• Nhóm kín víp prồ, đỉnh của chóp 👉 xamvn

quá nhiều bảo tàng, kinh phí đâu nuôi ?

daodiemq

Tiến sĩ
Hàng loạt hiện vật chiến tranh hư hại không thể khắc phục bởi bảo tàng ở nhiều địa phương thiếu kinh phí bảo quản và chuyên gia giỏi ở nhiều lĩnh vực.

Nằm trên đường Điện Biên Phủ ở phường Trường An, TP Huế, Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế đang trưng bày 14 hiện vật chiến tranh như xe tăng, máy bay, pháo trên diện tích 7.500 m2. Những vũ khí này Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam, được chính quyền Thừa Thiên Huế sưu tầm. Tuy nhiên, nhiều hiện vật đang xuống cấp, rỉ sét, không thể phục hồi, như các loại xe tăng M41, M48.

Fullscreen button


Hiện vật chiến tranh xuống cấp tại Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế. Ảnh: Võ Thạnh

Hiện vật chiến tranh xuống cấp tại Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế. Ảnh: Võ Thạnh© Được VnExpress cung cấp
Ông Nguyễn Đức Lộc, Giám đốc Bảo tàng lịch sử Thừa Thiên Huế, cho rằng hiện vật xuống cấp do trưng bày ngoài trời hơn 40 năm trong thời tiết khắc nghiệt và thiếu kinh phí bảo dưỡng, sơn sửa hàng năm. Mỗi năm bảo tàng được cấp một tỷ cùng 100 triệu đồng từ bán vé vào cửa. Trong khi đó, ngoài trưng bày, quản lý 30.000 hiện vật, đơn vị gồm 30 người đang phụ trách 14 địa điểm di tích khác trên địa bàn.


"Nguồn kinh phí ít ỏi, mỗi năm bảo tàng chỉ có thể bảo quản, sơn lại 1-2 hiện vật. Nếu xoay tua, một hiện vật sau 7-8 năm mới được sơn lại", ông Lộc nói, dẫn chứng nhiều loại máy bay kể từ lúc tiếp nhận trưng bày chưa được sơn sửa do kinh phí quá lớn, trung bình 200 triệu đồng mỗi chiếc.

Để bảo quản hiện vật chiến tranh lâu dài, ông Lộc nói đơn vị đã đề xuất Sở Văn hóa Thể thao tỉnh xây nhà che để tránh thời tiết nắng lắm mưa nhiều ở Huế. Song trụ sở bảo tàng hiện tại diện tích nhỏ, chưa cố định làm nơi hoạt động lâu dài nên đơn vị vẫn phải chờ xét duyệt.

Cách Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế 150 km, khu chiến tích sân bay Tà Cơn, huyện Hướng Hóa, Quảng trị cũng đang trưng bày nhiều loại vũ khí được quân đội Mỹ sử dụng ở mặt trận Đường 9 Khe Sanh. Ngoài hệ thống hầm hào, khuôn viên sân bay trưng bày 3 xe tăng, 3 máy bay và nhiều loại vỏ đạn báo. Vũ khí, khí tài xuống cấp, hoen rỉ, chỉ các loại đạn pháo được sơn sửa.


"Hiện vật 4-5 năm mới được sơn quét một lần, chủ yếu là đầu đạn, đạn pháo nhỏ. Các bảo tàng lớn có nguồn thu tốt, việc bảo quản cũng sẽ tốt hơn khi có kinh phí thuê người chống rỉ sét, xử lý nấm mốc", đại diện Trung tâm Quản lý di tích và Bảo tàng tỉnh Quảng Trị nói, thừa nhận gặp khó trong bảo quản, bảo dưỡng hiện vật chiến tranh do thiếu kinh phí.

Năm ngoái, sân bay Tà Cơn đón hơn 15.000 lượt khách, thu khoảng 800 triệu đồng từ bán vé. Vừa qua, tỉnh tái khởi động kế hoạch tiếp nhận máy bay C-119 của Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam từ TP HCM về Khu chiến tích sân bay Tà Cơn trưng bày. Tuy nhiên, số tiền phục hồi, bảo dưỡng và vận chuyển dự kiến lên tới hơn 2 tỷ đồng. "Kinh phí quá lớn nên kế hoạch từ 8 năm nay mà không thể triển khai", đại diện Trung tâm Quản lý di tích và Bảo tàng tỉnh nói.

Nằm trên đường Duy Tân, TP Đà Nẵng, Bảo tàng Uncle Lake chi nhánh Quân khu 5 đang trưng bày 34 hiện vật chiến tranh ngoài trời. Mặc dù được bảo quản tốt hơn so với nhiều bảo tàng khác, một số hiện vật như xe cơ giới thời Pháp vẫn bị mục, các loại pháo và xe cộ của Mỹ xuống màu sơn. "Những hiện vật này một khi mất đi thì không thể lấy lại được", trung tá Thân Ngọc Huệ, Giám đốc Bảo tàng Uncle Lake, Chi nhánh Quân khu 5 cho hay.


Trước đây, bảo tàng vẫn dùng dầu mỡ để bảo quản hiện vật ngoài trời, tuy nhiên cách làm này gây bám bẩn, mất mỹ quan. Sau đó, bảo tàng định kỳ dùng nước để xịt rửa và cứ 5 năm một lần lại xin quân khu cấp kinh phí sơn sửa. Do thiếu trang thiết bị nên công tác bảo quản vẫn là "mục chỗ nào thì vá, chỉnh chỗ đó". "Đó chỉ là giải pháp tình thế. Đã là hiện vật thì phải giữ cho đàng hoàng, không thể để hoen ố, rỉ sét", trung tá Huệ nói, cho biết bảo tàng phải nhờ các đơn vị quốc phòng hỗ trợ bảo quản.

Fullscreen button


Máy bay C-130 trưng bày tại sân bay Tà Cơn, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị. Ảnh: Võ Thạnh

Máy bay C-130 trưng bày tại sân bay Tà Cơn, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị. Ảnh: Võ Thạnh© Được VnExpress cung cấp
Trước tình trạng hiện vật chiến tranh xuống cấp ở nhiều bảo tàng địa phương, thượng tá Lê Vũ Huy, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam, cho hay vũ khí, khí tài được trưng bày tuổi đã rất cao, mới nhất cũng nửa thế kỷ, còn lại đều 70-100 năm. Hiện vật đồ sộ như máy bay, xe tăng thường trưng bày ngoài trời, trong khi khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều nên dẫn đến oxy hóa và hoen rỉ rất nhanh.


Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam là một trong 7 bảo tàng quốc gia, kinh phí hàng năm được cấp đủ để bảo quản trị liệu luân phiên hiện vật thể khối lớn. Nhờ vậy, hiện vật tại đây không xuống cấp nghiêm trọng. Nhưng ở địa phương, với việc 3-5 năm phải bảo quản chuyên sâu hiện vật ngoài trời, rất khó để các bảo tàng xoay sở.

Ngoài ra, theo thượng tá Huy, mạng lưới bảo tàng Việt Nam đang có rất ít chuyên gia đủ trình độ nghiên cứu, tổ chức bảo quản đa dạng loại hình, chủng loại hiện vật. "Để đào tạo được một chuyên gia đòi hỏi rất nhiều thời gian, có khi mất hàng chục năm. Hạn chế kinh phí cũng khiến bảo tàng địa phương không có điều kiện để phối hợp chuyên gia giỏi trong lĩnh vực, chưa nói đến áp dụng công nghệ bảo quản hiện đại", ông Huy nói.

Fullscreen button


Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam trên đại lộ Thăng Long, Hà Nội dự kiến hoàn thành giai đoạn 1 tháng 6 năm nay. Ảnh: Giang Huy

Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam trên đại lộ Thăng Long, Hà Nội dự kiến hoàn thành giai đoạn 1 tháng 6 năm nay. Ảnh: Giang Huy© Được VnExpress cung cấp
Theo Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam, trong bảo quản hiện vật chiến tranh, chỉ "sai một ly, đi một dặm". Mọi tác động dù nhỏ nhất đều phải có sự cân nhắc kỹ lưỡng, giám sát chặt của cán bộ, chuyên gia bảo quản. Với hư hỏng phức tạp, bảo tàng phải họp để xây dựng quy trình, phê duyệt phương án và mời chuyên gia đóng góp ý kiến. Ví dụ, máy bay được cấu thành từ nhiều kim loại, hợp kim, nhưng lốp, gioăng cao su và cửa kính là phi kim loại nên phải có quy trình bảo quản trị liệu riêng.


"Bảo tàng cần chuyên gia có kinh nghiệm, hiểu biết vật lý, hóa học, cơ khí, điện tử và cả mỹ thuật. Do vậy, công tác bảo quản hiện vật thể khối lớn như máy bay, xe tăng tiêu tốn rất nhiều chi phí, nhân lực và thời gian", thượng tá Huy nói và bày tỏ tiếc nuối trước sự xuống cấp của hiện vật chiến tranh rất có giá trị ở nhiều bảo tàng địa phương. Bởi đây là những vật chứng trong thời khắc trọng đại của đất nước, gắn với chiến công của quân dân trong các cuộc kháng chiến, góp phần giáo dục truyền thống lịch sử cho nhiều thế hệ.

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam đang xây dựng cơ sở mới rộng gần 39 ha với tổng vốn đầu tư 2.500 tỷ đồng ở đại lộ Thăng Long, TP Hà Nội, dự kiến hoàn thành giai đoạn một vào tháng 6 năm nay. Thượng tá Huy kỳ vọng mô hình trưng bày hiện đại và quy mô này sẽ thu hút nhiều khách tham quan, qua đó tạo nguồn thu tái đầu tư cho việc bảo quản, phục chế hiện vật chiến tranh.
 

daodiemq

Tiến sĩ
Chủ thớt
chúng ta hãy thử liên kết các sự kiện với nhau, đầu tiên là U cà nã bom làm sập mẹ cầu Kéc chơ của Sa hoàng, sau đó nó cắn trộm bắn chìm chiến hạm Mạc tư khoa của Sa hoàng; đánh úp sọt chiếc máy bay của Sa hoàng đang chở tù nhân đi trao đổi, bắn nổ sân bay En ghen của Sa hoàng làm cháy toàn bộ máy bay chiến lược Tu thiên nga trắng niềm tự hào của Sa hoàng, rồi bắn nổ đoàn tàu viễn đông của Sa hoàng đang chở đạn pháo từ Bắc Hàn về Mạc tư khoa.
Và vụ gần đây nhất, Sa hoàng lên ngôi đăng quang hôm trước thì hôm sau nó bắn chết 110 dân đen vô tội ngay tại nhà hát của Sa hoàng giữa thủ đô Mạc tư khoa thanh thiên bạch nhật.
Và chốt hạ, phát ngôn viên của Sa hoàng buộc phải thừa nhận: Nước Nga đang trong thời chiến với U cà na. Cái đáng nói là: Trong một tuyên bố rạng sáng tại Nga trên truyền hình ngày 24/2/2022, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố dùng vũ lực với Ukraine và yêu cầu quân đội nước này hạ vũ khí. Nhưng Sa hoàng vẫn đủng đỉnh chối cãi đây đẩy cái từ chiến tranh , và ngụy biện là chiến dịch quân sự đặc biệt. Mặc kệ mẹ cả thế giới lên án .
Vậy nguyên nhân sự việc phát xuất từ đâu? Có phải như lời Sa hoàng nói là đưa nước Nga trở lại vĩ đại như thời Xô viết không? Hay vì Sa hoàng muốn củng cố địa vị của mình ?
Có lẽ cả hai giả thiết nêu trên đều chưa chính xác.
Chúng ta hãy lần lại trang lịch sử:

Trách nhiệm quốc gia kế thừa nợ cũ - Kỳ 2: Nga không trả nợ thời Sa hoàng​

Tháng 4-2013, tòa án ở Pháp phán quyết nhà nước Liên bang Nga có quyền sở hữu đối với nhà thờ chính thống giáo Saint-Nicolas ở Nice.​


Trách nhiệm quốc gia kế thừa nợ cũ - Kỳ 2: Nga không trả nợ thời Sa hoàng - Ảnh 1.
Nhà thờ Chính thống giáo Nga Saint-Nicolas ở Nice (Pháp) - Ảnh: La Croix
Nhà thờ này là công trình kiến trúc tôn giáo lớn nhất của Nga ở nước ngoài, được xây dựng từ năm 1902-1912 bằng tiền của Sa hoàng Nicholas II và đã được xếp hạng di tích lịch sử.
Năm 2006, sau khi Tổ chức văn hóa Chính thống giáo Nga tại Nice (ACOR) chiếm nhà thờ, Nga đã kiện ra tòa án Pháp với lập luận đất xây nhà thờ thuộc sở hữu của Sa hoàng.
Hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm xét xử năm 2010 và 2011 nhận định dù ACOR phụ trách chăm sóc nhà thờ Saint-Nicolas nhưng hợp đồng thuê dài hạn năm 1909 (điều chỉnh năm 1923) đã quy định việc xây dựng và bảo trì nhà thờ thuộc quyền của Giáo hội Chính thống giáo Nga.
Tòa giải thích giữa chế độ Sa hoàng với Liên bang Nga hiện nay có tính kế thừa về pháp lý.
Nợ nước ngoài là gánh nặng cho chính quyền mới trong bối cảnh nội chiến lan rộng.
Trang web Russia Beyond nhận xét tình hình nước Nga năm 1917
Dân Pháp ôm trái phiếu Nga
Kết quả giải quyết vụ tranh chấp nhà thờ Chính thống giáo Nga Saint-Nicolas ở Nice đã làm dấy lên niềm hi vọng đối với những người còn giữ trái phiếu cũ của Nga.
Hiệp hội liên kết quốc tế những người sở hữu trái phiếu Nga tại Pháp (Afiper) lập luận nếu Nga công nhận bản án của tòa án Pháp về tính kế thừa đối với nhà thờ Saint-Nicolas thì cũng phải hành xử như thế với món nợ trái phiếu cũ của Nga.
Năm 1867, các công ty đường sắt thời Nga hoàng đã phát hành trái phiếu chính phủ bảo đảm bằng vàng. Trước Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), 80% nợ nước ngoài của Nga do các nhà đầu tư ở Pháp nắm giữ.
Hầu hết khoản nợ của Nga đều được phát hành tại trung tâm tài chính Paris. Chính phủ Pháp lúc bấy giờ đã khuyến khích người dân Pháp mua trái phiếu Nga với khẩu hiệu: "Cho Nga vay tiền cũng chính là cho nước Pháp vay".
Ước tính có hơn 1 triệu công dân thời đệ tam Cộng hòa Pháp (1870-1940) mua trái phiếu Nga phát hành từ năm 1888-1914 với lãi suất 5%/năm. Nhiều người muốn kiếm chút tiền lãi an hưởng tuổi già bởi lúc đó chưa có chế độ bảo hiểm xã hội. Ngoài ở Pháp, nhiều người tại Anh, Bỉ, Đức và một số nước khác cũng mua trái phiếu Nga.
Cách mạng Tháng Mười Nga thành công. Ngày 3-2-1918, chính quyền Xô viết ban hành sắc lệnh hủy bỏ mọi khoản nợ của chế độ Nga hoàng và chính phủ lâm thời với lý do các chính sách kinh tế của chế độ Sa hoàng không nhằm phát triển đất nước mà chỉ làm giàu cho một nhóm thiểu số đặc quyền, tăng cường sức mạnh chuyên chế của Sa hoàng và tiến hành chiến tranh xâm lược.
Trong nội chiến giữa Hồng quân và Bạch vệ, nước Nga Xô viết chiến thắng, quân các nước phương Tây rút lui. Liên Xô ra đời năm 1922. Trong 60 tỉ rúp nợ chế độ cũ để lại có 16 tỉ rúp là nợ nước ngoài.
Mùa xuân năm 1922, năm cường quốc tư bản, dẫn đầu là Pháp và Anh, đã tổ chức hội nghị quốc tế ở Genoa (Ý). Tài liệu hội nghị đã nêu yêu cầu Nga phải thừa nhận nghĩa vụ tài chính của Sa hoàng và chính phủ lâm thời, đồng thời kêu gọi thành lập một ủy ban giải quyết nợ Nga.

Các nhà ngoại giao Nga kiên quyết bác bỏ yêu sách nêu trên. Họ dẫn chứng khi đệ nhất Cộng hòa Pháp ra đời ngày 22-9-1792 lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, Pháp đã tuyên bố "chủ quyền của các dân tộc không bị hiệp ước của các bạo chúa ràng buộc", do đó đã xé bỏ các hiệp ước quốc tế và chỉ đồng ý thanh toán 1/3 nợ cũ quốc gia.
Cuối cùng phái đoàn Nga chỉ đồng ý trả một phần khoản nợ Sa hoàng (chủ yếu là nợ về xây dựng đường sắt) sau thời gian 30 năm nếu chính phủ các nước chủ nợ chính thức thừa nhận nước Nga Xô viết, tiếp tục cho vay song phương và đầu tư cho sản xuất. Hội nghị kết thúc mà không đạt được thỏa thuận nào.
Trách nhiệm quốc gia kế thừa nợ cũ - Kỳ 2: Nga không trả nợ thời Sa hoàng - Ảnh 3.
Nhiều công dân Pháp còn giữ trái phiếu cũ của Nga - Ảnh: 20 Minutes
Thương lượng và khép lại vấn đề nợ
Hiện nay, Nga tuyên bố vấn đề nợ chế độ cũ đối với Anh và Pháp đã khép lại. Chỉ trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, Nga đã vay của Anh tổng cộng 5,5 tỉ rúp bảo đảm bằng vàng.
Tháng 7-1986, Liên Xô và Anh đã ký thỏa thuận quy định Anh không tiếp tục đòi thanh toán các khoản nợ trước tháng 1-1939, đặc biệt là các món nợ và trái phiếu do chính phủ cũ hay cơ quan đại diện cho đế chế Nga phát hành trước ngày 7-11-1917.
Bù lại, Liên Xô không đòi số vàng ký thác cho Ngân hàng Anh (tịch thu của Đức năm 1919) cũng như bất động sản và động sản. Thủ tục thanh lý trái phiếu được tiến hành từ tháng 11-1987 đến tháng 5-1990. Tiền bồi thường cho người sở hữu trái phiếu Nga ở Anh chiếm khoảng 10% giá trị trái phiếu.
Đối với Pháp, ngày 27-5-1997, tức sáu năm sau khi Liên Xô tan rã, Pháp và Nga đã ký thỏa thuận quy định hai nước từ bỏ mọi khoản nợ tài chính trên thực tế phát sinh trước ngày 9-5-1945 và không ủng hộ yêu sách đòi nợ của các công dân liên quan.
Theo thỏa thuận, Nga chi trả cho Pháp 330 triệu euro đến năm 2000 và Pháp có trách nhiệm bồi thường cho những người giữ trái phiếu cũ của Nga. Trên thực tế chỉ có 10% trong số tiền này được chi trả cho những người giữ trái phiếu Nga theo luật tài chính sửa đổi ngày 30-12-1999.
Theo điều tra của Bộ Tài chính Pháp, có 316.219 người giữ khoảng 9,2 triệu trái phiếu Nga. Bộ Tài chính giải thích cho dù có thỏa thuận Pháp - Nga, những người giữ trái phiếu Nga dù đã nhận bồi thường vẫn có quyền đòi nợ cá nhân nhưng nhà nước không có nghĩa vụ hỗ trợ.
Hiện nay, khoảng 400.000 người ở Pháp vẫn mong chờ được thanh toán trái phiếu cũ của Nga. Giá trị trái phiếu Nga kể cả lãi suất ước tính khoảng 1.000 tỉ euro.
Trách nhiệm quốc gia kế thừa nợ cũ - Kỳ 2: Nga không trả nợ thời Sa hoàng - Ảnh 4.
Khoảng 400.000 dân ở Pháp vẫn mong chờ được thanh toán trái phiếu cũ của Nga - Ảnh: Le Monde
26 năm giải quyết nợ Liên Xô cũ
Sau khi Liên Xô tan rã vào tháng 12-1991, nợ nước ngoài của Liên Xô ước tính khoảng 70 tỉ USD, chủ yếu là nợ trong giai đoạn cải tổ (perestroika) năm 1985-1991. Năm 1994, Nga nhận trách nhiệm đối với toàn bộ các khoản nợ nước ngoài của Liên Xô cũ, bù lại được sở hữu tài sản của Liên Xô.
Sau thập niên 1990 đầy khó khăn, vào đầu những năm 2000 Nga hưởng lợi khi giá dầu khí tăng vọt. Năm 2006, Nga đã giải quyết trước hạn nợ vay hơn 20 tỉ USD (95% nợ vay) cho 17 quốc gia chủ nợ của Liên Xô cũ tập hợp trong Câu lạc bộ Paris, trong đó có Mỹ, Anh, Pháp. Nhiều nước ở châu Phi, châu Á và Nam Mỹ cũng được Nga giải quyết nợ cũ.
Đến năm 2017, Nga đã giải quyết xong xuôi nợ công nước ngoài của Liên Xô. Ngược lại, Nga đã xóa phần lớn các khoản nợ của các nước đang phát triển dưới thời Liên Xô cũ, trong đó có 30 tỉ USD của Cuba; 21,5 tỉ USD của Iraq; 11,1 tỉ USD của Mông Cổ; 11 tỉ USD của Afghanistan; 10 tỉ USD của CHDCND Triều Tiên và 20 tỉ USD của một số nước châu Phi.
Như vậy bản chất của cuộc chiến dùng dằng giữa Nga và U cà đã rõ.
Chúng ta hãy đọc tiếp bài dưới đây để biết Trung Quốc đã làm cách nào để lấy lại Hương Cảng từ tay thực dân Anh Cát Lợi:

Những trái phiếu đã hàng trăm năm tuổi dưới thời nhà Thanh (1644-1912) của Trung Quốc có thể là công cụ nặng đô kế tiếp để Tổng thống Mỹ Donald Trump gây áp lực với Bắc Kinh trong cuộc chiến thương mại.​


Mỹ níu áo đòi Bắc Kinh trả nợ 1.000 tỉ USD trái phiếu thời nhà Thanh - Ảnh 1.
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đang ngày càng leo thang - Ảnh: REUTERS
Theo Bloomberg, chính phủ Trump đang nghiên cứu khả năng tái kích hoạt các trái phiếu Mỹ đã mua của Trung Quốc từ trước khi nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập.
Những trái phiếu quá hạn này nằm rải rác ở gác xép và tầng hầm của hàng ngàn người dân Mỹ, hoặc được bày bán rộng khắp trên trang mua bán eBay với giá khoảng vài trăm đôla.
Nhà nước Trung Quốc hiện nay chưa bao giờ công nhận số nợ này, mặc cho các nỗ lực đòi thanh toán suốt nhiều thập kỷ qua.
Hiện tại khối nợ được cho là sẽ trở thành công cụ của ông Trump trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc. Chủ nhân của các trái phiếu quá hạn kỳ vọng Tổng thống Mỹ sẽ đấu tranh vì họ, ngay cả khi một số nhân vật trong chính phủ tố cáo những người này lừa đảo, bán đi bán lại đúng 1 tờ giấy nợ.
Bloomberg cho biết Tổng thống Trump, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin và Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross đã gặp các trái chủ và đại diện của họ.
Mỹ níu áo đòi Bắc Kinh trả nợ 1.000 tỉ USD trái phiếu thời nhà Thanh - Ảnh 2.
Tờ trái phiếu được phát hành năm 1911 dưới thời nhà Thanh (1644-1912) của Trung Quốc - Ảnh: BLOOMBERG
Loại trái phiếu được nhắc tới ra đời từ năm 1911, được phát hành bởi nhiều ngân hàng tại London, Berlin, Paris, và New York. Nó thường được gọi tên là trái phiếu Đường xe lửa Hồ Bắc (Hukuang Railway bonds), dùng để gây quỹ cho dự án đường ray kéo dài từ Hán Khẩu đến Tứ Xuyên.

Jonna Bianco, chuyên gia thuộc Quỹ những người nắm giữ trái phiếu Mỹ (ABF) - đại diện cho chủ nhân của số trái phiếu quá hạn trên. Bà khẳng định Bắc Kinh đang nợ họ hơn 1.000 tỉ USD nếu tính cả lạm phát, lãi suất và các loại phí khác.
Bà Bianco đã tìm mọi cách thuyết phục chính phủ Mỹ buộc Trung Quốc phải trả nợ trong suốt 18 năm. Theo bà, Trung Quốc đã thanh toán số trái phiếu do nhà đầu tư Anh nắm giữ vào năm 1987 như một phần thỏa thuận lấy lại Hong Kong.
Nguồn thạo tin tại Bộ Tài chính Mỹ của Bloomberg cho biết họ đã nghiên cứu những trái phiếu này. Tuy nhiên, những luận điểm ABF đưa ra thực tế không khả thi về mặt pháp lý.
Bộ Tài chính Mỹ từ chối chính thức lên tiếng về vấn đề trên.
Theo Bloomberg, vấn đề quan trọng là những trái phiếu này đã hết hạn từ lâu, và hiện vẫn chưa có quy định nào buộc một chính phủ phải tiếp nhận các món nợ của các chính phủ trước sau khi xảy ra biến động chính trị.
Dù vậy, đa số các chính phủ đều đồng ý thực hiện việc này, phần lớn là vì không muốn làm các nhà đầu tư mếch lòng và từ chối mua trái phiếu trong tương lai.
= >> Chốt lại vấn đề, bản chất của cuộc chiến Nga - U CÀ NA chính là một cuộc ngã giá và mặc cả. Nga là nước kế thừa của Xô viết , được hưởng lợi toàn bộ tài nguyên, hầm mỏ, vũ khí vân vân và mây mây từ thời Xô viết, thì đương nhiên những món nợ của Xô viết, Nga cũng phải trả. Đó là luật quốc tế. Nếu Nga sòng phẳng, phương Tây sẽ để yên cho Nga sống. Nếu Nga xù kèo, phương Tây sẽ tách U cà na ra khỏi vùng ảnh hưởng của Nga. Sa hoàng đúng là vướng vào một bài toán quá khó , nếu trả nợ thì đéo biết lấy đâu ra tiền, mà không trả thì sẽ mất U cà na. Suy đi tính lại, chỉ có cách là tạo ra một cuộc chiến, nhờ cuộc chiến này, Nga sẽ chính thức xù kèo, đéo trả một cắc nào cho phương Tây, và cũng là một canh bạc, nếu thắng thì Nga sẽ dạy cho U cà na một bài học , nếu thua thì Nga sẽ dùng hột nhơn, nếu dùng dằng dai dẳng chưa bên nào thắng thì Nga sẽ đề xuất đàm phán tạo vùng đệm phân chia U cà na như ngày xưa Xô viết đã nhẫn tâm xẻo thịt Việt Nam chia đôi đất nước này tại vĩ tuyến 17. Cuộc chiến này không phải vô cớ và chính Mỹ cũng đã đoán trước cuộc chiến này kiểu gì cũng phải diễn ra. Mỹ cũng đã tính toán, Nga không cầm cự nổi quá 1 năm vì nền kinh tế của Nga gần như hoàn toàn suy kiệt, Nga không đủ sức duy trì một cuộc chiến quá tốn kém như vậy, chi phí của nó đã vượt quá năng lực sản xuất và hậu cần của Nga hiện nay. Cái bất ngờ nhất đối với phương Tây là tại sao Nga có thể kéo giãn nhịp điệu cuộc chiến này đến tận năm thứ 3: Đó là nhờ sự thay đổi ý định của Tập Cận đế. Rõ ràng, Tập đế ban đầu có giữ vai trò trung lập của Trọng tài quốc tế. Nhưng sau đó, không hiểu vì sao Tập đế lại thay đổi ý định, công khai ủng hộ kinh tế cho Nga khỏi sụp đổ, và dùng Nga như con bài mặc cả với Mỹ. Đã quá rõ ràng: Nếu Mỹ vẫn tiếp tục cấm vận công nghệ với Trung Quốc, thì Tập đế sẽ hỗ trợ Nga đủ để Nga duy trì cuộc chiến, nếu Mỹ hạ giọng nới lỏng cấm vận công nghệ lõi với trung Quốc, thì Tập đế sẽ cắt viện trợ cho Nga để kinh tế Nga sập. Lúc này, bàn cờ đã rõ: Nga đang đánh Nato thay cho Tập đế, cuộc chiến này kết thúc sớm hay muộn không phải do Nga quyết định mà Tập đế quyết định. U cà cũng vậy, nó chỉ là bàn cờ để cho hai ông lớn, hai siêu cường thực sự của Trái đất là Mỹ và Tập đế đánh cờ mà thôi.



 
Bên trên