• Nhóm kín víp prồ, đỉnh của chóp 👉 xamvn

Khi nhật vung gươm

kiendinh35555

Yếu sinh lý
VÙNG OANH KÍCH TỰ DO!

Khi Nhật Vung Gươm...

Quen với văn hóa rồi truyện võ hiệp Trung Hoa, ta khoái võ Thiếu Lâm và các bài thiệu do môn sinh trình bày. Cứ như múa mà dường như không chết đến một con ruồi!

Khi xem phim võ hiệp của Nhật, ta thất vọng. Các võ sĩ Nhật lầm lỳ khốc liệt nín thinh, không ồn ào hài tội đối thủ, đôi mắt kín đáo theo dõi cách đối phương chuyển bộ. Thế rồi, cái soẹt!

Tay samurai vung gươm mà không báo trước và khi tra gươm vào vỏ thì đối phương đã... chuyển sang từ trần! Máu chảy có vòi mà chúng ta không kịp thấy gì. Kỳ thật...

Vì cơ thể học (anatomy) hay hình thái học (morphology) mà mỗi dân tộc lại có đặc tính riêng khi đi vào chốn sinh tử? Dân ta vốn thấp bé, xương mỏng nên khi lâm trận thường đánh đòn ngắn, phải dùng từ cùi chỏ tới đầu gối.

Muốn thế, cần lập mưu để tới gần đối phương mà không gây nghi ngại! Bị gục rồi, đối thủ mới gọi ta là gian! Nếu được hoàn cảnh khác, ta cũng đánh trường trận vậy...

Mà sao luận về võ công, cho vui lúc cuối tuần ư? Không, chỉ để dụ bà con đừng ham vui bỏ cuộc khi bài này nói NƯỚC NHẬT VUNG GƯƠM... Này nhé:

1/ Sau khi học tinh hoa Tây phương, Nhật sớm là cường quốc Đông Á khi nhà Đại Thanh còn há mồm. Vì “cơ thể hình thái học” ở địa dư hình thể là quần đảo lạnh giá, thiếu tài nguyên - trừ núi lửa, động đất và sóng thần giữa các khu biệt lập - Nhật sớm nhìn ra ngoài, từ cuối thế kỷ 19, đầu thể kỷ 20, để tìm nguồn sống. Nên trở thành đế quốc quân phiệt trước sự tàn tạ của Trung Hoa. Điều không may, cả Mỹ và Nhật đều mắc mưu tình báo Xô Viết!

2/ Nhật muốn “Bắc tiến” (dùng lục quân tấn công Siberia Tây Bá Lợi Á của Liên bang Xô viết, mà Liên Xô biết được và sai điệp viên trong ban tham mưu cao cấp của Tổng thống F.D. Roosevelt phong tỏa kinh tế Nhật. Thủ tướng Nhật có chủ ý ôn hòa với Mỹ bị mất chức và nhân vật chống Mỹ lên cầm quyền: Nhật đưa Hải quân tấn công Trân Châu Cảng của Mỹ ngày bảy Tháng 12, 1941. (Xin đọc “Operation White Snow” thì rõ). Kết cuộc thì Mỹ đánh bại Nhật năm 1945, sau một trận tốn kém cho mọi nơi – kể cả... Việt Nam!

3/ Sau khi thắng Nhật, dưới sự lãnh đạo của Tướng Douglas MacArthur (1880-1964) Mỹ xây dựng lại xứ này với bản Hiến pháp giải giới ở điều chín: Nhật không được có quân đội. Nhưng cục diện lại thay đổi. Thời Chiến Tranh Lạnh, Mỹ cần Nhật chặn hạm đội Xô Viết xuống Thái Bình Dương và canh cửa Bắc Kinh nên lực lượng Tự Vệ Nhật (Self Defense Forces) có giảm áp lực cho Hoa Kỳ. Và Nhật được Mỹ bảo vệ với cây dù nguyên tử (atomic) rồi hạch tâm (nuclear).

4/ Khỏi dồn sức tốn kém cho nhu cầu quốc phòng, lại được Mỹ hỗ trợ khi từ bỏ chủ nghĩa quân phiệt đi theo kinh tế thị trường với chế độ dân chủ, Nhật trở thành cường quốc kinh tế Á Châu. Nhật có ảnh hưởng toàn cõi Đông Á, vài chục năm sau lại cạnh tranh với Mỹ! Mâu thuẫn Mỹ-Nhật đã lạ. Khi Nhật lên tới đỉnh quãng 1987-1990 thì Liên Xô tan rã nên nhu cầu chặn Nga của Mỹ cũng giảm. Thay vào đó là sự lớn mạnh của Trung Cộng, khi Nhật trôi vào mấy thập niên suy sụp kể từ 1993: năm 2010, sản lượng kinh tế Nhật nhường vị trí số hai cho Trung Cộng!

5/ Kiểm lại từng thời kỳ như vậy – dù ngắn gọn – ta hiểu rõ hơn quan hệ giữa các cường quốc: nó vượt qua vị trí của từng lãnh tụ vì mọi lãnh tụ đều bị thực tế phức tạp chi phối.

6/ Về Nhật Bản, ta thấy ra vài sự thật: a) dân Nhật yêu nước và hãnh diện là người Nhật, “phải anh hùng lắm mới tồn tại trên lãnh thổ khắc nghiệt của địa dư hình thể”; b) khi xứ sở lâm nạn kinh tế (1993-2022) hay thiên tai (vụ Fukushima ngày ba Tháng 11, 2011), dân Nhật có phản ứng “rau cháo với nhau”, họ nhịn ăn, lấy tiền tiết kiệm cho chính phủ vay để vượt qua sóng gió...

7/ Nay sóng gió lại nổi lên! Trung Cộng hăm dọa thế giới và Đài Loan - dàn phòng thủ gần nhất với lãnh thổ Nhật – thì Đài Loan là... vấn đề an ninh của Nhật! Chiến sự tại Ukraine cũng là bất ngờ khi xứ lớn uy hiếp xứ nhỏ. Tân Thủ tướng Nhật là Fumio Kishida nói ra: “thay đổi nguyên trạng bằng võ lực là không chấp nhận được tại Ấn Độ - Thái Bình Dương!” Ông dùng chuyện Ukraine là nhằm đả kích Bắc Kinh!

8/ Khi đó, ta nên suy ngẫm thêm: Nếu Nhật không tin Mỹ dám đụng trận với Tầu để cứu Đài Loan hay Nhật thì họ làm gì? Diễn màn hara kiri thời xưa – tự mổ bụng để tự sát? Còn lâu! Mà chẳng gì Nhật, nhiều xứ khác cũng nghĩ vậy. Sáng kiến gọi là “tứ trụ kim cương” gồm Mỹ, Nhật, Ấn, Úc là do Thủ tướng Nhật Shinzo Abe nêu ra từ 2007!

Chúng ta kết luận thế nào?

Rất lạnh lùng, ta thấy Nhật, cả người dân, dần dần hiểu rõ rằng chiến tranh có thể xảy ra. Họ chấp nhận điều ấy, nhưng sẽ phải tìm lại vị trí đại cường. Chứ không rút ra một lưỡi gươm cụt.

Nguyễn xuân nghĩa
 
Bên trên