Tòa án Tối Cao
Tao là gay
Nhiều nhà máy ở Đông Quản phải vật lộn với gánh nặng và tiến đến bờ vực sụp đổ. Các nhà sản xuất “Made in China” thuộc hàng tinh hoa cũng không tránh khỏi cuộc khủng hoảng.
Nhiều nhà sản xuất “Made in China” thuộc hàng tinh hoa của Trung Quốc không tránh khỏi cuộc khủng hoảng đang diễn ra. Ảnh: Asia Times
Sự sụp đổ của “công xưởng thế giới thu nhỏ”
Theo tạp chí Diplomat, thành phố Đông Quản ở tỉnh Quảng Đông từng được coi là hình tượng mẫu mực về sức mạnh công nghiệp của Trung Quốc. Nơi đây được xem là một “công xưởng thế giới thu nhỏ” bên trong “công xưởng thế giới to lớn (Trung Quốc)”. Tuy nhiên, giờ đây, Đông Quản lại mang tới một bức tranh không mấy rực rỡ.
Việc đóng cửa Gogo Garment – nhà sản xuất đồ lót lớn nhất ở thành phố này – vào ngày 10/1 năm nay là một cú sốc lớn. Công ty này cho biết, số lượng đơn đặt hàng ngày càng giảm và nỗ lực thâm nhập thị trường nội địa không thành công là những lý do đằng sau sự sụp đổ của họ.
Được thành lập vào những năm 1980, Gogo Garment chuyên sản xuất sản phẩm gốc (OEM) cho các thương hiệu đồ lót quốc tế uy tín (thực hiện công tác sản xuất theo thiết kế, thông số kỹ thuật được đặt trước và bán sản phẩm cho công ty chịu trách nhiệm phân phối). Vào thời kỳ đỉnh cao, công ty có tới hơn 10.000 nhân viên, diện tích nhà xưởng rộng tới hàng chục nghìn mét vuông.
Họ từng là đối tác đáng tin cậy của các thương hiệu nội y cao cấp nổi tiếng toàn cầu, vượt qua sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường trong suốt 43 năm. Tuy nhiên, bất chấp khả năng sinh tồn bền bỉ đó, công ty này đã phá sản trong năm nay.
Việc Gogo Garment đóng cửa được xem là một cú sốc lớn. Nguồn ảnh: SCMP
Gogo Garment không phải là doanh nghiệp duy nhất rơi vào tình cảnh đó tại Đông Quản. Tháng 7/2022, Koppo Electronics – một công ty trong danh sách Fortune 500 với quy mô hơn 6.000 công nhân – cũng đã phải đưa ra quyết định đau thương là dừng hoạt động.
Lý do nằm ở các khoản nợ giao dịch thương mại điện tử xuyên biên giới chưa được thanh toán, hàng hóa thành phẩm tồn đọng, số lượng đơn đặt hàng trong nước và quốc tế sụt giảm mạnh.
Ngay cả khi chính phủ Trung Quốc đã nới lỏng các biện pháp phòng chống COVID-19 vào đầu năm nay, tình hình vẫn không mấy cải thiện. Nhiều nhà máy ở Đông Quản phải vật lộn với những gánh nặng và tiến đến bờ vực sụp đổ.
Rất nhiều nhà máy đang phải đối mặt với tình trạng ngừng hoạt động kéo dài. Mặc dù họ hy vọng rằng việc sống sót qua được năm 2022 sẽ mang tới sự nhẹ nhõm trong năm sau nhưng thực tế cho thấy, chưa có dấu hiệu cải thiện nào xuất hiện trong năm 2023.
Nhiều công ty tại Đông Quản đã phải đóng cửa. Nguồn ảnh: Asia Times
Nhiều nhà sản xuất trong khu vực đã nhận sự thấy sự thay đổi đáng kể trong chuỗi cung ứng toàn cầu và họ không nhận được đơn đặt hàng nào trong năm nay. Thông báo đóng cửa nhà máy ngày càng trở nên ngắn gọn.
Đáng nói, tình trạng ngừng hoạt động, đóng cửa, phá sản không chỉ giới hạn ở Đông Quản mà còn lan rộng ra toàn bộ khu vực Châu thổ Sông Châu Giang, bao gồm cả khu vực Vịnh Lớn (Greater Bay Area - GBA).
Nhiều nhà sản xuất “Made in China” thuộc hàng tinh hoa của Trung Quốc cũng không tránh khỏi cuộc khủng hoảng đang diễn ra.
Những doanh nghiệp lâu đời này, với lịch sử hoạt động kinh doanh kéo dài hàng chục năm, những tưởng sẽ trường tồn và thịnh vượng nhưng thực tế rất khắc nghiệt. Cả ngành sản xuất tư nhân và nhà nước ở các vùng duyên hải phía đông nam Trung Quốc đều phải đối mặt với những thách thức chưa từng có.
Sản xuất lao đao, bất động sản đối diện cơn bão lớn
Trong bối cảnh ngành sản xuất lao đao, khả năng vượt qua cơn bão của ngành bất động sản cũng là vấn đề đáng nghi ngại. Thị trường nhà ở Trung Quốc đang đối mặt với những thách thức đáng kể, việc bán bất động sản gặp khó khăn.
Tính đến tháng 2 năm nay, ước tính hơn 325.000 km2 diện tích các tòa nhà dân cư Trung Quốc (tương ứng với 4 triệu đơn vị nhà ở) đã hoàn thành nhưng chưa bán được. Theo các công ty tư vấn bất động sản, khoảng 1/3 số nhà mới xây ở Trung Quốc trong năm 2022 không có người mua, đánh dấu tỷ lệ ế ẩm cao nhất kể từ năm 2015.
Trung tâm hậu cần ở Đông Quản. Ảnh: prologis.cn
Từ góc độ phát triển kinh tế, con đường đơn giản và dễ dàng nhất để đi tới thịnh vượng là thông qua phát triển đất đai và bất động sản, bởi tính toán cho thấy, một người có khả năng kiếm được lợi nhuận đáng kể chỉ nhờ sở hữu một mảnh đất.
Tuy nhiên, cách tích lũy tài sản dễ dàng này đang dựa trên giả định cho rằng nhà cửa sẽ luôn bán được, mọi người luôn có việc làm ổn định với mức tăng trưởng thu nhập và tiền lương ổn định, các khoản đầu tư sẽ luôn mang lại lợi nhuận dương, giá bất động sản tiếp tục tăng trong khi xã hội lạm phát.
Do đó, khi các vấn đề sâu xa của ngành sản xuất bùng nổ, chúng sẽ dẫn tới sự sụp đổ của tất cả các giả định trên. Tình trạng thiếu cơ hội việc làm khiến mọi người không thể mua nhà, và những người đã mua nhà sẽ phải vật lộn để trả các khoản thế chấp của họ.
Theo Diplomat, với những thách thức mà lĩnh vực sản xuất và bất động sản ở Trung Quốc đang phải đối mặt thì Bắc Kinh có lẽ cần phải chuyển trọng tâm của nền kinh tế sang lĩnh vực nông nghiệp trong tương lai gần.
Sự sụt giảm trong nền kinh tế công nghiệp có thể sẽ nghiêm trọng và nhanh hơn dự đoán, chỉ có các doanh nghiệp công nghiệp-quân sự cho thấy mức độ sẵn sàng đầu tư bất chấp chi phí. Tuy nhiên, ngay cả những doanh nghiệp này cũng có thể gặp trở ngại khi nói tới nguồn vốn.
Do đó, Diplomat cho rằng, sự thay đổi chiến lược tập trung vào phát triển nông nghiệp có thể mang tới một con đường khả thi cho Trung Quốc để ổn định và tăng trưởng kinh tế.