Tòa án Tối Cao
Tao là gay
Có một xu hướng kinh doanh gần đây khiến mình khó hiểu. Đó là một số doanh nghiệp lại gắn ghép lòng yêu nước với sản phẩm của họ.
Tuy họ không nói trực tiếp, nhưng truyền thông lại có. Đừng ai nói với mình đây là sự ngẫu nhiên. Sấm sét đánh trúng hai lần liên tiếp sẽ khả thi hơn.
Ví dụ tiêu biểu là chiếc xe của công ty Vinh Phét
Mặc dù không hề sở hữu bất cứ công nghệ gốc nào, có lợi thế cạnh tranh gì, và giá cả lại cao hơn đối thủ. Nhưng truyền thông vẫn bơm thổi nó là “Chiếc xe quốc dân.”
Chúng ta cũng nên tự hào vì Việt Nam đã làm được xe hơi. Nhưng khi ra nước ngoài thì sẽ không ai quan tâm. Cái người tiêu dùng toàn cầu coi trọng là chất lượng của sản phẩm, chứ không phải là lòng yêu nước tự bơm thổi. Họ mua gạo, đường, cà phê, điện thoại, hay xe từ bất cứ nơi đâu, miễn sao là nó đáp ứng nhu cầu của họ.
Lòng yêu nước không chỉ bị lạm dụng trong thương trường, nó còn được đưa vào nghệ thuật và âm nhạc nhưng công cụ để phát triển. Khi ghép lịch sử vào một bài nhạc, bạn vô tình đưa khán giả và ban giám khảo vào vị thế khó xử. Nếu chê thì sẽ bị lầm tưởng là không có tinh thần dân tộc.
Khi lợi dụng lòng yêu nước để kinh doanh, điều bạn đang nói cho người khác biết là:
- “Sản phẩm này không hề có gì đặc biệt.”
- “Sản phẩm này không sự sáng tạo, mà là phiên bản sao chép.”
- “Tôi không có thế mạnh gì để lôi cuốn người khác.”
Nếu người khác không mua hay không tán thưởng thì sao? Họ không yêu nước?
Từ bao giờ khái niệm đó lại được định nghĩa bởi một sản phẩm.
Bạn muốn bán bất cứ cái gì để kiếm tiền cũng không sao. Tiền là động lực vĩ đại. Nhưng đừng lợi dụng lòng yêu nước làm vỏ bọc. Hãy cạnh tranh bằng trí tuệ và sự sáng tạo. Đó là cách bền vững duy nhất.
Tuy họ không nói trực tiếp, nhưng truyền thông lại có. Đừng ai nói với mình đây là sự ngẫu nhiên. Sấm sét đánh trúng hai lần liên tiếp sẽ khả thi hơn.
Ví dụ tiêu biểu là chiếc xe của công ty Vinh Phét
Mặc dù không hề sở hữu bất cứ công nghệ gốc nào, có lợi thế cạnh tranh gì, và giá cả lại cao hơn đối thủ. Nhưng truyền thông vẫn bơm thổi nó là “Chiếc xe quốc dân.”
Chúng ta cũng nên tự hào vì Việt Nam đã làm được xe hơi. Nhưng khi ra nước ngoài thì sẽ không ai quan tâm. Cái người tiêu dùng toàn cầu coi trọng là chất lượng của sản phẩm, chứ không phải là lòng yêu nước tự bơm thổi. Họ mua gạo, đường, cà phê, điện thoại, hay xe từ bất cứ nơi đâu, miễn sao là nó đáp ứng nhu cầu của họ.
Lòng yêu nước không chỉ bị lạm dụng trong thương trường, nó còn được đưa vào nghệ thuật và âm nhạc nhưng công cụ để phát triển. Khi ghép lịch sử vào một bài nhạc, bạn vô tình đưa khán giả và ban giám khảo vào vị thế khó xử. Nếu chê thì sẽ bị lầm tưởng là không có tinh thần dân tộc.
Khi lợi dụng lòng yêu nước để kinh doanh, điều bạn đang nói cho người khác biết là:
- “Sản phẩm này không hề có gì đặc biệt.”
- “Sản phẩm này không sự sáng tạo, mà là phiên bản sao chép.”
- “Tôi không có thế mạnh gì để lôi cuốn người khác.”
Nếu người khác không mua hay không tán thưởng thì sao? Họ không yêu nước?
Từ bao giờ khái niệm đó lại được định nghĩa bởi một sản phẩm.
Bạn muốn bán bất cứ cái gì để kiếm tiền cũng không sao. Tiền là động lực vĩ đại. Nhưng đừng lợi dụng lòng yêu nước làm vỏ bọc. Hãy cạnh tranh bằng trí tuệ và sự sáng tạo. Đó là cách bền vững duy nhất.