kiendinh35555
Yếu sinh lý
NÔNG DÂN VÀ NHO-PHÁP ĐẤU TRANH (230512)
Trong vụ đối đầu về Diêm Thiết Luận, nếu chưa tìm hiểu kỹ, ta có thể lầm tưởng đây là trận đấu giữa Pháp gia với Nho gia.
Sau này, các tay lý luận cực đoan theo Mao Trạch Đông (thờ chủ nghĩa Mao, gọi là ‘Mao-Ít’ từ Maoism) cũng lầm như vậy! Vì thế, đọc kỹ chuyện xưa ta lại học được cách nhìn về các vấn đề hiện đại, chứ không hẳn là vô ích đâu…
Hiện đại? Trong cuộc Cách mạng Văn hóa 1967-1976, Mao hành xử y như Hán Võ Đế trước đó: vì quyền lực và tự ái. Vậy mà phe Mao-ít lại lấy một chuỗi lý luận tô màu lên mưu của Mao khi phát động chiến dịch “Nho-Pháp Đấu tranh” ("Rufa Douzheng"), trận đấu giữa hai hướng Nho gia và Pháp gia sau chiến dịch “Phi Lâm, Phi Khổng” vào thập niên 70. Họ lấy biểu hiệu từ lịch sử Trung Hoa thời Chiến Quốc (từ quãng 403 đến 221 trước Tây lịch) khi phe Khổng nho bị thất thế… rồi được nhà Hán khôi phục.
Do quyền lực và tự ái sau sai lầm với Bước Nhảy Vọt Vĩ Đại (“Đại Dược Tiến” từ 1958 đến 1961 khiến ít ra 36 triệu dân mất mạng) Mao bị phê phán tại Hội nghị Lư Sơn năm 1959. Vì vậy, Mao phát động “Đại Văn Cách” từ 1967 cùng Giang Thanh. Rồi sai lầm còn nặng hơn: dùng quần chúng ngoài đảng và cả đám trẻ gọi là ‘Hồng Vệ binh’ đánh ngược vào đảng hầu loại bỏ mọi đối thủ, kể cả nhân vật số hai là Lưu Thiếu Kỳ bị chết trong tù năm 1969. Thấy sự hỗn loạn lan rộng, Lâm Bưu bèn cho gần triệu lính ra khỏi trại để tái lập trật tự! Mâu thuẫn lại bùng nổ và Khổng Tử là cái búa Mao dùng để hạ Lâm Bưu trong chiến dịch ‘Phi Lâm Phi Khổng’!
Sau đó là lịch sử bi thảm cho tới khi Mao chết, ngày chín Tháng Chín, 1976.
Trở lại với Diêm Thiết Luận, dù xưa mà vẫn có giá trị soi sáng, ta thấy Ngự sử Đại phu Tang Hoằng Dương cũng phạm sai lầm. Trận đấu có vẻ như giữa phe Nho gia với Pháp gia, nhưng đó chỉ là hiện tượng thời nay ta gọi là ‘mà mắt’, hình thức làm méo nội dung. Người có một phần trách nhiệm chính là họ Tang vì làm phép quy nạp, nôm na là thiếu tinh vi nên vơ đũa cả nắm!
Nhằm bảo vệ chủ trương từ thời Võ Đế tới sau này, họ Tang cứ khoác áo Pháp gia, vậy mà lúc nghiêm trọng nhất lại để tuột áo. Đã bảo đây là vở kịch, ta hãy cố tránh để khỏi lọt chi tiết nào:
Tang Hoàng Dương công khai tỏ vẻ miệt thị nông nghiệp và nông gia, trong khi theo đúng truyền thống, phe Khổng nho đả kích việc buôn bán là lý tài, thương gia là ăn bám, tiểu thủ công nghiệp làm mất trật tự… Họ chỉ thấy một cơ sở căn bản cho xã hội và hợp với đạo lý là sinh hoạt canh nông!
Thưa quý vị, chi tiết đó rất quan trọng.
Trong lịch sử nhân loại - Trung Hoa lẫn thế giới, tự cổ chí kim, từ xưa tới nay - duy có một người hữu trách kiên trì đề cao thương mại và công nghiệp, từ 21 thế kỷ trước. Là Tang Hoằng Dương! Theo ý đó, ông không hoàn toàn thuộc môn phái Pháp gia, nhờ đó, biết đâu đôi bên tìm ra sự tương đồng là vai trò canh nông. Rồi bàn tiếp về chi tiết thi hành như chống lãng phí, đề cao việc tiết kiệm cho tương lai của mọi người…
Chính các lập luận của Tang Hoằng Dương cần được xét kỹ theo tinh thần đó. Vì cho thấy một bất ngờ khác: nét cởi mở về tư tưởng và sự đởm lược của trí thức khi một thân một mình lại dám đối phó với mọi nghịch cảnh. Từ Nho gia tới Hoắc Quang.
Khi vào đầu, ít ai lại ưa Tang Hoằng Dương: là chuyên gia của hệ thống quản lý nhiều quyền lực, với kinh nghiệm, thành tích và tiền tài trong tay, ông ta có vẻ khinh người. Cho nên nếu có bị đám Nho gia thi nhau chửi rất nặng (và hay!) thì đáng đời!
Thế rồi dần dần, kiên định và cứ nhắc lại như khi giảng đạo, tay chuyên môn về kinh tế tài chánh của triều đình lại nói về Thiện Ác! Không là võ quan, Tang Hoằng Dương lại thuyết về nhu cầu đấu tranh chống quân Hung Nô và bảo vệ thiện căn – cái gốc của sự tử tế – hầu bá tánh đều được thịnh vượng, yên vui.
Tang Hoằng Dương còn lập ra… bản kế toán cụ thể của các hộ gia đình khi con la, con lừa, từng đoàn lạc đà cùng vượt quan ải với các món hàng quý hiếm, kể cả các sản phẩm của nước lạ!..
Khi đó, người ta ra khỏi thế trận Nho-Pháp mà mơ về một tương lai khác. Thời đó, tương lai là màu hồng cho giới nông gia, trừ phái Lão giáo còn muốn lui về quá khứ sâu xa hơn…
Thời nay, người ta đếm tỷ lệ sản xuất của nông nghiệp và lợi tức của thành phần nông gia so với trung bình của cả nước để đo lường trình độ phát triển. Và nguyên do khiến Bước Nhảy Vọt Vĩ Đại gây tai họa chết người, đa số là nông dân: Mao đòi đi đường tắt vào công nghiệp hóa!
_
Hình bên: Tang Hoằng Dương, tranh đời nhà Thanh.
Trong vụ đối đầu về Diêm Thiết Luận, nếu chưa tìm hiểu kỹ, ta có thể lầm tưởng đây là trận đấu giữa Pháp gia với Nho gia.
Sau này, các tay lý luận cực đoan theo Mao Trạch Đông (thờ chủ nghĩa Mao, gọi là ‘Mao-Ít’ từ Maoism) cũng lầm như vậy! Vì thế, đọc kỹ chuyện xưa ta lại học được cách nhìn về các vấn đề hiện đại, chứ không hẳn là vô ích đâu…
Hiện đại? Trong cuộc Cách mạng Văn hóa 1967-1976, Mao hành xử y như Hán Võ Đế trước đó: vì quyền lực và tự ái. Vậy mà phe Mao-ít lại lấy một chuỗi lý luận tô màu lên mưu của Mao khi phát động chiến dịch “Nho-Pháp Đấu tranh” ("Rufa Douzheng"), trận đấu giữa hai hướng Nho gia và Pháp gia sau chiến dịch “Phi Lâm, Phi Khổng” vào thập niên 70. Họ lấy biểu hiệu từ lịch sử Trung Hoa thời Chiến Quốc (từ quãng 403 đến 221 trước Tây lịch) khi phe Khổng nho bị thất thế… rồi được nhà Hán khôi phục.
Do quyền lực và tự ái sau sai lầm với Bước Nhảy Vọt Vĩ Đại (“Đại Dược Tiến” từ 1958 đến 1961 khiến ít ra 36 triệu dân mất mạng) Mao bị phê phán tại Hội nghị Lư Sơn năm 1959. Vì vậy, Mao phát động “Đại Văn Cách” từ 1967 cùng Giang Thanh. Rồi sai lầm còn nặng hơn: dùng quần chúng ngoài đảng và cả đám trẻ gọi là ‘Hồng Vệ binh’ đánh ngược vào đảng hầu loại bỏ mọi đối thủ, kể cả nhân vật số hai là Lưu Thiếu Kỳ bị chết trong tù năm 1969. Thấy sự hỗn loạn lan rộng, Lâm Bưu bèn cho gần triệu lính ra khỏi trại để tái lập trật tự! Mâu thuẫn lại bùng nổ và Khổng Tử là cái búa Mao dùng để hạ Lâm Bưu trong chiến dịch ‘Phi Lâm Phi Khổng’!
Sau đó là lịch sử bi thảm cho tới khi Mao chết, ngày chín Tháng Chín, 1976.
Trở lại với Diêm Thiết Luận, dù xưa mà vẫn có giá trị soi sáng, ta thấy Ngự sử Đại phu Tang Hoằng Dương cũng phạm sai lầm. Trận đấu có vẻ như giữa phe Nho gia với Pháp gia, nhưng đó chỉ là hiện tượng thời nay ta gọi là ‘mà mắt’, hình thức làm méo nội dung. Người có một phần trách nhiệm chính là họ Tang vì làm phép quy nạp, nôm na là thiếu tinh vi nên vơ đũa cả nắm!
Nhằm bảo vệ chủ trương từ thời Võ Đế tới sau này, họ Tang cứ khoác áo Pháp gia, vậy mà lúc nghiêm trọng nhất lại để tuột áo. Đã bảo đây là vở kịch, ta hãy cố tránh để khỏi lọt chi tiết nào:
Tang Hoàng Dương công khai tỏ vẻ miệt thị nông nghiệp và nông gia, trong khi theo đúng truyền thống, phe Khổng nho đả kích việc buôn bán là lý tài, thương gia là ăn bám, tiểu thủ công nghiệp làm mất trật tự… Họ chỉ thấy một cơ sở căn bản cho xã hội và hợp với đạo lý là sinh hoạt canh nông!
Thưa quý vị, chi tiết đó rất quan trọng.
Trong lịch sử nhân loại - Trung Hoa lẫn thế giới, tự cổ chí kim, từ xưa tới nay - duy có một người hữu trách kiên trì đề cao thương mại và công nghiệp, từ 21 thế kỷ trước. Là Tang Hoằng Dương! Theo ý đó, ông không hoàn toàn thuộc môn phái Pháp gia, nhờ đó, biết đâu đôi bên tìm ra sự tương đồng là vai trò canh nông. Rồi bàn tiếp về chi tiết thi hành như chống lãng phí, đề cao việc tiết kiệm cho tương lai của mọi người…
Chính các lập luận của Tang Hoằng Dương cần được xét kỹ theo tinh thần đó. Vì cho thấy một bất ngờ khác: nét cởi mở về tư tưởng và sự đởm lược của trí thức khi một thân một mình lại dám đối phó với mọi nghịch cảnh. Từ Nho gia tới Hoắc Quang.
Khi vào đầu, ít ai lại ưa Tang Hoằng Dương: là chuyên gia của hệ thống quản lý nhiều quyền lực, với kinh nghiệm, thành tích và tiền tài trong tay, ông ta có vẻ khinh người. Cho nên nếu có bị đám Nho gia thi nhau chửi rất nặng (và hay!) thì đáng đời!
Thế rồi dần dần, kiên định và cứ nhắc lại như khi giảng đạo, tay chuyên môn về kinh tế tài chánh của triều đình lại nói về Thiện Ác! Không là võ quan, Tang Hoằng Dương lại thuyết về nhu cầu đấu tranh chống quân Hung Nô và bảo vệ thiện căn – cái gốc của sự tử tế – hầu bá tánh đều được thịnh vượng, yên vui.
Tang Hoằng Dương còn lập ra… bản kế toán cụ thể của các hộ gia đình khi con la, con lừa, từng đoàn lạc đà cùng vượt quan ải với các món hàng quý hiếm, kể cả các sản phẩm của nước lạ!..
Khi đó, người ta ra khỏi thế trận Nho-Pháp mà mơ về một tương lai khác. Thời đó, tương lai là màu hồng cho giới nông gia, trừ phái Lão giáo còn muốn lui về quá khứ sâu xa hơn…
Thời nay, người ta đếm tỷ lệ sản xuất của nông nghiệp và lợi tức của thành phần nông gia so với trung bình của cả nước để đo lường trình độ phát triển. Và nguyên do khiến Bước Nhảy Vọt Vĩ Đại gây tai họa chết người, đa số là nông dân: Mao đòi đi đường tắt vào công nghiệp hóa!
_
Hình bên: Tang Hoằng Dương, tranh đời nhà Thanh.
Nguyễn xuân nghĩa