Ăn Chơi Dính Bệnh Tật
Yếu sinh lý
Mặc dù chỉ mới đầu tháng 6, thời tiết nắng nóng đỉnh điểm với nhiệt độ cao kỷ lục ở những nơi vĩ độ cao gần Bắc Cực đã phá vỡ mọi kỷ lục ở Siberia từ trước tới nay.
Vào thứ 7 tuần vừa rồi, nhiệt độ nóng nhất trong lịch sử Siberia được ghi nhận là 37,9 độ C ở Jalturovosk. Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau đó, các kỷ lục mới trong tuần này đã xô đổ mọi kỷ lục trước đó.
Kỷ lục nhiệt độ mọi thời đại đã bị phá vỡ vào hôm thứ tư tuần này (ngày 7/6), khi nhiệt độ ở Baevo đạt mức kỷ lục 39,6 độ C và nhiệt độ ở Barnaul là 38,5 độ C. Đây là kỷ lục nhiệt độ cao chưa từng thấy tại vùng đất Siberia vốn nổi tiếng với mùa đông kéo dài khắc nghiệt, tuyết rơi dày và nhiệt độ có thể xuống tới -25 độ C trong các tháng mùa đông.
Nhà khí hậu học Maximiliano Herrera cho biết, một số trạm khí tượng ghi lại nhiệt độ nơi đây trong suốt 5-7 thập kỷ qua. "Đây là đợt nắng nóng tồi tệ nhất trong lịch sử của vùng Siberia", chuyên gia theo dõi thời tiết cực đoan trên toàn cầu này nói.
Đám khói bốc lên do cháy rừng ở Vùng Kurgan, Siberia, Nga vào đầu mùa hè năm nay.
Đăng trên Twitter vào ngày 8/6, ông cho biết các kỷ lục về nhiệt độ cao ở nơi đây liên tục bị xô đổ, đặc biệt là mức nhiệt kỷ lục gần 40 độ C vào ngày 7/6. Đây là minh chứng cho sự nóng lên toàn cầu. Mức nhiệt cao có thể ghi nhận được ngay cả ở vùng vĩ độ cao gần Bắc Cực vốn được biết đến với mùa đông băng tuyết phủ lạnh cóng.
Vào năm 2020, một đợt nắng nóng dữ dội và kéo dài khiến thị trấn Verkhoyansk gần vòng Bắc cực đạt 38 độ C. Đây là mức nhiệt sẽ không thể xảy ra nếu như không phải do biến đổi khí hậu.
Siberia có xu hướng dao động nhiệt độ lớn hàng tháng và hàng năm, nhưng vài thập kỷ qua chứng kiến xu hướng ấm áp hơn. "Siberia là một trong những khu vực nóng lên nhanh nhất trên hành tinh với cường độ nắng nóng cực đoan ngày càng tăng", chuyên gia về chính sách và khí hậu Omar Baddour tại Tổ chức Khí tượng Thế giới nhận định.
Theo bà Samantha Burgess, Phó giám đốc Cơ quan về Biến đổi khí hậu Copernicus của EU, Siberia đã chứng kiến một số đợt nắng nóng rất gay gắt.
"Những đợt nắng nóng này gây ra tác động lớn đối với con người và thiên nhiên. Nếu chúng ta không nhanh chóng cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, những hiện tượng thời tiết cực đoan này sẽ xảy ra thường xuyên hơn", chuyên gia này nói.
Trong khi mùa cháy rừng đang diễn ra ở Bắc bán cầu, Siberia và Canada đang phải vật lộn với những trận cháy rừng dữ dội. Hỏa hoạn hoành hành khắp dãy núi Ural của Nga vào tháng 5 vừa qua khiến ít nhất 21 người thiệt mạng.
Nhiệt độ cực cao có khả năng làm trầm trọng thêm các vụ cháy rừng.
Không chỉ Siberia ghi nhận nền nhiệt cực cao trong tuần này, nắng nóng đang lan rộng khắp Trung Á. Vào đầu tháng 4, Turkmenistan có nhiệt độ lên tới 42 độ C. Đây là kỷ lục thế giới ở vĩ độ đó, chuyên gia khí tượng học Herrera nói.
Cũng trong ngày 7/6, có nơi tại Trung Quốc nắng nóng cực điểm với nhiệt độ cao kỷ lục lên tới hơn 45 độ C. Trong khi đó, nhiệt độ cao lên tới 43 độ C ở Uzbekistan và 41 độ C ở Kazakhstan.
"Đợt nắng nóng lịch sử này đang viết lại lịch sử khí hậu thế giới", chuyên gia thời tiết Herrera cảnh báo.
Vào thứ 7 tuần vừa rồi, nhiệt độ nóng nhất trong lịch sử Siberia được ghi nhận là 37,9 độ C ở Jalturovosk. Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau đó, các kỷ lục mới trong tuần này đã xô đổ mọi kỷ lục trước đó.
Kỷ lục nhiệt độ mọi thời đại đã bị phá vỡ vào hôm thứ tư tuần này (ngày 7/6), khi nhiệt độ ở Baevo đạt mức kỷ lục 39,6 độ C và nhiệt độ ở Barnaul là 38,5 độ C. Đây là kỷ lục nhiệt độ cao chưa từng thấy tại vùng đất Siberia vốn nổi tiếng với mùa đông kéo dài khắc nghiệt, tuyết rơi dày và nhiệt độ có thể xuống tới -25 độ C trong các tháng mùa đông.
Nhà khí hậu học Maximiliano Herrera cho biết, một số trạm khí tượng ghi lại nhiệt độ nơi đây trong suốt 5-7 thập kỷ qua. "Đây là đợt nắng nóng tồi tệ nhất trong lịch sử của vùng Siberia", chuyên gia theo dõi thời tiết cực đoan trên toàn cầu này nói.
Đám khói bốc lên do cháy rừng ở Vùng Kurgan, Siberia, Nga vào đầu mùa hè năm nay.
Đăng trên Twitter vào ngày 8/6, ông cho biết các kỷ lục về nhiệt độ cao ở nơi đây liên tục bị xô đổ, đặc biệt là mức nhiệt kỷ lục gần 40 độ C vào ngày 7/6. Đây là minh chứng cho sự nóng lên toàn cầu. Mức nhiệt cao có thể ghi nhận được ngay cả ở vùng vĩ độ cao gần Bắc Cực vốn được biết đến với mùa đông băng tuyết phủ lạnh cóng.
Vào năm 2020, một đợt nắng nóng dữ dội và kéo dài khiến thị trấn Verkhoyansk gần vòng Bắc cực đạt 38 độ C. Đây là mức nhiệt sẽ không thể xảy ra nếu như không phải do biến đổi khí hậu.
Siberia có xu hướng dao động nhiệt độ lớn hàng tháng và hàng năm, nhưng vài thập kỷ qua chứng kiến xu hướng ấm áp hơn. "Siberia là một trong những khu vực nóng lên nhanh nhất trên hành tinh với cường độ nắng nóng cực đoan ngày càng tăng", chuyên gia về chính sách và khí hậu Omar Baddour tại Tổ chức Khí tượng Thế giới nhận định.
Theo bà Samantha Burgess, Phó giám đốc Cơ quan về Biến đổi khí hậu Copernicus của EU, Siberia đã chứng kiến một số đợt nắng nóng rất gay gắt.
"Những đợt nắng nóng này gây ra tác động lớn đối với con người và thiên nhiên. Nếu chúng ta không nhanh chóng cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, những hiện tượng thời tiết cực đoan này sẽ xảy ra thường xuyên hơn", chuyên gia này nói.
Trong khi mùa cháy rừng đang diễn ra ở Bắc bán cầu, Siberia và Canada đang phải vật lộn với những trận cháy rừng dữ dội. Hỏa hoạn hoành hành khắp dãy núi Ural của Nga vào tháng 5 vừa qua khiến ít nhất 21 người thiệt mạng.
Nhiệt độ cực cao có khả năng làm trầm trọng thêm các vụ cháy rừng.
Không chỉ Siberia ghi nhận nền nhiệt cực cao trong tuần này, nắng nóng đang lan rộng khắp Trung Á. Vào đầu tháng 4, Turkmenistan có nhiệt độ lên tới 42 độ C. Đây là kỷ lục thế giới ở vĩ độ đó, chuyên gia khí tượng học Herrera nói.
Cũng trong ngày 7/6, có nơi tại Trung Quốc nắng nóng cực điểm với nhiệt độ cao kỷ lục lên tới hơn 45 độ C. Trong khi đó, nhiệt độ cao lên tới 43 độ C ở Uzbekistan và 41 độ C ở Kazakhstan.
"Đợt nắng nóng lịch sử này đang viết lại lịch sử khí hậu thế giới", chuyên gia thời tiết Herrera cảnh báo.