(
Washington, DC, ngày 4 tháng 4 năm 2023) — Tòa Công Lý Việt Nam, được triệu tập trong hai ngày 3 và 4 tháng Tư năm 2023, tại National Press Club (Câu Lạc Bộ Báo Chí Quốc Gia) ở Washington, DC, đã ra một phán quyết xác định rằng chủ quyền đất nước vốn không thuộc vào nhà cầm quyền mà thuộc vào người dân. Tòa Công Lý Việt Nam tuyên bố thẩm quyền xét xử khi một cá nhân hay một tổ chức có hành động ảnh hưởng đến chủ quyền.
Trong một cuộc Trưng Cầu Dân Ý người dân trong nước, 95% người dân muốn kiện Trung Quốc để bảo vệ chủ quyền Biển Đông. Nhà cầm quyền Việt Nam đã chứng tỏ là họ sẽ không kiện Trung Quốc vì có sự đồng lõa hay sai phạm. Một tòa án của người dân, lập bởi người dân có thẩm quyền xét xử sự đồng lõa và sai phạm đó. Một sai phạm có tính nguy hại lớn ảnh hưởng đến chủ quyền Biển Đông là Công Hàm ký năm 1958 bởi Phạm Văn Đồng.
Việc trị tội phản quốc đã có trong lịch sử đất nước gần một ngàn năm. Về định tội phản quốc, từ Lê Triều Hình Luật (Luật Hồng Đức), đến Hoàng Việt Luật Lệ (luật Gia Long) cho đến Bộ luật Hình sự 2015 của CHXHCNVN, Bộ Hình Luật VNCH và pháp luật quốc tế đều có quy định về tội phản bội tổ quốc.
Dựa trên mô hình của các tòa án dân lập được sự chấp nhận của công pháp quốc tế, Tòa Công Lý Việt Nam được thành lập từ ngày 12 tháng 4 năm 2021 để nghiên cứu tội phản quốc của Phạm Văn Đồng. Trong hai năm, Tòa Công Lý đã thu nhận bằng chứng qua các cuộc phỏng vấn và tham vấn với các luật sư. Trong hai ngày 3 và 4 tháng Tư năm 2023, Thẩm Phán Đoàn đã lắng nghe và đặt câu hỏi cho 11 nhân chứng và chuyên gia, nghị án và quyết định một phán quyết.
Công Hàm 1958 của Phạm Văn Đồng có hai ý chính:
Thứ nhất, “Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm
1958, của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, quyết định về hải phận của Trung Quốc.” Thứ hai, “Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trên mặt biển.” Bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Trung Quốc ghi rõ quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa), quần đảo Nam Sa (Trường Sa) là thuộc Trung Quốc.
Phán quyết của Tòa Công Lý Việt Nam xác định rằng việc không phản đối, ghi nhận và tán thành bản tuyên bố của Trung Cộng ngày 4 tháng 9 năm 1958 là cấu kết với ngoại bang nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Do đó, Tòa Công Lý Việt Nam quyết định Phạm Văn Đồng đã phạm tội phản quốc với 63 tội danh.
Dựa trên bằng chứng có được, Đảng cơm sườn Việt Nam phải chịu trách nhiệm cho Công Hàm 1958 ký bởi Phạm Văn Đồng.
Thẩm phán đoàn: (từ trái sang phải) Bà Elisa Phuong Pham; Bà Ng Vân Nhã; Bs Đỗ Văn Hội; Gs Phan Thông Hưng; Ô. Lê Đình Yên Phú; Bà Destiny Nguyễn. Cuối bên trái: Luật sư Linh Nguyen. Hình trích từ Zoom Webinar.