• Nhóm kín víp prồ, đỉnh của chóp 👉 xamvn

7 câu hỏi mô tả toàn cảnh vụ vỡ đập Nova Khakhovka của Ukraine

Chú thích ảnh
Dòng nước cuồn cuộn chảy qua đoạn đập ngăn nước bị phá hủy. Ảnh: Guardian
Một con đập và nhà máy thủy điện tại khu vực do Nga kiểm soát ở miền nam Ukraine đã bị phá hủy, đẩy dòng nước lũ lao về phía hạ lưu và làm dấy lên lo ngại về lũ lụt trên diện rộng ở khu vực hạ lưu sông Dnipro.
Các quan chức Ukraine và Nga đã kêu gọi các cộng đồng địa phương gần đập Nova Kakhovka sơ tán khỏi khu vực ngay lập tức.
Chuyện gì đã xảy ra?
Không rõ chính xác thứ gì đã phá hủy con đập vào sáng sớm ngày 6/6 nhưng qua những hình ảnh từ hiện trường, có vẻ như một vụ nổ đã làm nổ tung một phần lớn cấu trúc đập.
Một số video cho thấy các tòa nhà xung quanh lối vào của đập bị hư hại nặng nề. Trên mặt đập đã bị phá hủy, dòng nước lớn cuồn cuộn tràn qua.
Ai bị đổ lỗi phá hủy con đập?
Các quan chức Ukraine và Nga cáo buộc lẫn nhau đã cho nổ tung con đập.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy cáo buộc Nga phá hủy con đập. Andriy Yermak, người đứng đầu văn phòng Tổng thống Ukraine, cũng coi hành động phá đập là "diệt chủng sinh thái".
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cáo buộc Ukraine cho nổ con đập như một phần trong kế hoạch tái triển khai các đơn vị từ vùng Kherson gần đó.
Video quang cảnh đập Nova Kakhovka bị vỡ (Nguồn: Guardian)

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói với các phóng viên rằng vụ việc là "sự phá hoại có chủ ý của phía Ukraine".
Một quan chức do Moskva bổ nhiệm ở Nova Kakhovka, là Vladimir Leontev, nói với truyền hình nhà nước Nga rằng thiệt hại đối với con đập là kết quả một loạt các cuộc tấn công của Ukraine.
Tuy nhiên, ông Vladimir Rogov, một quan chức do Nga bổ nhiệm ở Zaporizhzhia, lại cho biết con đập bị sập do hư hại trước đó và áp lực của nước.
Trong diễn biến mới nhất, Đại sứ Nga và Ukraine tại Liên hợp quốc đã cáo buộc lẫn nhau phá hoại đập Kakhovka, trong khi Mỹ không chắc bên nào là thủ phạm.
"Hành động cố tình phá hoại của Kiev nhằm vào một cơ sở hạ tầng quan trọng là cực kỳ nguy hiểm, có thể được coi là tội ác chiến tranh hoặc chủ nghĩa khủng bố", Đại sứ Nga tại Liên hợp quốc Vassily Nebenzia phát biểu trong cuộc họp của Hội đồng Bảo an ngày 6/6.
Cuộc họp diễn ra theo đề nghị từ cả Nga và Ukraine, sau khi đập Nova Kakhovka bị vỡ.
Đại sứ Nebenzia cáo buộc Ukraine tìm cách tạo "cơ hội có lợi" để tái bố trí các đơn vị quân đội, nhằm tiếp tục một đợt phản công. Ông cũng cho rằng Ukraine muốn khiêu khích nhằm vào nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia hoặc lấy đi nguồn cung nước cho bán đảo Crimea.
Trong khi đó, Đại sứ Ukraine tại Liên hợp quốc Sergiy Kyslytsya lại cáo buộc Nga "có hành động khủng bố nhằm vào hạ tầng quan trọng của Ukraine", nhưng không cung cấp bằng chứng. "Không thể phá hoại đập từ bên ngoài bằng pháo kích. Đập đã bị phía Nga cài mìn rồi cho nổ tung", theo ông Kyslytsya.
Khi được hỏi bên nào phải chịu trách nhiệm, Phó đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc Robert Wood trả lời trước cuộc họp rằng Washington "không chắc chắn" và hy vọng "sẽ có thêm thông tin trong những ngày tới".
Người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng John Kirby cũng cho biết Mỹ "chưa thể nói một cách thuyết phục rằng chuyện gì đã xảy ra". "Chúng tôi đang thu thập thông tin và trao đổi với phía Ukraine", ông nói.
Chú thích ảnh
Nước lụt đã tràn xuống hạ lưu sông Dnipro ở Vùng Kherson, Ukraine. Ảnh: BBC
Ai kiểm soát đập Nova Kakhovka?
Con đập hiện nằm trong khu vực do Nga kiểm soát gần thành phố Kherson.
Các lực lượng Nga đã chiếm được Vùng Kherson vào tháng 3/2022, nhưng một cuộc phản công thành công đã giúp Ukraine giành lại thành phố cùng tên là thủ phủ vùng vào tháng 11/2022, buộc quân đội Nga rút lui về bờ nam sông Dnipro.
Nga vẫn kiểm soát phần lớn khu vực bờ nam hạ lưu con đập, trong khi Ukraine kiểm soát các vùng phía bắc sông Dnipro.
Vì sao đập Kakhovka lại quan trọng?
Con đập cao 30 mét và dài 3,2 km được xây dựng vào năm 1956 trên sông Dnipro như một phần của nhà máy thủy điện Kakhovka. Nó cung cấp nước cho những vùng rộng lớn ở đông nam Ukraine, cũng như bán đảo Crimean.
Hồ chứa của đập cũng cung cấp nước được sử dụng để làm mát sáu lò phản ứng tại Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia, cơ sở lớn nhất ở châu Âu, cũng như nhiên liệu đã qua sử dụng.
Chú thích ảnh

Mối đe dọa đối với nhà máy điện hạt nhân là gì?
Cả hai bên Nga và Ukraine đã đưa ra những tuyên bố nhằm dập tắt lo ngại rằng nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia đang gặp rủi ro.
Cơ quan năng lượng hạt nhân nhà nước của Ukraine, Energoatom, cho biết mặc dù các sự kiện gần đây gây rủi ro cho nhà máy, nhưng tình hình vẫn "trong tầm kiểm soát".
Về phần mình, công ty năng lượng hạt nhân nhà nước Rosatom của Nga cho biết không có mối đe dọa nào đối với ZNPP.
Cơ quan giám sát hạt nhân của Liên Hợp Quốc, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), cho biết trên Twitter rằng họ đang theo dõi chặt chẽ tình hình nhưng "không có nguy cơ an toàn hạt nhân ngay lập tức tại nhà máy".
Giám đốc IAEA Rafael Grossi cho biết nhà máy Zaporizhzhia cần có đủ nước để làm mát các lò phản ứng trong “vài tháng”, với nguồn nước từ hồ chứa của đập. “Có một số nguồn nước thay thế", ông Grossi cho biết.
Tác động sinh thái tiềm năng là gì?
Hai bên bờ sông Dnipro đã bị ngập lụt khi nước tràn qua cấu trúc đập bị phá hủy. Lúc này hậu quả sinh thái chính xác vẫn chưa được xác định rõ ràng, nhưng các quan chức Ukraine đã cảnh báo rằng chúng có thể nghiêm trọng.
Chú thích ảnh
Chính quyền đã kêu gọi người dân ở hạ lưu đập đi sơ tán. Ảnh: BBC
Ông Yermak viết: “Người Nga sẽ chịu trách nhiệm về việc có thể gây ra tình trạng thiếu nước uống cho người dân ở phía nam vùng Kherson và ở Crimea, cũng như khả năng phá hủy một số khu định cư và sinh quyển.”
Văn phòng Tổng thống Ukraine cho biết trong một tuyên bố rằng “ít nhất 150 tấn dầu động cơ đã tràn vào sông Dnipro và hơn 300 tấn có nguy cơ rò rỉ”.
Trong khi đó, Thống đốc Crimea do Nga bổ nhiệm ngày 6/6 nói rằng có nguy cơ mực nước ở kênh Bắc Crimea, dẫn nước ngọt đến bán đảo từ sông Dnipro, có thể giảm xuống do đập bị phá hủy.
Bán đảo Crimea phụ thuộc vào nguồn nước ngọt từ con kênh này. Ukraine trước đây đã chặn nguồn cung cấp nước cho Crimea sau khi Nga sáp nhập bán đảo này vào năm 2014, gây ra tình trạng thiếu nước trong khu vực.
Cộng đồng quốc tế phản ứng ra sao?
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã lên án rộng rãi vụ việc, nói rằng việc phá hủy con đập thể hiện "sự tàn bạo" trong cuộc xung đột Nga - Ukraine.
Ông Charles Michel, Chủ tịch Hội đồng châu Âu, cho biết hành động này được coi là "tội ác chiến tranh".
Thủ tướng Đức Olaf Scholz đổ lỗi cho Nga về vụ tấn công, nói rằng động thái đáng lo ngại từ lâu này thể hiện một khía cạnh mới trong cuộc xung đột.
Nhà lãnh đạo Đức cũng viết trên Twitter: “Việc đập Kakhovka bị phá hủy với những hậu quả khủng khiếp cho thấy một chiều hướng mới...”
Ngoại trưởng Anh James Cleverly cho biết còn quá sớm để đưa ra đánh giá có ý nghĩa về các chi tiết đằng sau vụ phá hủy con đập ở miền nam Ukraine.
Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez viết trên Twitter: “Chúng tôi lên án việc phá hủy cơ sở hạ tầng dân sự, (điều này) vi phạm luật nhân đạo quốc tế”, ông Sanchez nhắc lại.
 
Bên trên