• Nhóm kín víp prồ, đỉnh của chóp 👉 xamvn

Công nhân kiến nghị giảm giá điện 15%

VIP000

Thạc sĩ
Hà NộiCông nhân khu công nghiệp kiến nghị chính quyền hỗ trợ giảm tối đa 15% giá điện do chi phí sinh hoạt tăng, thu nhập giảm.

Kiến nghị được anh Nguyễn Quang Minh, Chủ tịch Công đoàn Công ty Rhythm Kyoshin Việt Nam (KCN Nội Bài), nêu trong buổi đối thoại giữa công nhân với Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh chiều 18/5, hai tuần sau khi giá điện tăng 3%.

Anh Minh dẫn tình trạng cắt giảm giờ làm khiến công nhân sụt giảm thu nhập, nhiều người chỉ còn hưởng 70% lương. Trong khi giá điện toàn quốc vừa tăng và TP Hà Nội đang có kế hoạch điều chỉnh giá nước sạch. Lương tối thiểu tăng vài trăm nghìn đồng trong khi vật giá leo thang, công nhân chỉ còn biết thắt lưng buộc bụng.
Anh Nguyễn Quang Minh, cán bộ công đoàn làm việc tại KCN Nội Bài (Sóc Sơn, Hà Nội) trong buổi đối thoại chiều 18/5. Ảnh: Võ Hải

Anh Nguyễn Quang Minh, cán bộ công đoàn làm việc tại KCN Nội Bài (Sóc Sơn, Hà Nội) trong buổi đối thoại chiều 18/5. Ảnh: Võ Hải

Anh Minh lấy gia đình mình làm ví dụ, 5 người không phải thuê trọ, dùng các thiết bị điện mỗi tháng chi một triệu đồng tiền điện. Mùa hè dùng điều hòa hết sức tiết kiệm, anh vẫn phải trả thêm khoảng 300.000 đồng, dự tính mỗi tháng tốn 1,5 triệu đồng khi giá điện tăng và cao điểm nắng nóng.

Với mức lương 8 triệu mỗi tháng trong khi vợ không có công việc ổn định, tiền điện chiếm khoảng 15% thu nhập của anh. Tính theo năm, khoản này tốn 12-15 triệu đồng. Chưa kể giá nước sạch cũng sắp tăng theo. Điện nước tăng, các chủ nhà trọ thường lấy cớ đó để tăng tiền phòng với công nhân thuê trọ.

"Chi phí điện nước mỗi tháng thực sự là gánh nặng với lao động, nhất là những nhà nuôi con nhỏ. Chưa kể công nhân thuê trọ còn gánh thêm tiền nhà", anh nói.

Đáp lời, ông Trần Sỹ Thanh nói về giá điện và một số vấn đề khác vượt thẩm quyền, thành phố ghi nhận và báo cáo cấp có thẩm quyền.

Sau bốn năm kìm giữ, giá điện bán lẻ bình quân được điều chỉnh tăng thêm 3%, từ 1.864,44 đồng lên 1.920,37 đồng một kWh (chưa gồm thuế VAT). Từ tháng 7, Hà Nội có thể tăng giá nước sạch, dự kiến mức cao nhất với nước sinh hoạt trong năm 2024 là 27.000 đồng/m3 nếu sử dụng trên 30 m3/hộ/tháng.

Hà Nội có hiện có 10 khu công nghiệp, chế xuất và khu công nghệ cao Hòa Lạc, 661 doanh nghiệp hoạt động thu hút 165.000 lao động làm việc. 80% trong số này là người ngoại tỉnh, đi thuê trọ.

Quý I/2023, thu nhập bình quân của lao động đạt 7 triệu đồng mỗi tháng. Liên đoàn lao động TP Hà Nội đánh giá mức trên chưa đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt tối thiểu do lạm phát. Công nhân hiện phải chịu nhiều chi phí điện nước, thuê trọ cao, gửi trẻ, giá cả tiêu dùng tăng.
 

tatcataicong

Ham vui từ nhỏ
Hà NộiCông nhân khu công nghiệp kiến nghị chính quyền hỗ trợ giảm tối đa 15% giá điện do chi phí sinh hoạt tăng, thu nhập giảm.

Kiến nghị được anh Nguyễn Quang Minh, Chủ tịch Công đoàn Công ty Rhythm Kyoshin Việt Nam (KCN Nội Bài), nêu trong buổi đối thoại giữa công nhân với Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh chiều 18/5, hai tuần sau khi giá điện tăng 3%.

Anh Minh dẫn tình trạng cắt giảm giờ làm khiến công nhân sụt giảm thu nhập, nhiều người chỉ còn hưởng 70% lương. Trong khi giá điện toàn quốc vừa tăng và TP Hà Nội đang có kế hoạch điều chỉnh giá nước sạch. Lương tối thiểu tăng vài trăm nghìn đồng trong khi vật giá leo thang, công nhân chỉ còn biết thắt lưng buộc bụng.
Anh Nguyễn Quang Minh, cán bộ công đoàn làm việc tại KCN Nội Bài (Sóc Sơn, Hà Nội) trong buổi đối thoại chiều 18/5. Ảnh: Võ Hải

Anh Nguyễn Quang Minh, cán bộ công đoàn làm việc tại KCN Nội Bài (Sóc Sơn, Hà Nội) trong buổi đối thoại chiều 18/5. Ảnh: Võ Hải

Anh Minh lấy gia đình mình làm ví dụ, 5 người không phải thuê trọ, dùng các thiết bị điện mỗi tháng chi một triệu đồng tiền điện. Mùa hè dùng điều hòa hết sức tiết kiệm, anh vẫn phải trả thêm khoảng 300.000 đồng, dự tính mỗi tháng tốn 1,5 triệu đồng khi giá điện tăng và cao điểm nắng nóng.

Với mức lương 8 triệu mỗi tháng trong khi vợ không có công việc ổn định, tiền điện chiếm khoảng 15% thu nhập của anh. Tính theo năm, khoản này tốn 12-15 triệu đồng. Chưa kể giá nước sạch cũng sắp tăng theo. Điện nước tăng, các chủ nhà trọ thường lấy cớ đó để tăng tiền phòng với công nhân thuê trọ.

"Chi phí điện nước mỗi tháng thực sự là gánh nặng với lao động, nhất là những nhà nuôi con nhỏ. Chưa kể công nhân thuê trọ còn gánh thêm tiền nhà", anh nói.

Đáp lời, ông Trần Sỹ Thanh nói về giá điện và một số vấn đề khác vượt thẩm quyền, thành phố ghi nhận và báo cáo cấp có thẩm quyền.

Sau bốn năm kìm giữ, giá điện bán lẻ bình quân được điều chỉnh tăng thêm 3%, từ 1.864,44 đồng lên 1.920,37 đồng một kWh (chưa gồm thuế VAT). Từ tháng 7, Hà Nội có thể tăng giá nước sạch, dự kiến mức cao nhất với nước sinh hoạt trong năm 2024 là 27.000 đồng/m3 nếu sử dụng trên 30 m3/hộ/tháng.

Hà Nội có hiện có 10 khu công nghiệp, chế xuất và khu công nghệ cao Hòa Lạc, 661 doanh nghiệp hoạt động thu hút 165.000 lao động làm việc. 80% trong số này là người ngoại tỉnh, đi thuê trọ.

Quý I/2023, thu nhập bình quân của lao động đạt 7 triệu đồng mỗi tháng. Liên đoàn lao động TP Hà Nội đánh giá mức trên chưa đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt tối thiểu do lạm phát. Công nhân hiện phải chịu nhiều chi phí điện nước, thuê trọ cao, gửi trẻ, giá cả tiêu dùng tăng.
Có cái db
 

Blast Man 99

Trùm Cuối
Hóa đơn tiền điện tháng nào cũng tăng chóng mặt , chắc kiến nghị cho vui thôi chứ không biết có áp dụng cho dân bớt khổ không thôi 😃
 
Bên trên