra ý tưởng, đến khi hiện thực hóa ý tưởng thành một sản phẩm là cả một giai đoạn cố gắng nỗ lực, vừa phải tham gia huấn luyện, tập trung cho ôn tập thi cuối năm, cuối khóa, vừa phải bảo đảm tiến độ của sản phẩm. Có những lúc phần mềm lập trình bị lỗi, sắp đến ngày thi, nhóm nghiên cứu phải cố gắng tận dụng thời gian rảnh và học hỏi thêm kinh nghiệm, kiến thức lập trình trên Internet để khắc phục, hoàn thiện sản phẩm tốt nhất.
Tính ứng dụng cao và áp dụng rộng rãi
Đối với Robot trinh sát đa nhiệm được nghiên cứu, thiết kế tối ưu cả về phần cứng và phần mềm, tạo nên nhiều tính năng ưu việt. Cụ thể, phần cứng được thiết kế như một xe tăng chuyên dụng kết hợp với các cảm biến, camera, bộ xử lý trung tâm… tạo nên độ linh hoạt trong cơ động và thực hiện nhiệm vụ. Robot chỉ nặng 5kg, có thể dễ dàng vận chuyển các vật đến điểm mong muốn; tự thiết kế hệ thống lái tự động nên tiết giảm chi phí; thiết lập kênh giám sát chi phí rẻ cho Robot thông thường; đáp ứng một số tính năng kỹ chiến thuật như: Thời gian hoạt động 1,5 - 2 giờ; vận tốc trung bình 5km/giờ; cự ly truyền hình ảnh 350m; cự ly giám sát qua bản đồ vệ tinh 800m; tải trọng mang theo 5kg…
Thượng sĩ Trần Thanh Tuyền (thứ 5, hàng thứ nhất từ phải qua) chụp ảnh cùng thủ trưởng Bộ tư lệnh Binh chủng Thông tin liên lạc tại Lễ trao Giải thưởng Tuổi trẻ sáng tạo trong Quân đội lần thứ 23.
Phần mềm sử dụng các công nghệ hiện đại như INAV (tạo dự án di chuyển), Google Earth (theo dõi vị trí)… giúp xử lý các nhiệm vụ trong thời gian thực. Vì vậy, robot trinh sát có nhiều tính năng nổi trội, như: Dò đường theo bản đồ được lập trình sẵn hoặc qua điều khiển, chụp ảnh, quay phim 360 độ, hình ảnh trinh sát được gửi về trung tâm với thời gian thực hoặc được ghi hình lại thông qua bộ nhớ, với độ nét cao, tốc độ xử lý ảnh tốt; hành trình di chuyển của robot được giám sát tại trung tâm, giúp người chỉ huy theo dõi sát sao hoạt động của robot… Ngoài ra, robot có thể đảm nhiệm các nhiệm vụ khác như: Đo nhiệt độ, độ ẩm, ô nhiễm môi trường, các chất phóng xạ… khi thiết bị được gắn thêm các bộ cảm biến. Robot có thể tự khắc phục địa hình (tránh vật cản) trong quá trình di chuyển thông qua các bộ cảm biến xung quanh; có thể quan sát 360 độ và góc ngẩng khi gắn thêm hệ thống servo (là hệ thống tuân thủ các lệnh một cách trung thực, thực hiện nhiệm vụ nhanh chóng và độ chính xác cao) và bộ điều khiển “góc tà” cho camera. Đặc biệt, Robot có thể hoạt động theo nhiều chế độ làm việc khác nhau như: Chế độ tự động di chuyển theo bản đồ đặt sẵn, có thể di chuyển đến 20 điểm cần tới; chế độ di chuyển thông qua bàn điều khiển khi Robot di chuyển qua những khu vực khó di chuyển; chế độ kiểm soát vị trí Robot…
Do đó trong các điều kiện thực tiễn, sự xuất hiện của Robot trinh sát đa nhiệm đã trở thành một phương tiện, môi trường, điều kiện thuận lợi trong việc tìm kiếm, trinh sát, dò đường với không gian rộng, địa hình phức tạp, con người không trực tiếp tiếp xúc, giúp ích cho công cuộc tìm kiếm cứu nạn hoặc trinh sát thực địa phục vụ cho các nhiệm vụ đặc biệt trong thời bình và trong điều kiện tác chiến rộng lớn, nhanh chóng và khắc nghiệt.
Đại tá, Tiến sĩ Nguyễn Trọng Vĩnh, Phó hiệu trưởng Quân sự Trường Sĩ quan Thông tin cho biết: “Sáng kiến của Thượng sĩ Trần Thanh Tuyền là một sản phẩm cụ thể bao gồm: 1 Robot trinh sát đa nhiệm; 1 bộ điều khiển bằng tay (Trung tâm điều khiển); 1 thiết bị kiểm soát vị trí; 1 bộ sạc nguồn; 1 đĩa CD hướng dẫn cài đặt phần mềm và điều khiển robot. Đây là sáng kiến mang lại hiệu quả sử dụng rộng rãi kể cả lĩnh vực dân sự và quân sự, cả thời bình và thời chiến; phù hợp với xu thế phát triển và ứng dụng của hiện tại và tương lai. Thông qua hoạt động này đã thúc đẩy phong trào nghiên cứu khoa học trong học viên, góp phần vào thành công quá trình chuyển đổi số, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của nhà trường và làm cơ sở thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng Binh chủng Thông tin liên lạc hiện đại, đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”.
Bài, ảnh: MAI ĐÔNG - TUẤN ANH
Trong số các công trình đề tài, sáng kiến đạt giải của Trường, sáng kiến mô hình Robot trinh sát đa nhiệm do Thượng sĩ Trần Thanh Tuyền, Học viên Tiểu đoàn 26, Trường Sĩ quan Thông tin làm chủ nhiệm vinh dự đoạt giải nhì.
Đam mê sáng kiến, chế tạo
Theo lời giới thiệu đơn vị, chúng tôi gặp Thượng sĩ Trần Thanh Tuyền khi anh đang miệt mài nghiên cứu và nâng cấp phiên bản mô hình Robot trinh sát đa nhiệm. Qua trao đổi, chúng tôi được biết, ngay từ khi còn là học sinh phổ thông, Trần Thanh Tuyền đã có niềm đam mê nghiên cứu khoa học và khát vọng được vào quân ngũ để cống hiến trong Quân đội. Tháng 8-2019, Trần Thanh Tuyền trúng tuyển vào Trường Sĩ quan Thông tin, qua thời gian học tập, rèn luyện tại Trường, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo, Tuyền và nhóm học viên cùng lớp bắt đầu vừa học vừa tham gia nghiên cứu, chế tạo và sản phẩm mô hình Robot trinh sát đa nhiệm đã hình thành từ đó.
Hình ảnh Robot trinh sát đa nhiệm
Thượng sĩ Trần Thanh Tuyền trình diễn hoạt động của Robot trinh sát đa nhiệm.
Thượng sĩ Trần Thanh Tuyền cho biết: “Hằng ngày được xem các tin tức về cuộc xung đột Nga - Ukraine với việc nhiều vũ khí công nghệ cao được sử dụng hàng loạt trên chiến trường, trong đó có sử dụng các UAV (thiết bị bay không người lái) để phục vụ nhiệm vụ giám sát, theo dõi, thu thập, phân tích và đưa ra các quyết định tiêu diệt mục tiêu ở một khoảng cách xa, với hỏa lực lớn mà không cần người chiến sĩ cầm súng trên chiến trường. Tuy nhiên, UAV sẽ bị hạn chế về tầm nhìn bởi các khối vật cản địa hình nếu bay sát mặt đất. Vì thế tôi đã nảy ra ý tưởng thiết lập Robot địa hình có tính năng tác chiến linh hoạt trên mặt đất với các loại địa hình phức tạp. Ý tưởng này đã thôi thúc tôi và nhóm nghiên cứu chế tạo Robot trinh sát đa nhiệm".
Được biết, trong quá trình thực hiện sản phẩm, Thượng sĩ Trần Thanh Tuyền và nhóm nghiên cứu đã gặp không ít khó khăn, từ khâu đưa ra ý tưởng, đến khi hiện thực hóa ý tưởng thành một sản phẩm là cả một giai đoạn cố gắng nỗ lực, vừa phải tham gia huấn luyện, tập trung cho ôn tập thi cuối năm, cuối khóa, vừa phải bảo đảm tiến độ của sản phẩm. Có những lúc phần mềm lập trình bị lỗi, sắp đến ngày thi, nhóm nghiên cứu phải cố gắng tận dụng thời gian rảnh và học hỏi thêm kinh nghiệm, kiến thức lập trình trên Internet để khắc phục, hoàn thiện sản phẩm tốt nhất.
Tính ứng dụng cao và áp dụng rộng rãi
Đối với Robot trinh sát đa nhiệm được nghiên cứu, thiết kế tối ưu cả về phần cứng và phần mềm, tạo nên nhiều tính năng ưu việt. Cụ thể, phần cứng được thiết kế như một xe tăng chuyên dụng kết hợp với các cảm biến, camera, bộ xử lý trung tâm… tạo nên độ linh hoạt trong cơ động và thực hiện nhiệm vụ. Robot chỉ nặng 5kg, có thể dễ dàng vận chuyển các vật đến điểm mong muốn; tự thiết kế hệ thống lái tự động nên tiết giảm chi phí; thiết lập kênh giám sát chi phí rẻ cho Robot thông thường; đáp ứng một số tính năng kỹ chiến thuật như: Thời gian hoạt động 1,5 - 2 giờ; vận tốc trung bình 5km/giờ; cự ly truyền hình ảnh 350m; cự ly giám sát qua bản đồ vệ tinh 800m; tải trọng mang theo 5kg…
Thượng sĩ Trần Thanh Tuyền (thứ 5, hàng thứ nhất từ phải qua) chụp ảnh cùng thủ trưởng Bộ tư lệnh Binh chủng Thông tin liên lạc tại Lễ trao Giải thưởng Tuổi trẻ sáng tạo trong Quân đội lần thứ 23.
Phần mềm sử dụng các công nghệ hiện đại như INAV (tạo dự án di chuyển), Google Earth (theo dõi vị trí)… giúp xử lý các nhiệm vụ trong thời gian thực. Vì vậy, robot trinh sát có nhiều tính năng nổi trội, như: Dò đường theo bản đồ được lập trình sẵn hoặc qua điều khiển, chụp ảnh, quay phim 360 độ, hình ảnh trinh sát được gửi về trung tâm với thời gian thực hoặc được ghi hình lại thông qua bộ nhớ, với độ nét cao, tốc độ xử lý ảnh tốt; hành trình di chuyển của robot được giám sát tại trung tâm, giúp người chỉ huy theo dõi sát sao hoạt động của robot… Ngoài ra, robot có thể đảm nhiệm các nhiệm vụ khác như: Đo nhiệt độ, độ ẩm, ô nhiễm môi trường, các chất phóng xạ… khi thiết bị được gắn thêm các bộ cảm biến. Robot có thể tự khắc phục địa hình (tránh vật cản) trong quá trình di chuyển thông qua các bộ cảm biến xung quanh; có thể quan sát 360 độ và góc ngẩng khi gắn thêm hệ thống servo (là hệ thống tuân thủ các lệnh một cách trung thực, thực hiện nhiệm vụ nhanh chóng và độ chính xác cao) và bộ điều khiển “góc tà” cho camera. Đặc biệt, Robot có thể hoạt động theo nhiều chế độ làm việc khác nhau như: Chế độ tự động di chuyển theo bản đồ đặt sẵn, có thể di chuyển đến 20 điểm cần tới; chế độ di chuyển thông qua bàn điều khiển khi Robot di chuyển qua những khu vực khó di chuyển; chế độ kiểm soát vị trí Robot…
Do đó trong các điều kiện thực tiễn, sự xuất hiện của Robot trinh sát đa nhiệm đã trở thành một phương tiện, môi trường, điều kiện thuận lợi trong việc tìm kiếm, trinh sát, dò đường với không gian rộng, địa hình phức tạp, con người không trực tiếp tiếp xúc, giúp ích cho công cuộc tìm kiếm cứu nạn hoặc trinh sát thực địa phục vụ cho các nhiệm vụ đặc biệt trong thời bình và trong điều kiện tác chiến rộng lớn, nhanh chóng và khắc nghiệt.
Đại tá, Tiến sĩ Nguyễn Trọng Vĩnh, Phó hiệu trưởng Quân sự Trường Sĩ quan Thông tin cho biết: “Sáng kiến của Thượng sĩ Trần Thanh Tuyền là một sản phẩm cụ thể bao gồm: 1 Robot trinh sát đa nhiệm; 1 bộ điều khiển bằng tay (Trung tâm điều khiển); 1 thiết bị kiểm soát vị trí; 1 bộ sạc nguồn; 1 đĩa CD hướng dẫn cài đặt phần mềm và điều khiển robot. Đây là sáng kiến mang lại hiệu quả sử dụng rộng rãi kể cả lĩnh vực dân sự và quân sự, cả thời bình và thời chiến; phù hợp với xu thế phát triển và ứng dụng của hiện tại và tương lai. Thông qua hoạt động này đã thúc đẩy phong trào nghiên cứu khoa học trong học viên, góp phần vào thành công quá trình chuyển đổi số, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của nhà trường và làm cơ sở thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng Binh chủng Thông tin liên lạc hiện đại, đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”.
Bài, ảnh: MAI ĐÔNG - TUẤN ANH