• Nhóm kín víp prồ, đỉnh của chóp 👉 xamvn

Thời sự Hàng loạt doanh nghiệp Trung Quốc sợ bị Mỹ đưa vào tầm ngắm, nên bỏ gốc gác !

Tòa án Tối Cao

Tao là gay

Theo CNN - Chuyển trụ sở chính, không nhắc đến xuất xứ hay thuê CEO nổi tiếng nước ngoài để tẩy trắng là xu thế hiện nay của hàng loạt tập đoàn Trung Quốc.​




Chuyện lạ: Hàng loạt công ty rũ bỏ gốc gác 'là công ty Trung Quốc' vì sợ bị Mỹ đưa vào tầm ngắm - Ảnh 1.

Theo hãng tin CNN, sàn giao dịch tiền số lớn nhất thế giới Binance không muốn bị gọi là công ty Trung Quốc dù nó được thành lập ở Thượng Hải vào năm 2017. Sau đó vài tháng, Binance phải chuyển khỏi Trung Quốc khi các quy định thay đổi khiến sàn giao dịch này trở thành phạm pháp.

Kể từ đó đến nay, nhà sáng lập Changpeng Zhao của Binance luôn ngại ngần trong việc thừa nhận gốc gác Trung Quốc của sàn này.
“Giới Phương Tây thường gắn mác cho chúng tôi là: ‘Những công ty Trung Quốc’. Tin tôi đi, ý nghĩa của từ này chẳng tốt đẹp gì đâu”, ông Zhao nói vào tháng 9/2022.

Chuyện lạ: Hàng loạt công ty rũ bỏ gốc gác 'là công ty Trung Quốc' vì sợ bị Mỹ đưa vào tầm ngắm - Ảnh 2.
Changpeng Zhao

Binance không phải là hãng duy nhất đang cố gắng chối bỏ gốc gác Trung Quốc của mình dù đây là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.
Mới đây, PDD Holding, công ty mẹ của Pinduoduo và Temu cũng đã chuyển trụ sở chính từ Thượng Hải sang Ireland, còn Shein thì dịch chuyển sang Singapore.

Hãng tin CNN nhận định vụ việc Tiktok phải điều trần tại Mỹ chỉ vì công ty mẹ ByteDance thuộc Trung Quốc đã khiến ngày càng nhiều doanh nghiệp ở quốc gia này dè chừng khi mở rộng hoạt động ra quốc tế. Nhiều công ty cố gắng dịch chuyển trụ sở, hoặc thuê CEO nổi tiếng nước ngoài chỉ để làm giảm bớt cái mác “doanh nghiệp Trung Quốc”.

“Bị gắn mác công ty Trung Quốc khi kinh doanh trên thị trường quốc tế là khá tệ và sẽ đi kèm vài hệ lụy. Chúng có thể ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu khi hàng Trung Quốc nổi tiếng là rẻ nhưng chất lượng thấp, rồi cách mà chính phủ các nước đối xử với doanh nghiệp, khả năng tiếp cận nguồn vốn, thị trường, bất động sản, nguyên liệu...”chuyên gia kinh tế Scott Kennedy của Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS) nhận định.

Vứt bỏ xuất xứ

Câu chuyện của Temu là một trong những điển hình của việc sợ hãi bị gắn mác Trung Quốc. Nền tảng này bùng nổ cực mạnh tại thị trường Mỹ và Châu Âu nhưng lại cố giấu nguồn gốc của mình. Trụ sở của Temu là ở Boston-Mỹ trong khi công ty mẹ PDD đã chuyển trụ sở chính về Dublin-Ireland.

Tập đoàn Trung Quốc vốn có trụ sở tại Thượng Hải này đã âm thầm thay đổi, dịch chuyển cơ cấu trong vài tháng qua mà chẳng có lấy một lời giải thích, thậm chí còn cố gắng làm trong bí mật. Rõ ràng Temu không muốn gắn mác Trung Quốc lên thương hiệu của mình nữa.
Trước đó, hãng thời trang Shein cũng cố gắng xóa bỏ nguồn gốc của mình. Vào năm 2021, thương hiệu thời trang nhanh chuyên kinh doanh trực tuyến này đã trở thành hiện tượng tại Mỹ, nhưng công ty lại tuyệt nhiên không nhắc đến xuất xứ Trung Quốc của mình trên website. Shein không hề nói rằng công ty được xây dựng tại Trung Quốc hay có trụ sở chính ở đây mà chỉ nói chung chung họ là một tập đoàn quốc tế.

Chuyện lạ: Hàng loạt công ty rũ bỏ gốc gác 'là công ty Trung Quốc' vì sợ bị Mỹ đưa vào tầm ngắm - Ảnh 3.

Giờ đây trang web của Shein đã đường hoàng liệt kê trụ sở chính của hãng là ở Singapore bên cạnh các chi nhánh ở Mỹ mà chẳng nhắc một chút nào về Trung Quốc.

Với Binance, dù không có trụ sở rõ ràng nhưng theo tờ Financial Times (FT), sàn giao dịch này vẫn còn liên kết với thị trường Trung Quốc trong nhiều năm và chắc chắn văn phòng đại diện của Binance vẫn còn ở Trung Quốc ít nhất là cho đến năm 2019.

Chiến lược tất yếu

“Khi bạn nói về một công ty bị gắn mác Trung Quốc thì đi kèm với đó là hàng loạt những định nghĩa đi kèm”, chuyên gia chiến lược Ben Cavender của hãng tư vấn thị trường CMRG cho biết.

Bỏ qua những ngộ nhận về hàng giá rẻ chất lượng thấp, việc một công ty có xuất xứ Trung Quốc hiện nay thường bị chính phủ Mỹ liệt vào danh sách có rủi ro tiềm tàng khi chia sẻ thông tin dữ liệu với chính quyền Bắc Kinh.

Điển hình nhất cho sự gắn mác này là Huawei khi tập đoàn công nghệ điện tử này bị Mỹ nhắm đến trong vài năm qua, yêu cầu không doanh nghiệp Mỹ nào được phép cung cấp thiết bị, sản phẩm cho Huawei mà không có giấy phép.

Gần đây nhất thì có Tiktok với khả năng bị giới hạn hoạt động tại Mỹ hoặc bị ép thay đổi cơ cấu hoạt động với nhiều ràng buộc. Những động thái này của Mỹ hoàn toàn có thể áp dụng lại với các doanh nghiệp Trung Quốc khác đang làm ăn tốt ở nền kinh tế số 1 thế giới.
Trên thực tế, câu chuyện cũng chẳng có gì khó hiểu khi các tập đoàn Mỹ làm ăn trên đất Trung Quốc cũng phải chấp nhận quy định của chính quyền Bắc Kinh, từ chuyển nhượng công nghệ đến liên doanh với công ty địa phương. Nhiều trường hợp doanh nghiệp nước ngoài phản ánh sự bất công khi các công ty nội địa Trung Quốc được ưu đãi về vốn, thị trường và cả các quy định nhưng chẳng thể làm được gì.

Chuyện lạ: Hàng loạt công ty rũ bỏ gốc gác 'là công ty Trung Quốc' vì sợ bị Mỹ đưa vào tầm ngắm - Ảnh 4.

Giờ đây, đến lượt các doanh nghiệp Trung Quốc phải đối mặt với chính khó khăn này khi đi ra thị trường quốc tế.

“Nếu bạn là một doanh nghiệp Trung Quốc và muốn tiếp cận tối đa đến thị trường quốc tế thì động thái thông minh nhất là hãy biến công ty của mình thành một tập đoàn đa quốc gia hơn là bị gắn mác Trung Quốc”, CEO Garrett Sheridan của hãng tư vấn Lotis Blue Consulting khuyên nhủ.

Rũ bỏ bằng mọi giá

Giáo sư chiến lược Guoli Chen của trường đại học INSEAD nhận định ngay cả những công ty có rất ít mối liện hệ với Trung Quốc hiện cũng đang bị vạ lây.

Ví dụ như năm 2020, nghị sĩ Nancy Pelosi đã cáo buộc ứng dụng Zoom là sản phẩm của Trung Quốc ngay trên sóng truyền hình, tạo nên một cuộc tranh cãi gay gắt. Cùng năm đó, CEO Eric Yuan đã phải thừa nhận với hãng tin CNN rằng nếu tình hình căng thẳng Mỹ-Trung tiếp diễn thì Zoom có thể sẽ phải xem xét lại mối quan hệ của họ với Trung Quốc, nơi công ty đang đặt trung tâm nghiên cứu sản phẩm.
“Nếu tình hình tệ đi thì chúng tôi cũng đã lên kế hoạch sẵn sàng rồi”, CEO Yuan nói.

Không riêng gì Zoom, nhiều công ty bị gắn mác Trung Quốc cũng đang tích cực tìm mọi cách để rũ bỏ điều này.

Báo cáo của Apptopia cho thấy trong tháng 4/2023, 4/5 ứng dụng phổ biến tại Mỹ được phát triển nhờ doanh nghiệp có liên quan đến Trung Quốc và những hãng này đã phải dùng đến những biện pháp như thuê CEO nổi tiếng nước ngoài.

Chuyện lạ: Hàng loạt công ty rũ bỏ gốc gác 'là công ty Trung Quốc' vì sợ bị Mỹ đưa vào tầm ngắm - Ảnh 5.
Shou Chew

Năm 2020, Tiktok đã đề nghị giám đốc Kevin Mayer của Disney làm CEO cho hãng với mục đích xóa nhòa hình ảnh xuất xứ Trung Quốc cũng như hàn gắn mối quan hệ với chính quyền Washington. Tuy nhiên chiến lược thuê những CEO nổi tiếng của các công ty huyền thoại tại Mỹ nhằm tẩy trắng tên tuổi này có vẻ không thành công.

CEO Mayer chỉ trụ được 4 tháng tại Tiktok trước khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa cấm mạng xã hội này.
Một năm sau, Tiktok thuê Shou Chew, một công dân Singapore ngồi vào ghế CEO.

Theo chuyên gia Cavender của CMRG, ngày càng nhiều tập đoàn Trung Quốc thuê giám đốc nước ngoài vì họ nhận ra rằng để ra thị trường quốc tế thì phải “chơi” theo kiểu quốc tế, từ cách quản lý cho đến nhận diện thương hiệu.
 
Bên trên