• Nhóm kín víp prồ, đỉnh của chóp 👉 xamvn

Sinh viên làm thêm quán bar bị gạ tình, chuốc rượu để đổi tiền

VIP000

Thạc sĩ
Công việc diễn ra ban đêm với mức thù lao cao hấp dẫn nhiều sinh viên nhưng đi cùng với đó là cạm bẫy, cám dỗ và không ít đánh đổi...
"Lên nhà vệ sinh xíu, anh boa thêm tiền" - vị khách nam gợi ý L.H. (20 tuổi, sinh viên Đại học Duy Tân) đang bưng bê, phục vụ đồ uống.
Cảm thấy xúc phạm nhưng cậu sinh viên trẻ cố nén, đáp lại nhã nhặn, mong khách thông cảm, bản thân chỉ làm đúng phận sự của nhân viên quán bar và mau chóng rời khỏi chỗ vị khách nam đứng. Nhưng rời chỗ đó, tránh qua chỗ khác thì lại những lời gạ gẫm khác tiếp tục, thậm chí có khách nói thẳng tưng muốn H. cùng đi vào nhà nghỉ để "vui vẻ".
"Cả nam lẫn nữ tiếp viên đều gặp tình trạng trên. Nếu khách cư xử nhẹ nhàng, mình sẽ chủ động rút lui, còn làm khó dễ, mình cũng cần phản kháng nhanh chóng, dứt khoát" - H. chia sẻ nguyên tắc để trụ được với công việc phục vụ tại quán bar.
Sinh viên làm thêm quán bar bị gạ tình, chuốc rượu để đổi tiền - 1

Các quán bar thường hoạt động từ 21 đến 2h sáng hôm sau (Ảnh: Pexels).
Ngoại hình đẹp, giỏi ăn nói và có tửu lượng tốt
Làm việc tại các quán bar, vũ trường, quán bia hạng sang (beer club) sôi động về đêm, công việc không ảnh hưởng thời gian ban ngày mà mang lại thu nhập cao hơn hẳn chạy bàn nhà hàng, phục vụ quán cà phê... nên các sinh viên đi làm thêm rất ham.
Kim Huyền (20 tuổi) hiện là part-time booking (người đặt bàn) cho một quán bar có tiếng ở Đà Nẵng. Cô gái trẻ đến với nghề từ lời mời của ông chủ vũ trường này. Công việc của Huyền là tìm kiếm khách hàng, lên danh sách đặt bàn trước mỗi tối.
Sinh viên làm thêm quán bar bị gạ tình, chuốc rượu để đổi tiền - 2

Kim Huyền chia sẻ, muốn theo đuổi công việc tại quán bar cô cần có ngoại hình và kỹ năng ăn nói tốt (Ảnh: NVCC).
Thông thường, cô gái trẻ tiếp cận khách bằng cách đưa hình ảnh, thông tin chương trình khuyến mãi trên trang facebook cá nhân. Thế nhưng, nhằm thu hút người mới và giữ chân khách cũ, cô gái trẻ vẫn sẽ đến quán tổ chức tặng quà, tạo mini game (trò chơi nhỏ), mời rượu và giới thiệu về các chương trình khuyến mãi.
"Để khách chú ý, nhân viên quán bar cần sở hữu ngoại hình ưa nhìn, kỹ năng ăn nói tốt. Trong đó, bạn cần tìm hiểu khách đến quán với tâm thế nào, muốn "quẩy", nghe nhạc, hay để quên chuyện buồn... thì mới có cách tiếp cận phù hợp" - Kim Huyền nói.
Đồng tình với quan điểm trên, Ly Như (21 tuổi, sinh viên ĐH Văn Lang, TPHCM) cũng cho biết: "Trước tiên, các tiếp viên phải cho đối tượng ấn tượng bằng sự chỉn chu về ngoại hình, nét riêng của bản thân. Sau đó biết cách dùng ánh mắt bắt chuyện, thoải mái kết bạn".
Sinh viên làm thêm quán bar bị gạ tình, chuốc rượu để đổi tiền - 3

Ngoài ra, việc được mời rượu là cách hữu ích để các nhân viên đặt bàn thu hút khách tới quán bar (Ảnh: Pexels).
Đặc biệt, với những người hành nghề booking như Kim Huyền, việc tiếp cận các bàn nhậu, mời khách thử rượu là một cách thức hữu ích. Trước giờ quán mở cửa, cô gái trẻ luôn sử dụng trước đồ ăn lót dạ. Mỗi lần khách mời rượu, cô chỉ nhấp môi để giữ bản thân tỉnh táo.
"Đôi khi khách quá khích thì chuyện bị bắt uống dồn dập là điều dễ hiểu, phụ nữ làm công việc này cần biết viện cớ từ chối mà không làm mếch lòng người mời. Tôi hay nói bản thân đau dạ dày hoặc cụng ly rồi nhờ luôn các anh uống giúp. Với ngành này, để làm lâu dài được cần luôn giữ nguyên tắc, hình tượng thật tốt" - Kim Huyền nói thêm.
Đồng tiền đánh đổi những cái nhìn miệt thị
Với mỗi bàn nhậu được đặt, các booking sẽ nhận hoa hồng dựa trên hóa đơn, thông thường là 10-20%.
Ngoài ra, nhân viên đặt bàn còn nhận thêm tiền boa nếu làm khách hài lòng, từ sự phục vụ tốt của bản thân.
"Mỗi tháng làm việc tại bar mình kiếm hơn 10 triệu đồng. So với chuyện làm việc ban ngày, mình cảm thấy tốt hơn vì vừa không trùng lịch học, vừa đạt mức thu nhập tốt, tự lo được việc ăn học của bản thân" - L.H. nói.
Tương tự, Kim Huyền cũng hài lòng với mức lương giúp cô đủ trang trải cuộc sống tại thành phố. Vì lý do gia đình, hiện tại cô gái trẻ đã quyết định tập trung toàn thời gian cho nghề này.
Sinh viên làm thêm quán bar bị gạ tình, chuốc rượu để đổi tiền - 4

Một góc phố Tây Bùi Viện cuối tuần, nơi có hàng trăm quán bar, club mọc san sát, luôn cần tuyển người làm part-time (ngoài giờ) (Ảnh: Hải Long).
Đổi lại, những người làm đều thừa nhận, môi trường làm việc ở quán bar cũng đánh đổi không nhỏ. Làm đêm, giờ tan ca luôn là tờ mờ sáng khiến giờ giấc sinh hoạt thiếu khoa học, ảnh hưởng sức khỏe. Mức thu nhập tốt tạo ra cám dỗ khó tránh. Và sau hết là việc đối diện những định kiến, cái nhìn miệt thị xung quanh về nghề nghiệp này.
"Tôi thường tan ca lúc 2h sáng hoặc muộn hơn nên hôm sau đến trường cũng rất mệt mỏi, học khó tập trung, đã nhiều lần rớt môn. Bạn bè chưa hiểu chuyện nên không ủng hộ lựa chọn công việc đó của tôi. Với gia đình, thực sự là tôi phải giấu nhẹm" - L.H. nói.
"Tôi đã nghỉ học nên không lo lắng về thời gian làm việc nhưng làm một thời gian, quả thực là sức khỏe đi xuống. Tôi hay mệt mỏi, ốm vặt do tiếp xúc nhiều đồ uống có cồn và thức khuya" - Kim Huyền bộc bạch.
"Là một vũ công quán bar, tôi phải chịu sự kỳ thị, coi thường. Đôi khi chào hỏi khách không thèm trả lời, thậm chí hỏi ngược lại tôi "là trai hay gái" - Lê Nghĩa (29 tuổi, TPHCM) kể.
Cạm bẫy nguy hiểm
Sinh viên làm thêm quán bar bị gạ tình, chuốc rượu để đổi tiền - 5

Công việc làm vào đêm khuya, gây hại cho sức khỏe, môi trường phức tạp khiến nhiều người có cái nhìn định kiến, kỳ thị (Ảnh: Pexels).
Và với các nhân viên booking quán bar, điều ngán ngẩm nhất là chuyện thường xuyên bị khách gạ gẫm, trêu ghẹo, sàm sỡ.
"Đã rất có nhiều người ra điều kiện trả tiền để vào nhà nghỉ. Ngoài ra, còn người lén cho chất kích thích khi ép rượu nhân viên, rồi tìm cách vỗ mông, sờ đùi… Đó là những chuyện mà cả nam lẫn nữ nhân viên quán bar như tôi từng trải qua" - L.H. kể.
Dù quán bar nơi Kim Huyền làm việc được xây dựng theo phong cách vui tươi, trẻ trung và nguyên tắc an toàn nhưng cô gái trẻ vẫn không ít lần bị khách quấy rối. Huyền cho biết, cô luôn chọn cách từ chối nghiêm túc, thậm chí phản kháng và gọi đội bảo vệ ngay lập tức.
"Không đâu là an toàn tuyệt đối. Vì vậy mình thường đi làm chung với nhóm bạn, làm gì cũng hỗ trợ nhau để yên tâm hơn" - Kim Huyền chia sẻ kinh nghiệm.
Làm lễ tân tại một beer club, Như Ly đúc kết, tình trạng gạ gẫm xảy ra ở các bar club, hộp đêm thường xuyên xảy ra, và ít gặp hơn ở những quán hiphop, nhậu ngoài trời. Về nguyên tắc, ai cũng có thể cự tuyệt, phản đối khi những yêu cầu của khách không phải nhiệm vụ của nhân viên lễ tân.
"Dù các quán bar luôn có quản lý, bảo vệ nhưng bản thân mỗi booking cần luôn chủ động phòng thủ cho mình. Gặp hành vi vượt mức cho phép, việc chống trả và kêu gọi xử lý là phải phép" - L.H. nêu quan điểm.
 
Bên trên