Tòa án Tối Cao
Tao là gay
Tổng thống Joe Biden và phe Cộng hòa đạt được thỏa thuận sơ bộ để nâng trần nợ công, tránh tình trạng vỡ nợ.
"Tôi vừa điện đàm với Tổng thống. Sau khi ông ấy lãng phí thời gian và từ chối đàm phán trong nhiều tháng, chúng tôi đã đạt được một thỏa thuận sơ bộ phù hợp với người dân Mỹ", Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy viết trên Twitter tối 27/5 (sáng 28/5 giờ Hà Nội).
Bước đột phá đến sau thời gian dài bế tắc khi cả hai bên đều cứng rắn trong các cuộc đàm phán trước hạn chót 5/6, ngày Bộ Tài chính Mỹ dự báo nước này sẽ vỡ nợ.
Ông Biden và ông McCarthy đã điện đàm trong 90 phút để đi tới thỏa thuận sơ bộ. Nội dung chi tiết chưa được hoàn thiện nhưng thỏa thuận sẽ bao gồm nâng trần nợ trong hai năm, hạn chế chi tiêu trong thời gian đó và tăng thêm điều kiện với các chương trình dành cho người nghèo.
"Chúng tôi vẫn còn nhiều việc phải làm để hoàn thành các chi tiết của thỏa thuận, dự kiến trong ngày 28/5. Hạ viện sẽ bỏ phiếu về thỏa thuận vào 31/5", McCarthy nói với phóng viên tại Đồi Capitol.
Tổng thống Biden cũng ra tuyên bố thông báo các nhà đàm phán đang hoàn thiện văn kiện và sẽ chuyển nó cho quốc hội. "Tôi kêu gọi lưỡng viện thông qua thỏa thuận ngay khi nhận được", ông nói.
Mỹ hồi tháng 1 chạm trần nợ công 31,4 nghìn tỷ USD do quốc hội thiết lập. Bộ Tài chính Mỹ sau đó phải áp dụng các "biện pháp đặc biệt" để tiếp tục cấp ngân sách cho hoạt động của chính phủ, trong thời gian chờ Tổng thống Biden và các lãnh đạo quốc hội Mỹ nhất trí về nâng trần nợ công.
Yêu cầu của phe Cộng hòa trong các cuộc đàm phán là chính phủ Mỹ cắt giảm chi tiêu mạnh tay để làm chậm tốc độ tăng nợ công của Mỹ, hiện gần tương đương với sản lượng hàng năm của nền kinh tế nước này. Phe Cộng hòa cũng muốn đưa ra các yêu cầu về công việc đối với một số chương trình phúc lợi dành cho người có thu nhập thấp. Biện pháp này sẽ giảm số người được bảo hiểm và nhận trợ cấp.
Các nguồn tin cho biết các nhà đàm phán đã đồng ý vào năm tài khóa 2024, Mỹ sẽ duy trì chi tiêu phi quốc phòng ở mức năm 2023 và tăng thêm 1% vào năm 2025.
Tình trạng bế tắc kéo dài đã khiến thị trường tài chính lao đao, gây áp lực lên thị trường chứng khoán và buộc Mỹ phải trả lãi suất cao kỷ lục cho một số đợt bán trái phiếu. Các nhà kinh tế cho rằng vỡ nợ sẽ gây hậu quả nặng nề hơn nhiều, có khả năng đẩy quốc gia vào suy thoái kinh tế, làm rung chuyển nền kinh tế thế giới và tỷ lệ thất nghiệp tăng đột biến.
Lần gần nhất Mỹ trên bờ vực vỡ nợ là vào năm 2011, khi tổng thống và Thượng viện cũng thuộc đảng Dân chủ và Hạ viện do đảng Cộng hòa kiểm soát. Quốc hội cuối cùng ngăn chặn được tình trạng vỡ nợ, nhưng nền kinh tế phải chịu những cú sốc nặng nề, trong đó có việc Mỹ lần đầu tiên bị hạ xếp hạng tín nhiệm và một đợt bán tháo cổ phiếu lớn.
"Tôi vừa điện đàm với Tổng thống. Sau khi ông ấy lãng phí thời gian và từ chối đàm phán trong nhiều tháng, chúng tôi đã đạt được một thỏa thuận sơ bộ phù hợp với người dân Mỹ", Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy viết trên Twitter tối 27/5 (sáng 28/5 giờ Hà Nội).
Bước đột phá đến sau thời gian dài bế tắc khi cả hai bên đều cứng rắn trong các cuộc đàm phán trước hạn chót 5/6, ngày Bộ Tài chính Mỹ dự báo nước này sẽ vỡ nợ.
Ông Biden và ông McCarthy đã điện đàm trong 90 phút để đi tới thỏa thuận sơ bộ. Nội dung chi tiết chưa được hoàn thiện nhưng thỏa thuận sẽ bao gồm nâng trần nợ trong hai năm, hạn chế chi tiêu trong thời gian đó và tăng thêm điều kiện với các chương trình dành cho người nghèo.
"Chúng tôi vẫn còn nhiều việc phải làm để hoàn thành các chi tiết của thỏa thuận, dự kiến trong ngày 28/5. Hạ viện sẽ bỏ phiếu về thỏa thuận vào 31/5", McCarthy nói với phóng viên tại Đồi Capitol.
Tổng thống Biden cũng ra tuyên bố thông báo các nhà đàm phán đang hoàn thiện văn kiện và sẽ chuyển nó cho quốc hội. "Tôi kêu gọi lưỡng viện thông qua thỏa thuận ngay khi nhận được", ông nói.
Mỹ hồi tháng 1 chạm trần nợ công 31,4 nghìn tỷ USD do quốc hội thiết lập. Bộ Tài chính Mỹ sau đó phải áp dụng các "biện pháp đặc biệt" để tiếp tục cấp ngân sách cho hoạt động của chính phủ, trong thời gian chờ Tổng thống Biden và các lãnh đạo quốc hội Mỹ nhất trí về nâng trần nợ công.
Yêu cầu của phe Cộng hòa trong các cuộc đàm phán là chính phủ Mỹ cắt giảm chi tiêu mạnh tay để làm chậm tốc độ tăng nợ công của Mỹ, hiện gần tương đương với sản lượng hàng năm của nền kinh tế nước này. Phe Cộng hòa cũng muốn đưa ra các yêu cầu về công việc đối với một số chương trình phúc lợi dành cho người có thu nhập thấp. Biện pháp này sẽ giảm số người được bảo hiểm và nhận trợ cấp.
Các nguồn tin cho biết các nhà đàm phán đã đồng ý vào năm tài khóa 2024, Mỹ sẽ duy trì chi tiêu phi quốc phòng ở mức năm 2023 và tăng thêm 1% vào năm 2025.
Tình trạng bế tắc kéo dài đã khiến thị trường tài chính lao đao, gây áp lực lên thị trường chứng khoán và buộc Mỹ phải trả lãi suất cao kỷ lục cho một số đợt bán trái phiếu. Các nhà kinh tế cho rằng vỡ nợ sẽ gây hậu quả nặng nề hơn nhiều, có khả năng đẩy quốc gia vào suy thoái kinh tế, làm rung chuyển nền kinh tế thế giới và tỷ lệ thất nghiệp tăng đột biến.
Lần gần nhất Mỹ trên bờ vực vỡ nợ là vào năm 2011, khi tổng thống và Thượng viện cũng thuộc đảng Dân chủ và Hạ viện do đảng Cộng hòa kiểm soát. Quốc hội cuối cùng ngăn chặn được tình trạng vỡ nợ, nhưng nền kinh tế phải chịu những cú sốc nặng nề, trong đó có việc Mỹ lần đầu tiên bị hạ xếp hạng tín nhiệm và một đợt bán tháo cổ phiếu lớn.