• Nhóm kín víp prồ, đỉnh của chóp 👉 xamvn

Rahul Gandhi: Quan hệ Trung-Ấn trong 5 đến 10 năm tới có vẻ “rất khó khăn”

thaibao

Yếu sinh lý
Một ngày sau khi có thông tin tiết lộ rằng một cuộc họp an ninh khu vực cấp cao do Ấn Độ chủ trì sẽ được tổ chức trực tuyến thay vì trực tiếp, nhà lãnh đối lập nổi tiếng nhất của Ấn Độ dự đoán rằng mối quan hệ giữa Bắc Kinh và New Delhi sẽ “rất khó khăn” trong năm đến 10 năm tới.

Embed from Getty Images

Ông Rahul Gandhi, lãnh đạo Đảng Quốc Đại Ấn Độ (Ảnh minh họa: Getty Images)

Ông Rahul Gandhi, lãnh đạo Đảng Quốc Đại Ấn Độ và hiện đang thực hiện chuyến công du ba thành phố của Hoa Kỳ, đã chia sẻ nhận định của mình tại một sự kiện của Đại học Stanford ở California khi được hỏi về mối quan hệ thù địch mang tính lịch sử giữa hai quốc gia đối thủ, Ấn Độ và Trung Quốc.

Ông Gandhi nhận xét: “Ngay bây giờ mối quan hệ rất khó khăn,” bởi vì Trung Quốc đã “chiếm một số lãnh thổ của chúng tôi.”

Ông tiếp tục: “Thật khó khăn. Ấn Độ không thể bị bắt nạt. Đó là điều sẽ không xảy ra.”

Trung Quốc và Ấn Độ đã sa lầy vào một cuộc đối đầu biên giới kéo dài bùng phát vào năm 2020 khi một cuộc xung đột chết người ở khu vực Kashmir đang tranh chấp bất ngờ xảy ra, khiến ít nhất 20 binh sĩ Ấn Độ và 4 binh sĩ Trung Quốc thiệt mạng.

Mặc dù hai bên đã tiến hành hơn 17 vòng đàm phán ngoại giao và quân sự trong hai năm qua, nhưng vào tháng 12 năm ngoái, hàng trăm binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc cầm dùi cui có gai và súng điện đã lao vào ẩu đả ở Arunachal Pradesh, một tỉnh ở phía đông bắc Ấn Độ mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền với tên gọi là “Zangnan”, được dịch là miền Nam Tây Tạng.

Hôm 30/5, trong một trở ngại rõ ràng khác trong việc giảm bớt căng thẳng song phương, Ấn Độ thông báo rằng cuộc họp thường niên của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) dự kiến vào tháng 7 sẽ được tổ chức trực tuyến, chứ không phải trực tiếp như kế hoạch trước đó.

SCO là khối an ninh Á – Âu gồm 8 quốc gia nhằm đối trọng với ảnh hưởng của phương Tây trong khu vực. Trung Quốc, Nga cùng với Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Uzbekistan, là những thành viên sáng lập vào năm 2001. Ấn Độ và Pakistan đã tham gia SCO vào năm 2017. Ấn Độ hiệng đang giữ chức chủ tịch luân phiên kể từ tháng 9 năm ngoái.

Không giải thích chi tiết, Bộ Ngoại giao Ấn Độ đã đưa ra quyết định của mình trong một thông cáo báo chí, tuyên bố rằng cuộc họp lần thứ 22 của SCO sẽ được tổ chức dưới “hình thức trực tuyến” do Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi chủ trì.

Trước thông báo bất ngờ này, đã có một số suy đoán cho rằng một số nhà lãnh đạo SCO sẽ không xác nhận việc trực tiếp tham dự sự kiện thường niên này, bao gồm các nhà lãnh đạo của Trung Quốc và Pakistan. Đã có thời gian, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến sẽ đến New Delhi tham gia cuộc họp này và tổ chức một buổi thảo luận với Thủ tướng Modi.

Ông Aadil Brar, nhà bình luận của tờ ThePrint của Ấn Độ và là một học giả khách mời của Đại học Quốc gia Chengchi ở Đài Bắc, lưu ý: “Ấn Độ muốn duy trì hoạt động của cơ chế SCO, vì vậy một giải pháp thân thiện khi tổ chức hội nghị thượng đỉnh trực tuyến sẽ giúp [Thủ tướng] Modi và [Chủ tịch] Tập tránh khỏi một cuộc nói chuyện khó khăn về những căng thẳng tại LAC.” LAC, tên viết tắt của Đường kiểm soát thực tế, là một ranh giới lãnh thổ đang tranh chấp mà cả Trung Quốc và Ấn Độ đều tuyên bố chủ quyền.

Ông Brar lưu ý: “Ông Tập biết khá rõ là ông ấy sẽ được Thủ tướng Modi tiếp đón lạnh lùng nếu ông ấy quyết định đích thân đến tham dự SCO.” Ông dẫn chứng: “Hai chuyến thăm gần đây của Ngoại trưởng Tần Cương đến Ấn Độ thật sự không thân mật.”

Ngoại trưởng Tần đã tổ chức một cuộc đàm phán song phương với người đồng cấp Ấn Độ vào tháng trước tại tiểu bang Goa của Ấn Độ bên lề cuộc họp của các ngoại trưởng SCO. Hai bên đã đồng ý cải thiện việc liên lạc và đối thoại, nhưng họ lại bất đồng về tình hình dọc biên giới Trung – Ấn.

Phía Ấn Độ mô tả tình hình là “bất thường” và “dễ vỡ” trong khi thông cáo của Bộ Ngọai giao Trung Quốc đánh giá tình hình “nhìn chung là ổn định”.

Một số bài báo cho rằng việc Ấn Độ quyết định tổ chức cuộc họp sắp tới của SCO bằng hình thực trực tuyến một phần là do một số tình huống liên quan đến Tổng thống Nga Vladimir Putin. Hồi tháng 3, Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) đã ban hành lệnh bắt giữ Tổng thống Putin vì tội ác chiến tranh ở Ukraine. Tuy nhiên. Ấn Độ không phải là một thành viên của ICC.

Mọi người vẫn đang theo dõi xem liệu Tổng thống Putin và Chủ tịch Tập có đến thăm New Delhi như dự kiến để tham gia cuộc họp của Nhóm G20 vào tháng 9 hay không.

Nguồn : https://trithucvn.org/the-gioi/rahu...rong-5-den-10-nam-toi-co-ve-rat-kho-khan.html
 
Bên trên