• Nhóm kín víp prồ, đỉnh của chóp 👉 xamvn

Thời sự SỞ HỮU CHÉO - CON NỢ MUA CHỦ NỢ trong NGÂN HÀNG, các xambiz Kinh Tế vô bình loạn !

Tòa án Tối Cao

Tao là gay
Chủ tịch Quốc hội Vương Hà My cho biết “nghị quyết trung ương nêu chấm dứt sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng, mạnh như thế, chứ không nói hạn chế nữa đâu”.

351359527_1324206198454541_1745365072209192336_n.jpg


Sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng nguy hiểm thế nào mà trung ương phải ra nghị quyết chấm dứt hiện tượng này?

CON NỢ MUA CHỦ NỢ.

Về phương diện lý thuyết, dạng sở hữu chéo đơn giản nhất là A sở hữu BB cũng sở hữu trở lại A. Thực tế sở hữu chéo không đơn giản và “lộ liễu” như vậy mà thay vào đó là các liên kết sở hữu gián tiếp thông qua nhiều chủ thể trung gian, thậm chí thay quan hệ sở hữu (ownership) thành quan hệ tài trợ (financing). Chẳng hạn A sở hữu B nhưng B không trực tiếp sở hữu A mà lại sở hữu C, đến lượt mình C mới sở hữu A. Dạng sở hữu này được gọi là sở hữu xoay vòng (circular ownership).

Trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, có một dạng quan hệ sở hữu được biến tướng thành quan hệ tài trợ nợ (debt financing) hết sức tinh vi mà cơ quan chức năng không dễ phát hiện. Đó là khi, ngân hàng A cho B vay, rồi B dùng tiền vay này sở hữu trực tiếp ngược trở lại A, hoặc gián tiếp sở hữu A thông qua sở hữu một vài chủ thể trung gian nào đó.

Ở Việt Nam, sở hữu chéo một phần cũng được hình thành từ những yêu cầu tăng vốn pháp định trước đây của NHNN.

Ngoài ra, sở hữu chéo còn được hình thành trong nhiều bối cảnh khác nữa, thậm chí trong nỗ lực tái cấu trúc ngân hàng và xóa bỏ sở hữu chéo hiện nay, vô hình trung lại đang tạo ra những tình huống sở hữu chéo mới.

Như chúng ta biết, về mặt danh nghĩa, việc A cho B vay không làm phát sinh quan hệ sở hữu (A không sở hữu B mà là chủ nợ của B nhưng bản chất kinh tế thì A vẫn có quan hệ sở hữu B hoặc tựa như sở hữu B (quasi-ownership), bởi vì A vẫn có thể ảnh hưởng hoặc thậm chí chi phối một số quyết định của B.

Về phương diện pháp lý, A không sở hữu B và như vậy không được bảo hộ với tư cách là chủ sở hữu mà chỉ được bảo hộ với tư cách là chủ nợ.

Về mặt kinh tế, thực ra A đang sở hữu một phần tài sản tại B và đương nhiên chính phủ phải bảo hộ quyền tài sản này của A thông qua vai trò của luật phá sản. Thế nhưng khi luật phá sản yếu kém và quyền của chủ nợ không được đảm bảo sẽ làm nảy sinh động cơ con nợ chây ì trong việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình, đặc biệt khi khoản nợ vay là quá lớn.

Hệ quả tất nhiên là nợ xấu nhưng không chỉ dừng lại ở đây, yếu kém còn dẫn đến một rủi ro khác còn nguy hiểm hơn, đó là hiện tượng con nợ mua luôn chủ nợ.

Khi các ngân hàng bị nợ xấu và do đó làm suy yếu vốn tự có và cần thanh khoản thì khả năng bị mua lại và thâu tóm sẽ trở nên dễ dàng hơn. Trà trộn trong vai các nhà đầu tư đi thâu tóm ngân hàng có cả bóng dáng của chính những con nợ ngân hàng đó. Con nợ thay vì dùng tiền có được để trả nợ, lại dùng số tiền đó để mua cổ phiếu và thâu tóm ngân hàng chủ nợ vì như vậy sẽ có lợi hơn.

Hiện nay, luật pháp không có những hạn chế hay kiểm soát tình trạng này. Chúng ta không thể kể ra đây những tình huống mà ở đó con nợ đã mua chủ nợ như thế nào vì nó đang được quy là “nhạy cảm” nhưng những người trong cuộc biết rõ điều này.

Hệ quả là, sau khi đã “bắt cóc” được chủ nợ, thay vì tích cực đòi nợ hay phát mãi tài sản đảm bảo, ngân hàng chủ nợ lại tiến hành các chính sách ưu đãi cho con nợ, chẳng hạn như giảm nợ, xóa nợ, hay đảo nợ, thậm chí còn bị buộc phải cho con nợ vay thêm.

Cho vay thêm cũng là một cách để các cổ đông rút vốn khỏi ngân hàng khi ngân hàng bị hạn chế trả cổ tức do không có lợi nhuận hoặc khi bị phá sản. Tác động tiêu cực của tình trạng này lên tính kỷ luật, tính ổn định, an toàn và lành mạnh của hệ thống tài chính là không thể xem nhẹ. Nó không chỉ làm xói mòn quan hệ sở hữu, quan hệ tín dụng mà còn làm suy giảm niềm tin của người gửi tiền và gây thiệt hại lợi ích của cổ đông nhỏ.

Những gì đang diễn ra là hệ quả của tình trạng sở hữu chéo trước đây nhưng cách mà chúng ta ứng xử với việc tái cấu trúc ngân hàng và xử lý nợ xấu hiện nay cũng là một phần nguyên nhân. Tức là, thay vì xử lý nợ xấu ngân hàng trên tinh thần thực thi đầy đủ quyền của chủ nợ, đồng thời giải quyết các yếu kém của ngân hàng trên tinh thần loại bỏ hoặc hạn chế sở hữu chéo, có nguy cơ vô tình chúng ta lại dùng chính sở hữu chéo để xử lý nợ xấu, vô tình tạo cơ hội để con nợ có thể chuyển trách nhiệm của họ thành quyền của chủ nợ.

Nói khác đi, biện pháp xử lý ngân hàng yếu kém không phù hợp, cùng với yếu kém cố hữu trong việc thực thi quyền của chủ nợ đang vô hình trung tạo cơ hội để con nợ mua luôn chủ nợ.

Hệ quả dễ thấy là tiến trình xử lý nợ xấu luôn chậm chạp và thường là theo cách tốn kém cho nền kinh tế, trong khi việc tái cấu trúc sở hữu ngân hàng, trong đó có sở hữu chéo đang tạo cơ hội cho nhiều nhóm cổ đông mới “không rõ lai lịch” tham gia tái cấu trúc và sở hữu mà không loại trừ có cả con nợ ngồi trong đó.

Cho đến nay việc tái cấu trúc ngân hàng mới chỉ tập trung vào các ngân hàng nhỏ và thường được nghe là đã xử lý được 8 trong 9 ngân hàng yếu kém nhất.

Qua thực tiễn xử lý một số ngân hàng yếu kém thời gian qua cho thấy triết lý để cho các ngân hàng tự tái cấu trúc hay mua bán và hợp nhất trên tinh thần tự nguyện là thất bại. Thất bại ở đây không phải tự bản thân cái nguyên tắc tự nguyện mà là do cái nguyên tắc đó được trao không đúng đối tượng, tức là “tự do vô lối”.

Các ngân hàng (thực ra phải nói đúng hơn là các cổ đông lớn chi phối) vốn dĩ đã không thể tự giải quyết được các khó khăn cố hữu của mình (thậm chí đã âm vốn) nhưng lại được trao quyền tự quyết đi kèm với các hỗ trợ của NHNN như tái cấp vốn và thanh khoản.
Nhiều người nghĩ rằng ngân hàng sẽ chỉ bị bắt làm “con tin” khi họ cho vay một khách hàng quá nhiều. Khi tôi nợ anh 1 đồng thì anh nói tôi nghe, nhưng khi tôi nợ anh 100 đồng thì tôi nói anh nghe.

Điều này cũng giống như J. M. Keynes từng nói: Nếu bạn nợ ngân hàng 100 bảng, bạn có vấn đề; nhưng nếu bạn nợ ngân hàng một triệu bảng, ngân hàng có vấn đề. Các con nợ hiểu điều này và họ sẽ tìm cách để biến vấn đề của họ thành vấn đề của ngân hàng.

Chính vì vậy mà các thông lệ an toàn tài chính cũng như quy định ở Việt Nam không cho phép ngân hàng cho vay một khách hàng quá nhiều để hạn chế rủi ro đặc thù và cũng là để giảm nguy cơ ngân hàng bị bắt làm “con tin”. Tuy nhiên trong bối cảnh sở hữu chéo và việc thực thi giám sát an toàn tài chính lỏng lẻo thì những quy định như vậy thường bị vô hiệu hóa. Khi mà chủ nợ đã bị con nợ mua thì trong cả hai trường hợp “tôi nói anh đều phải nghe”.
 

Lmao123

Yếu sinh lý
Làm vậy thì dễ gây ra cái gọi là rủi ro có hệ thống
+1 tao cũng chả hiểu gì cạ
kiểu n gây ra rủi ro có hệ thống hay system risk như bên em hay gọi nôm na là nếu a có vốn trong b và b có trong c thì nếu xảy ra trường hợp c phá sản thì sẽ làm nguồn vốn mấy thằng kia bị lũng mà mỗi lần vậy thì thường phải đóng book ấy và khi 2,3 thằng cùng đóng book cùng lúc thì lúc đó nhnn lại phải bơm tiền nhưng nếu bơm 1 thằng thì hơi lỏ nên phải bơm đều các thằng khác dưới dạng cổ đông không biểu quyết ấy r sau này bọn n trả lại sau hoặc nếu bắt bọn big4 MA lại thì đời đéo ai muốn mua rác về nhà hết lại nên toàn nhắm phần ngon mà mua còn rác có bị ép thì ráng chia thiệt hại ra mua mà quy trình đó thường lâu và trong đk kinh tế nhà nước quản lý đặc thù thôi chứ tầm như h thì bơm là nhanh nhất
 
Bên trên