Đặc Vụ Chém Gió
Tao là gay
Thứ tư, 24/5/2023, 05:00 (GMT+7)
Chiều 24/5, Quốc hội sẽ thảo luận một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Phòng thủ dân sự. Theo báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự án Luật, có ý kiến đề nghị quy định cụ thể căn cứ xác định cấp độ phòng thủ dân sự để đảm bảo tính khả thi.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, việc quy định tiêu chí để xác định cấp độ phòng thủ dân sự có tính đến yếu tố khách quan, chủ quan, điều kiện tự nhiên, xã hội của từng địa phương. Việc lượng hóa, mô tả cụ thể từng cấp độ phải căn cứ từng loại sự cố, thảm họa như thiên tai, dịch bệnh, cháy nổ, ô nhiễm. Do đó, cơ quan chuyên môn cần căn cứ từng luật chuyên ngành để áp dụng biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả phù hợp.
Đối với đề nghị quy định rõ căn cứ xác định và thẩm quyền công bố, bãi bỏ "tình trạng khẩn cấp" và "tình trạng chiến tranh", Thường vụ Quốc hội nhận thấy, thẩm quyền ban bố, bãi bỏ đã được quy định bởi pháp luật về tình trạng khẩn cấp và Luật Quốc phòng.
Luật Phòng thủ dân sự chỉ quy định cụ thể biện pháp đặc thù về phòng thủ dân sự trong hai trạng thái rất đặc biệt là tình trạng chiến tranh và tình trạng khẩn cấp. Quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục và biện pháp gắn với tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp sẽ do luật chuyên ngành điều chỉnh.
Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang trình bày tờ trình dự án Luật Phòng thủ dân sự trước Quốc hội, tháng 10/2022. Ảnh: Media Quốc hội
Có ý kiến đề nghị rà soát biện pháp trong cấp độ phòng thủ dân sự để bảo đảm khả thi, tránh chồng chéo. Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc quy định cụ thể biện pháp cần áp dụng trong từng cấp độ là cần thiết, bảo đảm tính bao quát chung đối với các dạng sự cố, thảm họa quy định tại luật chuyên ngành.
Qua rà soát, nghiên cứu, Thường vụ Quốc hội đề nghị chỉnh lý theo hướng áp dụng biện pháp tăng dần theo từng cấp độ và quy định cụ thể thẩm quyền của chủ tịch UBND cấp huyện, cấp tỉnh và Thủ tướng trong từng cấp độ.
Có đại biểu đề nghị quy định rõ hơn cơ chế giám sát; biện pháp quản lý, sử dụng nguồn thu do tổ chức, cá nhân vận động được, phòng ngừa tiêu cực. Tuy nhiên, trách nhiệm giám sát của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã được quy định tại Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Năm 2021, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo, hiện nay đang được thực hiện ổn định và hiệu quả.
Dự thảo Luật cũng giao Chính phủ quy định chi tiết việc huy động, vận động đóng góp tự nguyện và phân bổ nguồn lực cứu trợ, hỗ trợ bảo đảm việc phân bổ công bằng, kịp thời, đúng đối tượng.
Sau khi thảo luận tại hội trường chiều nay, dự thảo luật Phòng thủ dân sự sẽ được tiếp thu, hoàn thiện để trình Quốc hội thông qua ngày 20/6.
Theo chương trình kỳ họp, trong sáng nay, Quốc hội sẽ nghe báo cáo, thẩm tra về quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021; báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đấu thầu, trước khi Quốc hội thảo luận hội trường.
Buổi chiều, Quốc hội nghe tờ trình và thẩm tra về tiếp tục thực hiện chính sách giảm thuế giá trị gia tăng 2% theo Nghị quyết số 43/2022; việc quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường giao thông từ Quốc lộ 27C đến đường tỉnh ĐT.656 tỉnh Khánh Hòa - kết nối với Lâm Đồng và Ninh Thuận.
Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa 15 khai mạc ngày 22/5, chia làm hai đợt họp với tổng thời gian làm việc 22 ngày. Đợt một 17 ngày (22/5-10/6); đợt hai 5 ngày (19/6-23/6).
Sơn Hà
Áp dụng biện pháp phòng thủ dân sự tăng dần theo cấp độ
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị áp dụng biện pháp phòng thủ dân sự tăng dần theo từng cấp độ sự cố, thảm họa, và quy định cụ thể thẩm quyền các cấp.Chiều 24/5, Quốc hội sẽ thảo luận một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Phòng thủ dân sự. Theo báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự án Luật, có ý kiến đề nghị quy định cụ thể căn cứ xác định cấp độ phòng thủ dân sự để đảm bảo tính khả thi.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, việc quy định tiêu chí để xác định cấp độ phòng thủ dân sự có tính đến yếu tố khách quan, chủ quan, điều kiện tự nhiên, xã hội của từng địa phương. Việc lượng hóa, mô tả cụ thể từng cấp độ phải căn cứ từng loại sự cố, thảm họa như thiên tai, dịch bệnh, cháy nổ, ô nhiễm. Do đó, cơ quan chuyên môn cần căn cứ từng luật chuyên ngành để áp dụng biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả phù hợp.
Đối với đề nghị quy định rõ căn cứ xác định và thẩm quyền công bố, bãi bỏ "tình trạng khẩn cấp" và "tình trạng chiến tranh", Thường vụ Quốc hội nhận thấy, thẩm quyền ban bố, bãi bỏ đã được quy định bởi pháp luật về tình trạng khẩn cấp và Luật Quốc phòng.
Luật Phòng thủ dân sự chỉ quy định cụ thể biện pháp đặc thù về phòng thủ dân sự trong hai trạng thái rất đặc biệt là tình trạng chiến tranh và tình trạng khẩn cấp. Quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục và biện pháp gắn với tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp sẽ do luật chuyên ngành điều chỉnh.
Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang trình bày tờ trình dự án Luật Phòng thủ dân sự trước Quốc hội, tháng 10/2022. Ảnh: Media Quốc hội
Có ý kiến đề nghị rà soát biện pháp trong cấp độ phòng thủ dân sự để bảo đảm khả thi, tránh chồng chéo. Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc quy định cụ thể biện pháp cần áp dụng trong từng cấp độ là cần thiết, bảo đảm tính bao quát chung đối với các dạng sự cố, thảm họa quy định tại luật chuyên ngành.
Qua rà soát, nghiên cứu, Thường vụ Quốc hội đề nghị chỉnh lý theo hướng áp dụng biện pháp tăng dần theo từng cấp độ và quy định cụ thể thẩm quyền của chủ tịch UBND cấp huyện, cấp tỉnh và Thủ tướng trong từng cấp độ.
Có đại biểu đề nghị quy định rõ hơn cơ chế giám sát; biện pháp quản lý, sử dụng nguồn thu do tổ chức, cá nhân vận động được, phòng ngừa tiêu cực. Tuy nhiên, trách nhiệm giám sát của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã được quy định tại Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Năm 2021, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo, hiện nay đang được thực hiện ổn định và hiệu quả.
Dự thảo Luật cũng giao Chính phủ quy định chi tiết việc huy động, vận động đóng góp tự nguyện và phân bổ nguồn lực cứu trợ, hỗ trợ bảo đảm việc phân bổ công bằng, kịp thời, đúng đối tượng.
Sau khi thảo luận tại hội trường chiều nay, dự thảo luật Phòng thủ dân sự sẽ được tiếp thu, hoàn thiện để trình Quốc hội thông qua ngày 20/6.
Theo chương trình kỳ họp, trong sáng nay, Quốc hội sẽ nghe báo cáo, thẩm tra về quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021; báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đấu thầu, trước khi Quốc hội thảo luận hội trường.
Buổi chiều, Quốc hội nghe tờ trình và thẩm tra về tiếp tục thực hiện chính sách giảm thuế giá trị gia tăng 2% theo Nghị quyết số 43/2022; việc quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường giao thông từ Quốc lộ 27C đến đường tỉnh ĐT.656 tỉnh Khánh Hòa - kết nối với Lâm Đồng và Ninh Thuận.
Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa 15 khai mạc ngày 22/5, chia làm hai đợt họp với tổng thời gian làm việc 22 ngày. Đợt một 17 ngày (22/5-10/6); đợt hai 5 ngày (19/6-23/6).
Sơn Hà
Áp dụng biện pháp phòng thủ dân sự tăng dần theo cấp độ
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị áp dụng biện pháp phòng thủ dân sự tăng dần theo từng cấp độ sự cố, thảm họa, và quy định cụ thể thẩm quyền các cấp.
vnexpress.net