• Nhóm kín víp prồ, đỉnh của chóp 👉 xamvn

Nhân sĩ xứ Thanh học lực làng nhàng nộp giấy trắng cũng đậu tiến sĩ . Đúng là hay không bằng hên.

GUN35MM

Tao là gay
Có phải ông này là tổ của cán bụ bây giờ không nhỉ?
Theo sách "Tang thương ngẫu lục", tại khoa Quý Hợi (1623) thời Hậu Lê, thí sinh Nguyễn Trật mặc dù tên là Trật nhưng đi thi thì trúng không trượt phát nào, đặc biệt đi thi 3 lần đều được bạn chỉ bài, kì thi cuối cùng nộp giấy trắng vẫn đậu tiến sĩ; trở thành trường hợp khoa bảng hy hữu nhất trong lịch sử giáo dục Việt Nam.

Nguyễn Trật lúc trẻ từng đỗ kỳ thi Hương, nhưng sau đó vì tự thấy mình học lực hạn chế nên bỏ ngang, không tiếp tục thi Hội nữa. Sau đó, có một thầy địa lý đi ngang qua làng, đã khuyên Trật nên tiếp tục con đường khoa cử.

Theo lời thầy địa lý, khi triều đình mở khoa thi Hội, Trật tiếp tục đi thi. Dù học không giỏi, nhờ có bạn bè chỉ bài, Trật lần lượt thi đỗ trường nhất, trường nhì và trường ba trong kỳ thi Hội nhưng đến trường thi thứ tư - trường thi cuối cùng trong kỳ thi Hội, bạn bè của Trật thì rớt c.m.n hết, chỉ có Trật là đậu, và chẳng còn ai chỉ bài cho Trật nữa.

Vì sợ cô đơn nên Trật đi thi mặc kệ đúng sai. Ở trường thi thứ tư, khi đang làm bài, lều bên cạnh Trật có một thí sinh vật vã ôm bụng kêu đau, Trật bỏ thi để cõng thí sinh này đi cấp cứu. Vì bệnh nặng, thí sinh đó qua đời. Trước khi mất, thí sinh ấy lấy quyển thi của mình đang làm gần xong tặng cho Trật: "Đây là bài thi rất đắc ý của tôi nhưng chưa đề tên vào, nay xin tặng ông để đền ơn". Trật nhận bài thi của người này rồi quay lại trường thi, ký tên mình vào bài rồi nộp. Bài thi ấy cuối cùng được chấm đỗ, Trật tiếp tục bước vào kỳ thi Đình.

Tại kỳ thi Đình, học lực không giỏi, đề thi khó, lại hết quyền trợ giúp, Trật nộp quyển thi không có chữ nào, tưởng đâu là xác định rớt chắc rồi. Thời điểm đó, triều đình đang hỗn loạn khi chúa Trịnh Tùng vừa qua đời. Thế tử Trịnh Tráng dẫn theo vua Lê chạy trốn trong một diễn biến đậm mùi drama và gặp được Trật. Nhờ có công hộ giá, sau khi lên ngôi, chúa Trịnh Tráng đặc cách cho Trật đỗ tiến sĩ của khoa thi năm đó.

Vậy là từ thân phận của một nho sinh học không giỏi, Nguyễn Trật may mắn hết lần này tới lần khác, tên tuổi được lưu danh trên bảng vàng danh giá. Sau này Nguyễn Trật ra làm quan đến chức Công khoa Đô cấp Sự trung, nhờ tính tình hiền lành, thương yêu dân chúng nên Trật được triều đình và người đời rất yêu mến đặt cho cái tên Ông Nghè Nguyệt Viên.

Cụ Trật sinh năm 1573, người làng Nguyệt Viên, huyện Hoằng Hóa (nay thuộc xã Hoằng Quang, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa) nha. Tên ông hiện nay nằm trên Bia Tiến Sĩ Văn Miếu - Quốc Tự Giám, Hà Nội.
 
Bên trên