Chúng mày phải đặt mọi thứ vào thời đó, đừng lấy thời này ra mà suy diễn. Thời xưa trọng trung - nghĩa, vậy nên các đại gia tộc vẫn có cho mình những chỗ đứng nhất định.
Vậy nên với xuất thân của mình, ngoài cái danh "hoàng thúc" thì Lưu Bị không hề có cho mình một chút vốn liếng nào. Nếu Lưu Bị không dùng nhân nghĩa để đối đãi với tướng sĩ họ có thể sẵn sàng bỏ sang phe khác ngay.
Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, việc LQT buff quá mạnh tay cho Gia Cát Lượng vô hình chung đã làm Lưu Bị trông bất tài hơn. Thực chất, tướng của Lưu Bị không thể là tầng lớp bình dân. Bản thân Gia Cát Lượng dưới sự tiến cử của các danh sĩ khác cho Lưu Bị vì thấy phù hợp với xuất thân "bình dân" của Lưu Bị.
Chúng mày thường soi vào 2 chi tiết: Ở nhờ Kinh Châu của Lưu Biểu, Lưu Biểu giao cho nhưng không lấy. => Kiểu thèm lắm nhưng vẫn sĩ. Thật ra Lưu Bị nghĩ lấy được nhưng không giữ được thì cũng không giải quyết vấn đề gì. Đã vậy lại còn mang tiếng là lừa gạt, bất nhân. Tướng, sĩ có thể vì thể mà bỏ đi - đó là cái hại rất lớn.
Chi tiết thứ 2 là ở nhờ Ích Châu của Lưu Chương rồi lừa chiếm luôn. Thật ra lúc này thế của Lưu Bị cũng đã khác. Bản thân Lưu Chương cũng là "nhờ" Lưu Bị giúp chống lại Trương Lỗ. Về sau có cớ để Lưu Bị làm, cái Lưu bị cần chỉ là cớ để thuyết phục tướng sĩ dưới quyền. Lưu Bị cũng không thừa "nhân - nghĩa" để ban phát cho những kẻ ông ta coi là "đối thủ".
Theo nhận xét của tao: Lưu Bị là kẻ biết quyền biến và giỏi quyền biến. Lưu Bị trong thời loạn có thể tay không dựng nên cơ đồ chắc chắn không phải diện tầm thường. Dẫu vậy, là con người chẳng ai là hoàn hảo. Lưu bị cũng như vậy.
Điều đầu tiên là Lưu Bị không chắc chắn việc mình làm sẽ thành công, chính vì con đường này nhiều chông gai nên Lưu Bị không cho con mình dấn thân vào. Thế nên về sau tạo nên một Lưu Thiện - bình thường không quá nổi bật so với thế hệ sau của những nhân vật khác.
Về cuối đời: Lưu Bị rất trông mong vào 1 thành công của bản thân. Lưu Bị muốn có chết cũng phải thấy một cục diện rõ ràng. Vậy nên Lưu Bị mới tất tay cho những pha đi vào lòng đất. Từ việc giao binh quyền cho Quan Vũ (thật ra thì cũng khó mà khác được khi xét về vị thế không ai hơn Quan Vũ trong việc trấn thủ Kinh Châu). Đến việc tất tay đánh Ngô vì nghĩ Ngụy quá mạnh rồi, không phạt Ngô thì muôn kiếp cũng không ngóc đầu lên được. Cuối cùng thì mất đi vị thế và mất tất cả.
Nếu xác định cuộc chiến này là lâu dài, thì cần bồi dưỡng nhân tài và lựa chọn thế hệ sau cho cẩn thận. Việc này Tào Tháo làm rất tốt, chẳng qua là Tào Phi và Tào Duệ chết sớm quá thôi.
Lưu Bị có thể dùng nhân nghĩa của mình để nuôi gián điệp. Thục có thể yếu nhưng nếu quấy phá bên trong của Ngô và Ngụy được thì có tận dụng thời cơ để vùng lên.