Chào mọi người,
Tao có một thắc mắc, tạo sao các lời truyền dạy, giáo lý phật giáo ở Việt Nam, toàn dùng những từ ngữ " cao siêu", rất chuyên môn, mà người chưa tiếp xúc phật giáo lần đầu đọc rất khó hiểu. Ví dụ: niết bàn, quán niệm xứ, bát chánh đạo, chánh tinh tấn. Tứ diệu đế.
Sau khi tao nghiên cứu thì rất nhiều từ có thể diễn giải thay thế bằng các từ phổ thông hơn.
Ví dụ : khổ trong đạo phật xuất phát từ tiếng phạn, có thể dịch là không hài lòng. Thoát khổ là không vướng vào sự không hài lòng đó trong cuộc sống. ...
Tại sao không vị cao tăng nào làm một bản dịch lại cho dân chúng phổ thông dễ tiếp cận hơn với phật học.
Hay là kinh kệ, giáo lú phải dùng các từ chuyên môn đó, để nói chuyện ra phân biệt phật tử với dân ngoại đạo.
Có thằng nào có cao kiến, lý giải chỗ này giúp tao với.