Thời gian mới có câu trả lời chính xác
Quá khứ và hiện tại thì ko đáng tin
Chủ yếu là cố gắng tuyên truyền cải thiện nhân quyền về Tôn Giáo
Không nghe những gì +s nói
Chỉ nhìn những gì +s làm
Công đoàn độc lập là 1 ví dụ điển hình
Dunno dun care, get rid of the "charismatic" stuff, the "speaking in tongues". Unseculared those filthy normie, unenthusiastic praising lord thingy. Make music great again. Build big ass pipe organ. Ban "sEcULaRe" music, ban it, must ban it
QUAN HỆ NGOẠI GIAO VIỆT NAM - VATICAN: VÀI HÀNG LỊCH SỬ
Suốt dòng lịch sử Giáo hội Việt Nam, mối quan hệ ngoại giao giữa Tòa thánh Vatican và Việt Nam trải qua nhiều thăng trầm, và chưa bao giờ được thiết lập chính thức mặc dù
Việt nam là nước có tỷ lệ Công giáo đứng thứ hai tại Châu Á.
Sự kiện quan trọng đánh dấu tiến trình bang giao giữa Tòa Thánh và chính quyền Việt Nam là chuyến viếng thăm Roma của Thượng thư Công giáo Nguyễn Hữu Bài vào năm 1922 và sau đó là chuyến Kinh lược Tông Tòa của Đức cha Henry Lécroart, SJ. vào năm 1923. Sau các chuyến viếng thăm quan trọng này, ngày 20/5/1925, Tòa thánh chính thực thiết lập Tòa Khâm sứ Đông Dương, đặt tại Phủ Cam và đặt Đức Tổng Giám mục Constantin Ayuti làm Khâm sứ tiên khởi tại Việt Nam.
Năm 1945, Bảo Đại thoái vị. Huế không còn là kinh đô của Việt Nam và ngày 18/1/1951, Khâm sứ John Dooley đã rời tòa Khâm sứ từ Huế ra Hà Nội.
Năm 1954, với Hiệp định Genève, Việt Nam tạm thời bị chia cắt thành hai vùng tập kết quân sự để chuẩn bị Tổng tuyển cử vào năm 1956. Khâm sứ Dooley vẫn ở lại Tòa Khâm Sứ tại Hà Nội cho đến năm 1959. Sau đó, Khâm sứ Dooley vì lý do sức khỏe nên đã rời Hà Nội. Người thay thế ngài, với cương vị Khâm sứ tạm thời (do chưa được Giáo hoàng bổ nhiệm) là Linh mục Terence O'Driscoll, nhưng sau đó, ngài cũng bị chính quyền Bắc Việt trục xuất khỏi Việt Nam vào tháng 9 năm 1959.
Trước đó, ngay từ năm 1956, vì hoàn cảnh chính trị, Đức Khâm sứ John Dooley không thể liên lạc với các quốc gia, nên ngày 15/2/1956, Tòa thánh đã cử Giám mục Giuseppe Caprio làm Thanh tra Tông tòa tại phần đất phía Nam lúc này là Việt Nam Cộng Hòa đã được Tòa thánh chính thức công nhận.
Năm 1957, Thanh tra Tông tòa được nâng lên thành Đại lý Khâm sứ tại Sài Gòn (Régent Apostolique). Sau khi linh mục Terence O'Driscoll bị trục xuất khỏi Bắc Việt năm 1959, Thanh tra Tông tòa được nâng lên thành Khâm sứ Tòa Thánh tại Sài Gòn.
Ngày 17/6/1964, Đức Phaolô VI đã đổi Khâm sứ Tòa thánh tại Đông Dương thành Khâm sứ Tòa thánh tại Việt Nam và bổ nhiệm Giám mục Angelo Palmas giữ chức Khâm sứ Tòa Thánh tại Việt Nam.
Tháng 8 năm 1975, theo yêu cầu của nhà cầm quyền cơm sườn, Đức Khâm sứ Tòa Thánh bị buộc phải dời khỏi Việt Nam, chấm dứt sự có mặt của Đại diện Tòa thánh tại Việt Nam.
Như vậy, cho đến năm 1975, giai đoạn được coi là nồng ấm nhất trong mối quan hệ ngoại giao giữa Vatican và Việt Nam, thì mức độ quan hệ ngoại giao cũng chỉ ở cấp độ Khâm sứ, nghĩa là Tòa thánh bổ nhiệm một vị đại diện cho Tòa thánh tại các quốc gia mà Tòa thánh không có quan hệ ngoại giao, để làm người liên hệ với Giáo hội tại quốc gia đặt tòa Khâm sứ. Tuy nhiên, với việc trục xuất Đức Khâm sứ Tòa thánh ra khỏi Việt Nam năm 1975, mối quan hệ này chính thức bị cắt đứt.
Năm 1990, sau một thời kỳ dài đóng băng, hai bên chính thức ngồi lại để "đối thoại" nhằm thiết lập bang giao. Sau 33 năm, ngày 27/7/2023, hai bên ký Thỏa thuận về Quy chế của Đại diện Thường trú của Tòa thánh tại Việt Nam.