Ăn Chơi Dính Bệnh Tật
Yếu sinh lý
Cột tro bụi phun lên từ núi lửa Anak Krakatau nhìn từ đảo Rakata ở Nam Lampung, Indonesia. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, ngày 9/6, Trung tâm Giảm thiểu Thảm họa Địa chất và Núi lửa Indonesia (PVMBG) cho biết núi lửa Anak Krakatau nằm ở eo biển Sunda, tỉnh Lampung, đã phun tro bụi cao 3.000m.
Người đứng đầu PVMBG, ông Hendra Gunawan cho hay núi lửa phun trào vào lúc 8h46' (giờ địa phương) song không gây tiếng động lớn. Cột tro bụi bốc lên cao tới 3.000m.
Hoạt động phun trào được ghi lại trên địa chấn kế với biên độ tối đa là 50mm và kéo dài 13 phút 22 giây. Tới 10h, núi lửa vẫn bốc khói dày đặc cao 50-300m.
[Núi lửa Kilauea ở Hawaii phun trào, mức độ khí SO2 gây quan ngại]
Mức độ cảnh báo núi lửa Anak Krakatau đã được nâng lên cấp 3 trong thang cảnh báo 4 cấp độ của Indonesia, trong khi người dân được khuyến cáo tránh các hoạt động trong bán kính 5km quanh miệng núi lửa.
Núi lửa Anak Krakatau từng gây ra một số cơn sóng thần trong lịch sử. Vào ngày 22/12/2018, núi lửa này đã phun trào mạnh, gây ra một vụ lở đất dưới nước, kéo theo sóng thần tấn công một số khu vực ven biển ở các tỉnh Banten và Lampung khiến 437 người thiệt mạng và hàng nghìn người bị thương.
Ngày 26/4/2022, giới chức Indonesia cảnh báo khả năng hoạt động của ngọn núi lửa này gây ra sóng thần. Ngày 28/3 vừa qua, Anak Krakatoa cũng phun trào nhiều lần với cột tro bụi cao tới 2.500m.
Nằm trên Vành đai Lửa Thái Bình Dương, Indonesia là đất nước có nhiều núi lửa nhất trên thế giới.
Trước đó, ngày 23/5, núi lửa Merapi của Indonesia - một trong những núi lửa đang hoạt động mạnh nhất thế giới - đã phun trào những dòng nham thạch chảy dài hơn 2km từ miệng núi.
Đài quan sát núi lửa Merapi đã công bố những hình ảnh ấn tượng về dung nham tuôn trào từ miệng núi lửa bốc khói.
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Thảm họa Địa chất (BPPTKG), một cơ quan chính phủ chuyên giám sát hoạt động núi lửa cho biết họ đã ghi nhận hàng chục cơn địa chấn nhỏ có mối liên hệ với vụ phun trào của núi lửa Merapi trong ngày 23/5./.
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, ngày 9/6, Trung tâm Giảm thiểu Thảm họa Địa chất và Núi lửa Indonesia (PVMBG) cho biết núi lửa Anak Krakatau nằm ở eo biển Sunda, tỉnh Lampung, đã phun tro bụi cao 3.000m.
Người đứng đầu PVMBG, ông Hendra Gunawan cho hay núi lửa phun trào vào lúc 8h46' (giờ địa phương) song không gây tiếng động lớn. Cột tro bụi bốc lên cao tới 3.000m.
Hoạt động phun trào được ghi lại trên địa chấn kế với biên độ tối đa là 50mm và kéo dài 13 phút 22 giây. Tới 10h, núi lửa vẫn bốc khói dày đặc cao 50-300m.
[Núi lửa Kilauea ở Hawaii phun trào, mức độ khí SO2 gây quan ngại]
Mức độ cảnh báo núi lửa Anak Krakatau đã được nâng lên cấp 3 trong thang cảnh báo 4 cấp độ của Indonesia, trong khi người dân được khuyến cáo tránh các hoạt động trong bán kính 5km quanh miệng núi lửa.
Núi lửa Anak Krakatau từng gây ra một số cơn sóng thần trong lịch sử. Vào ngày 22/12/2018, núi lửa này đã phun trào mạnh, gây ra một vụ lở đất dưới nước, kéo theo sóng thần tấn công một số khu vực ven biển ở các tỉnh Banten và Lampung khiến 437 người thiệt mạng và hàng nghìn người bị thương.
Ngày 26/4/2022, giới chức Indonesia cảnh báo khả năng hoạt động của ngọn núi lửa này gây ra sóng thần. Ngày 28/3 vừa qua, Anak Krakatoa cũng phun trào nhiều lần với cột tro bụi cao tới 2.500m.
Nằm trên Vành đai Lửa Thái Bình Dương, Indonesia là đất nước có nhiều núi lửa nhất trên thế giới.
Trước đó, ngày 23/5, núi lửa Merapi của Indonesia - một trong những núi lửa đang hoạt động mạnh nhất thế giới - đã phun trào những dòng nham thạch chảy dài hơn 2km từ miệng núi.
Đài quan sát núi lửa Merapi đã công bố những hình ảnh ấn tượng về dung nham tuôn trào từ miệng núi lửa bốc khói.
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Thảm họa Địa chất (BPPTKG), một cơ quan chính phủ chuyên giám sát hoạt động núi lửa cho biết họ đã ghi nhận hàng chục cơn địa chấn nhỏ có mối liên hệ với vụ phun trào của núi lửa Merapi trong ngày 23/5./.