Tòa án Tối Cao
Tao là gay
Chỉ trong vòng năm ngày, kinh tế - xã hội VN đột nhiên rơi từ trên “đỉnh” xuống “đáy”. “Đỉnh” do ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng CSVN dựng lên hôm 17/5/2023. Còn “đáy” do ông Vương Đình Huệ, Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa XHCN Việt Nam xác lập vào ngày hôm nay (22/5/2023).
Khoan bàn ai đúng – ai sai, chỉ cần đối chiếu tuyên bố của ông Trọng và nhận định của ông Huệ về tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam ắt sẽ thấy rõ ràng mâu thuẫn giữa tuyên bố và nhận định của cả hai.
Chỉ trong vòng năm ngày, kinh tế - xã hội Việt Nam đột nhiên rơi từ trên “đỉnh” xuống “đáy”. “Đỉnh” do ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng CSVN dựng lên hôm 17/5/2023. Còn “đáy” do ông Vương Đình Huệ, Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa XHCN Việt Nam xác lập vào ngày hôm nay (22/5/2023).
***
Tuần trước, khi tuyên bố bế mạc Hội nghị giữa nhiệm kỳ của Ban Chấp hành Trung ương (BCH TƯ) đảng CSVN khóa 13, ông Trọng tuyên bố như thế này về tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam: Về kinh tế - xã hội, cơ bản thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ, vừa tập trung phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh, vừa thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, hiệu quả.
Theo ông Trọng, “thành tựu” này là nhờ BCH TƯ đảng khóa 13: Ban hành và chỉ đạo tổ chức rất thành công các hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết mới của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh ở toàn bộ sáu vùng kinh tế - xã hội, góp phần tích cực thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới của Đại hội lần thứ XIII về phát triển vùng - vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quan trọng, cả về lý luận và thực tiễn trong việc phát triển nhanh, bền vững.
Ông Trọng còn nhấn mạnh: Nửa đầu nhiệm kỳ khóa XIII, với ý chí, quyết tâm cao và tinh thần “tiền hô hậu ủng”, “nhất hô bá ứng”, “trên dưới đồng lòng”, “dọc ngang thông suốt”, BCH TƯ, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai tổ chức thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả Nghị quyết Đại hội XIII. Đảng ta, đất nước ta vẫn vững vàng vượt qua mọi khó khăn, thách thức, tiếp tục đạt được những kết quả quan trọng, khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực (1).
Tuy nhiên hôm nay, khi ngỏ lời khai mạc Kỳ họp thứ 5 của Quốc hội khóa 15, ông Vương Đình Huệ lại đưa ra những nhận định hoàn toàn khác: Mức tăng trưởng kinh tế đạt thấp hơn so với mục tiêu đề ra, một số địa phương có mức tăng trưởng âm hoặc thấp so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất, nhập khẩu, sản xuất của nhiều ngành công nghiệp chủ lực giảm hoặc tăng thấp. Trong khi đó, một số điểm nghẽn của các thị trường chưa được tháo gỡ hiệu quả và nhiều doanh nghiệp còn khó khăn, một số doanh nghiệp phải cắt giảm quy mô hoặc dừng hoạt động; kinh tế vĩ mô tiềm ẩn nhiều rủi ro. Áp lực tỉ giá, lãi suất tăng cao; nguy cơ nợ xấu gia tăng (2)...
Cứ như phát biểu khai mạc Kỳ họp thứ 5 của Quốc hội khóa 15 của Chủ tịch Quốc hội thì kinh tế - xã hội Việt Nam đang đối diện với nhiều vấn nạn nghiêm trọng, thành ra ông Huệ đề nghị: Quốc hội tập trung phân tích cụ thể, đánh giá khách quan, sát thực, toàn diện, thẳng thắn về kết quả đạt được, hạn chế, khó khăn, nhất là trong việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, việc hoàn thành mục tiêu tăng trưởng cả năm... Làm rõ trách nhiệm, nguyên nhân khách quan, chủ quan cả trong công tác tổ chức thực hiện và những vấn đề liên quan đến chính sách, thể chế, pháp luật. Cùng với đó, phân tích, dự báo những khó khăn hạn chế của nội tại nền kinh tế sát với tình hình thời gian tới. Từ đó, đề xuất giải pháp thiết thực, kịp thời, nhất là có giải pháp hữu hiệu để chấn chỉnh, khắc phục ngay tình trạng kỷ luật, kỷ cương chưa nghiêm, né tránh, đùn đẩy, sợ trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức trong thực thi công vụ, góp phần hoàn thành các mục tiêu năm 2023, tạo tiền đề thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội cho cả giai đoạn 2021-2025.
Kinh tế - xã hội của một quốc gia khác với... game show – không thể lôi lên trên đỉnh rồi vài ngày sau cho rớt xuống đáy và ngược lại để... lôi kéo người xem. Trên thực tế, hệ thống tư pháp của Cộng hòa XHCN Việt Nam đã khởi tố - truy tố - phạt tù rất nhiều cá nhân bị cho là “chống nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” vì “làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân, hoặc có nội dung bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân, hoặc gây chiến tranh tâm lý”. Thực tế cho thấy những cá nhân này bị trừng phạt chỉ vì cung cấp thông tin hay công bố những nhận định không đúng với ý chí của nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.
Khoan bàn ai đúng – ai sai, chỉ cần đối chiếu tuyên bố của ông Trọng và nhận định của ông Huệ về tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam ắt sẽ thấy rõ ràng mâu thuẫn giữa tuyên bố và nhận định của cả hai đang “gây hoang mang trong nhân dân” vì ý chí của nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam không thể trái ngược nhau đến mức kỳ quái như vậy. Chưa kể, xét về tính chất, bởi mâu thuẫn này khiến công chúng có lý do để nghi ngại về hệ thống chính trị tại Việt Nam nên đó chính là một kiểu “chiến tranh tâm lý”.
Mâu thuẫn vừa đề cập chính là dấu hiệu cho thấy, hoặc ông Trọng, hoặc ông Huệ đã “phát tán thông tin có nội dung bịa đặt, phỉ báng chính quyền nhân dân” và vì vai trò, vị trí của cả hai nên bất kể là ai thì đó cũng là “phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng” theo Điều 117 của Bộ Luật Hình sự hiện hành. Chờ xem pháp chế XHCN có đủ nghiêm minh để sẵn sàng xem xét, xác định ông nào phải trách nhiệm hình sự vì đã “tuyên truyền chống nhà nước” theo hướng ông Trọng vẫn xiển dương là “không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai; không chịu sức ép của bất kỳ tổ chức, cá nhân nào” chăng?
Khoan bàn ai đúng – ai sai, chỉ cần đối chiếu tuyên bố của ông Trọng và nhận định của ông Huệ về tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam ắt sẽ thấy rõ ràng mâu thuẫn giữa tuyên bố và nhận định của cả hai.
Chỉ trong vòng năm ngày, kinh tế - xã hội Việt Nam đột nhiên rơi từ trên “đỉnh” xuống “đáy”. “Đỉnh” do ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng CSVN dựng lên hôm 17/5/2023. Còn “đáy” do ông Vương Đình Huệ, Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa XHCN Việt Nam xác lập vào ngày hôm nay (22/5/2023).
***
Tuần trước, khi tuyên bố bế mạc Hội nghị giữa nhiệm kỳ của Ban Chấp hành Trung ương (BCH TƯ) đảng CSVN khóa 13, ông Trọng tuyên bố như thế này về tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam: Về kinh tế - xã hội, cơ bản thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ, vừa tập trung phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh, vừa thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, hiệu quả.
Theo ông Trọng, “thành tựu” này là nhờ BCH TƯ đảng khóa 13: Ban hành và chỉ đạo tổ chức rất thành công các hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết mới của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh ở toàn bộ sáu vùng kinh tế - xã hội, góp phần tích cực thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới của Đại hội lần thứ XIII về phát triển vùng - vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quan trọng, cả về lý luận và thực tiễn trong việc phát triển nhanh, bền vững.
Ông Trọng còn nhấn mạnh: Nửa đầu nhiệm kỳ khóa XIII, với ý chí, quyết tâm cao và tinh thần “tiền hô hậu ủng”, “nhất hô bá ứng”, “trên dưới đồng lòng”, “dọc ngang thông suốt”, BCH TƯ, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai tổ chức thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả Nghị quyết Đại hội XIII. Đảng ta, đất nước ta vẫn vững vàng vượt qua mọi khó khăn, thách thức, tiếp tục đạt được những kết quả quan trọng, khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực (1).
Tuy nhiên hôm nay, khi ngỏ lời khai mạc Kỳ họp thứ 5 của Quốc hội khóa 15, ông Vương Đình Huệ lại đưa ra những nhận định hoàn toàn khác: Mức tăng trưởng kinh tế đạt thấp hơn so với mục tiêu đề ra, một số địa phương có mức tăng trưởng âm hoặc thấp so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất, nhập khẩu, sản xuất của nhiều ngành công nghiệp chủ lực giảm hoặc tăng thấp. Trong khi đó, một số điểm nghẽn của các thị trường chưa được tháo gỡ hiệu quả và nhiều doanh nghiệp còn khó khăn, một số doanh nghiệp phải cắt giảm quy mô hoặc dừng hoạt động; kinh tế vĩ mô tiềm ẩn nhiều rủi ro. Áp lực tỉ giá, lãi suất tăng cao; nguy cơ nợ xấu gia tăng (2)...
Cứ như phát biểu khai mạc Kỳ họp thứ 5 của Quốc hội khóa 15 của Chủ tịch Quốc hội thì kinh tế - xã hội Việt Nam đang đối diện với nhiều vấn nạn nghiêm trọng, thành ra ông Huệ đề nghị: Quốc hội tập trung phân tích cụ thể, đánh giá khách quan, sát thực, toàn diện, thẳng thắn về kết quả đạt được, hạn chế, khó khăn, nhất là trong việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, việc hoàn thành mục tiêu tăng trưởng cả năm... Làm rõ trách nhiệm, nguyên nhân khách quan, chủ quan cả trong công tác tổ chức thực hiện và những vấn đề liên quan đến chính sách, thể chế, pháp luật. Cùng với đó, phân tích, dự báo những khó khăn hạn chế của nội tại nền kinh tế sát với tình hình thời gian tới. Từ đó, đề xuất giải pháp thiết thực, kịp thời, nhất là có giải pháp hữu hiệu để chấn chỉnh, khắc phục ngay tình trạng kỷ luật, kỷ cương chưa nghiêm, né tránh, đùn đẩy, sợ trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức trong thực thi công vụ, góp phần hoàn thành các mục tiêu năm 2023, tạo tiền đề thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội cho cả giai đoạn 2021-2025.
Kinh tế - xã hội của một quốc gia khác với... game show – không thể lôi lên trên đỉnh rồi vài ngày sau cho rớt xuống đáy và ngược lại để... lôi kéo người xem. Trên thực tế, hệ thống tư pháp của Cộng hòa XHCN Việt Nam đã khởi tố - truy tố - phạt tù rất nhiều cá nhân bị cho là “chống nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” vì “làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân, hoặc có nội dung bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân, hoặc gây chiến tranh tâm lý”. Thực tế cho thấy những cá nhân này bị trừng phạt chỉ vì cung cấp thông tin hay công bố những nhận định không đúng với ý chí của nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.
Khoan bàn ai đúng – ai sai, chỉ cần đối chiếu tuyên bố của ông Trọng và nhận định của ông Huệ về tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam ắt sẽ thấy rõ ràng mâu thuẫn giữa tuyên bố và nhận định của cả hai đang “gây hoang mang trong nhân dân” vì ý chí của nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam không thể trái ngược nhau đến mức kỳ quái như vậy. Chưa kể, xét về tính chất, bởi mâu thuẫn này khiến công chúng có lý do để nghi ngại về hệ thống chính trị tại Việt Nam nên đó chính là một kiểu “chiến tranh tâm lý”.
Mâu thuẫn vừa đề cập chính là dấu hiệu cho thấy, hoặc ông Trọng, hoặc ông Huệ đã “phát tán thông tin có nội dung bịa đặt, phỉ báng chính quyền nhân dân” và vì vai trò, vị trí của cả hai nên bất kể là ai thì đó cũng là “phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng” theo Điều 117 của Bộ Luật Hình sự hiện hành. Chờ xem pháp chế XHCN có đủ nghiêm minh để sẵn sàng xem xét, xác định ông nào phải trách nhiệm hình sự vì đã “tuyên truyền chống nhà nước” theo hướng ông Trọng vẫn xiển dương là “không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai; không chịu sức ép của bất kỳ tổ chức, cá nhân nào” chăng?