• Nhóm kín víp prồ, đỉnh của chóp 👉 xamvn

Doanh nghiệp, người lao động khó khăn chưa từng thấy

nguyentrichau1968

Yếu sinh lý
Hơn 500.000 lao động bị ảnh hưởng việc làm, số thôi việc, mất việc lên tới 279.409 người, 195.039 người bị giảm giờ làm, hơn 17.003 người nghỉ không lương...là những con số buồn về tình hình lao động tại doanh nghiệp từ đầu năm 2023 tới nay.

1686445077854.png
Tỷ lệ lao động trong các ngành dệt may, da giày, gỗ và lâm sản mất việc khá cao. Ảnh: Đức Thanh

Hàng loạt doanh nghiệp cắt giảm lao động

Chưa bao giờ, những ngành đóng góp kim ngạch xuất khẩu lớn cho nền kinh tế như dệt may, da giày, chế biến gỗ, sản xuất, lắp ráp linh kiện điện tử…lại khó như lúc này.

Thiếu vắng đơn hàng xuất khẩu, những nhà máy, công xưởng không còn sáng đèn liên tục, phải cắt giảm giờ làm. Đã có những doanh nghiệp quy mô hàng chục ngàn lao động phải cho công nhân nghỉ việc.

Thực trạng này đã được phản ánh qua những con số nêu trong báo cáo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đầu tuần này. Số doanh nghiệp gặp khó khăn phải cắt giảm lao động là 8.644 doanh nghiệp, trong đó 27,4% là doanh nghiệp FDI; 72,18% doanh nghiệp ngoài nhà nước; 0,39% doanh nghiệp nhà nước.

Vùng Đông Nam Bộ, thủ phủ của các nhà máy sản xuất hàng hóa xuất khẩu cung ứng cho toàn cầu là nơi có số doanh nghiệp phải cắt giảm lao động nhiều nhất, chiếm đến 66,75%; vùng Đồng bằng sông Hồng 12,4%; Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 7,75%; còn lại rải rác ở các tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên và miền núi phía Bắc.

Chính phủ cần sớm có chính sách cho doanh nghiệp giãn nợ đến hạn; có gói tín dụng đặc thù từ Ngân hàng Chính sách xã hội để doanh nghiệp trả lương cho công nhân trong năm 2023; cho doanh nghiệp lùi thời gian nộp bảo hiểm xã hội, không tính lãi…

Đã có hơn 500.000 lao động bị ảnh hưởng việc làm, số thôi việc, mất việc lên tới 279.409 người (chiếm 54,79% lao động bị ảnh hưởng); 195.039 người bị giảm giờ làm, hơn 17.003 người nghỉ không lương. Số lao động tạm hoãn hợp đồng lao động là 8.346 người.

Trong tổng số 279.409 lao động thôi việc, mất việc, ngành dệt may có 68.782 người, da giày 31.653 người, sản xuất linh kiện và sản phẩm điện tử là 45.075 người.

Số lao động thôi việc, mất việc tập trung ở các tỉnh có khu công nghiệp, khu kinh tế lớn như Bình Dương (71.590 người), Đồng Nai (32.450 người), TP.HCM (44.890 người), Bắc Giang (27.500 người), Bắc Ninh (13.990 người), Hải Dương (16.020 người), Hà Nội (46.860 người).

“Doanh nghiệp thiếu đơn hàng là do kinh tế các nước gặp khó khăn, lạm phát cao, chính sách tiền tệ thắt chặt nên sức mua sụt giảm, đặc biệt là nhu cầu về các mặt hàng thời trang quần áo, giày dép, thiết bị điện tử cá nhân… Nhiều doanh nghiệp trong nước gặp tình trạng hàng tồn kho nhiều không xuất được, không có đơn hàng mới”, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội nêu.

Cắt giảm lao động tại các doanh nghiệp hiện nay chủ yếu là vì lý do kinh tế, khó khăn trong việc tìm kiếm, phát triển thị trường nước ngoài, nhất là các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, dệt may, da giày, sản xuất và lắp ráp linh kiện điện tử, chế biến gỗ.

Đơn hàng giảm, tín hiệu thị trường vẫn chưa rõ ràng, doanh nghiệp nhiều lao động nhất TP.HCM là Công ty TNHH PouYuen Việt Nam, 100% vốn FDI, với hơn 50.000 công nhân sẽ tiếp tục giảm gần 6.000 lao động, sau lần cắt giảm hơn 2.300 người hồi tháng 2/2023.

Tình trạng cắt giảm lao động cũng diễn ra ở các doanh nghiệp dệt may, đồ gỗ, điện tử…trước bối cảnh khó khăn.

Khẩn cấp hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động

Hệ lụy từ suy giảm đơn hàng của các ngành xuất khẩu lớn đã khiến kim ngạch xuất khẩu toàn nền kinh tế 5 tháng đầu năm giảm 11,6%, tương đương giảm gần 18 tỷ USD so với cùng kỳ, với 6/7 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD tăng trưởng âm. Hầu hết doanh nghiệp thuộc các ngành dệt may, da giày đã phải giảm mục tiêu tăng trưởng trong năm nay.

Với người lao động, cắt giảm công việc, mất việc đồng nghĩa với muôn vàn khó khăn không chỉ với riêng họ mà cả gia đình.

Đây chính là lúc cộng đồng doanh nghiệp và người lao động cần được tiếp sức, cần được “trợ thở” thông qua các chính sách hỗ trợ thiết thực.

Ngành lâm sản đóng góp trên 17 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu trong năm ngoái cũng “ngấm đòn” lạm phát, thiếu vắng đơn hàng. Trong 5 tháng qua, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ mới đạt trên 5 tỷ USD, bằng 71,3% so cùng kỳ năm ngoái.

Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Viforest) đề xuất, Chính phủ có chính sách cho doanh nghiệp ngành chế biến gỗ và lâm sản giãn nợ đến hạn từ 6 tháng đến 12 tháng; có gói tín dụng đặc thù từ Ngân hàng Chính sách xã hội để doanh nghiệp trả lương cho công nhân trong năm 2023. Có chính sách cho doanh nghiệp ngành chế biến gỗ và lâm sản được lùi thời gian nộp bảo hiểm xã hội, không tính lãi trong năm 2023.

Kiến nghị của các doanh nghiệp khác cũng tương tự của doanh nghiệp ngành gỗ.

Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, không riêng Việt Nam, mà thị trường lao động của các nước trên thế giới cũng đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.

Dẫn Báo cáo xu hướng triển vọng việc làm và xã hội thế giới 2023 của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), bộ này cho hay, năm 2023, hầu hết các quốc gia không thể phục hồi hoàn toàn về mức trước đại dịch, việc làm toàn cầu được dự báo chỉ tăng 1%, giảm đáng kể so với tốc độ tăng việc làm 2,3% năm 2022.

Ở trong nước, dù xuất khẩu tháng 5 đã hồi phục nhẹ so với tháng trước đó, nhưng khó khăn vẫn bao trùm, dấu hiệu cầu thị trường khởi sắc vẫn chưa rõ ràng. Thậm chí, các doanh nghiệp dệt may, thủy sản dự báo, khó khăn về đơn hàng xuất khẩu còn kéo dài đến giữa quý III, đồng nghĩa, doanh nghiệp, người lao động tiếp tục đối mặt với hàng loạt trở ngại, tìm kiếm việc làm mới cũng chưa có cửa sáng.

Sốt ruột trước tình trạng số lao động bị ảnh hưởng bởi mất việc, giãn việc gia tăng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chỉ đạo Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội nghiên cứu, đề xuất chính sách trước mắt và lâu dài để hỗ trợ lao động bị ảnh hưởng từ việc cắt giảm đơn hàng.

Theo baodautu.vn

 

thanhda934

Yếu sinh lý
Doanh nghiệp nước ngoài họ thấy vn ủng hộ Nga xâm lược nên ngán ngẩm, kết quả là họ ko đầu tư, ko nhập khẩu/hạn chế nhập hàng từ vn nên doanh nghiệp và người lđ trong nước điêu đứng.
 

SignDevil

Tao là gay
Doanh nghiệp nước ngoài họ thấy vn ủng hộ Nga xâm lược nên ngán ngẩm, kết quả là họ ko đầu tư, ko nhập khẩu/hạn chế nhập hàng từ vn nên doanh nghiệp và người lđ trong nước điêu đứng.
Đm t chửi + suốt nhưng thấy m ngu quá, chính vì chiến tranh nên các thứ mới cắt giảm hết, đẩy nhanh vỡ bong bóng do Mỹ in tiền quá nhiều tài trợ chiến tranh dẫn đến lạm phát, trong bản thân nước Mỹ tháng 11 năm ngoái báo cáo sau đợt black friday doanh số còn 1/5 mọi năm, VN sẽ theo sau đó 2 quý, vì hàng tồn còn họ đặt làm cái lồn gì
TQ còn đang thất nghiệp đầy đường kìa. VN có chọn cái lồn gì thì vẫn đói nhe răng thôi do phụ thuộc vào FDI và DN quốc doanh, chả có ưu đãi máu lồn gì cho tư nhân, tư nhân phá sản hàng loạt
Chăm đọc báo thông tin trước khi nhận định cái gì, đm chửi thì chửi chúng nó đớp nghìn tỷ kìa, chứ phe phái cái đầu buồi gì
 

nguyentrichau1968

Yếu sinh lý
Chủ thớt
có ai quan tâm đâu. bận lo bds rồi
BDS là túi chúng nố, nên nó phải cứu bằng được, quan trọng dân đéo có tiền đéo có sự trao đổi buốn bán thì cứu được củ lồn, nhìn thấy cảnh bán nhà chả ma nào mua chỉ trừ những người thật cần nhà để ở mới có gioa dịch nhưng lác đác
 

Gaored

Yếu sinh lý
Doanh nghiệp nước ngoài họ thấy vn ủng hộ Nga xâm lược nên ngán ngẩm, kết quả là họ ko đầu tư, ko nhập khẩu/hạn chế nhập hàng từ vn nên doanh nghiệp và người lđ trong nước điêu đứng.
thằng hề nô ẳng ngu như con bò
 

Ơ Linh Hà Lan kìa

Yếu sinh lý
Những lúc ngặt nghèo như này hãy tự tin nở một nụ cười tỏa sáng và trông đợi vào sự lãnh đạo tài tình của đảng c.ộng sản vịt nem 😂😂😂
 
Bên trên