Tòa án Tối Cao
Tao là gay
Theo tờ Nikkei Asian Review, tập đoàn Samsung-Hàn Quốc đã bất ngờ lên kế hoạch xây dựng một tổ hợp nhà máy ở Yokohama- Nhật Bản nhằm gia tăng quan hệ hợp tác trong ngành công nghệ giữa 2 nước đồng minh chiến lược của Mỹ.
Cụ thể, tổ hợp nhà máy này sẽ có tổng chi phí hơn 30 tỷ Yên, tương đương 222 triệu USD và sẽ được đặt ở Yokohama, vốn là nơi đang đặt viện nghiên cứu của Samsung trước đó. Tuy nhiên, nhà máy mới sẽ là một tổ hợp riêng biệt có nhiệm vụ khác hoàn toàn so với viện nghiên cứu cũ của Samsung.
Dự án này được cho là sẽ nâng tầm hợp tác công nghệ giữa 2 cường quốc kinh tế. Samsung vốn là nhà sản xuất chip nhớ lớn nhất thế giới trong khi Nhật Bản nổi tiếng là nhà cung ứng những nguyên liệu, thiết bị sản xuất chip như tấm Wafer cùng các máy móc khác.
Tờ Nikkei cho biết hiện thông tin chi tiết về dự án vẫn chưa được tiết lộ ngoài việc Samsung sẽ xây dựng một dây chuyền sản xuất chip nguyên mẫu của hãng.
Nhà máy này sẽ tuyển dụng hàng trăm công nhân và dự kiến bắt đầu hoạt động từ năm 2025. Ngoài ra Samsung cũng sẽ được hưởng hơn 10 tỷ Yên hỗ trợ của Nhật Bản cho chương trình thúc đẩy công nghiệp bán dẫn khi xây nhà máy tại đây.
Đối thủ của Samsung trên thị trường chip bán dẫn là TSMC cũng đã đầu tư mạnh vào Nhật Bản năm 2021 nhằm đa dạng hóa chuỗi cung ứng trước tình hình bất ổn địa chính trị Mỹ-Trung có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của hãng. TSMC hiện đang duy trì một cơ sở nghiên cứu của mình ở Tsukuba-Nhật Bản.
Mặc dù là cường quốc công nghệ nhưng mảng chip bán dẫn lại là điểm yếu của Nhật Bản trong cuộc đua hiện nay. Trước đây Nhật Bản từng là ông lớn trong ngành chip nhớ nhưng dần bị Trung Quốc và Hàn Quốc vượt qua.
Hiện chính quyền Tokyo đã chi rất nhiều ngân sách để thúc đẩy lại ngành sản xuất này nhưng hiện mới chỉ có TSMC và Micron Technology là 2 tập đoàn nước ngoài chấp nhận đổ tiền vào Nhật Bản. Chi phí sản xuất cao cùng khan hiếm về tài nguyên cũng như nhân lực là các rào cản rất lớn với các doanh nghiệp nước ngoài khi xem xét lựa chọn mở nhà máy ở Nhật Bản.
Quay trở lại với dự án của Samsung, tổ hợp nhà máy mới sẽ chỉ tập trung vào khâu cuối cùng của sản xuất chip bán dẫn chứ không chế tạo toàn bộ. Đây sẽ là khâu các mạch điện và chip bán dẫn được gắn trên tấm Wafer rồi đóng gói thành sản phẩm.
Trước đây, việc nghiên cứu ngành chip bán dẫn thường tập trung vào khâu thu nhỏ kích thước và tăng hiệu năng của chip. Thế nhưng với đà phát triển công nghệ hiện nay thì nhiều người tin rằng việc thu nhỏ chip bán dẫn đã đến giới hạn, qua đó dịch chuyển hướng phát triển sang các phần khác như tìm cách chồng những tấm Wafer lên nhau thành nhiều lớp để tạo nên những dòng chip 3D.
Bởi vậy, nhiều chuyên gia tin rằng Samsung mở nhà máy mới ở Nhật Bản để có thể hợp tác tốt hơn với chuỗi cung ứng tại đây nhằm đưa ra những dòng sản phẩm đột phá mới.
*Nguồn: Nikkei Asian Review