T thấy m rất hiểu biết về đạo phật nhưng t thấy nhiều cái chưa hợp lý lắm, theo quan điểm của t nguồn gốc của vc m đọa xuống cõi nào phải là do tâm thức lúc m chết chứ. Vd do tâm m tốt m mới làm việc thiện chứ đâu phải làm việc thiện thì là tâm tốt. Những người bị đọa xuống cõi thấp hơn đều là do tham sân si lấn át giới định tuệ, từ đó bản ngã chi phối họ làm vc xấu. Vậy thì thứ quyết định là tâm chứ đâu phải vc làm. Thứ hai t thấy là m bảo khi đạt đc niết bàn sẽ k màng vật chất gái gú này nọ theo t là chưa đúng, vì bản chất niết bàn chỉ đạt đc khi m thoát khỏi cõi vật chất, đức phật đạt niết bàn khi người chết mà. Mà đã thoát khỏi cõi vật chất thì vật chất đâu còn ý nghĩa gì. Đúng ra phải là k màng vật chất rồi mới tới đc niết bàn. Thêm 1 cái nữa là tại sao muốn thoát khỏi luân hồi thì lại phải theo đúng trường phái thiền. Vì t thấy bản chất việc bị đày vào cõi luân hồi là do vô minh ( theo học thuyết 12 nhân duyên ) mà đức phật cũng nói có rất nhiều con đường để tới đc đạo, đức phật chỉ tìm ra 1 trong số những con đường đó thôi. Chả lẽ trên thế giới này chỉ có thiền tứ niệm xứ mới đạt đc trí tuệ à.
Câu hỏi thứ nhất, mày nói đúng là tâm quyết định mọi thứ. Chỉ cần khởi ý lên trong tâm là đã tạo nghiệp thiện hay nghiệp ác rồi. Nhưng nếu ý nghiệp đó thúc đẩy mày tới lời nói (khẩu nghiệp) hay hành động (thân nghiệp) thì quả tạo ra về sau sẽ càng to hơn nữa. Ví dụ, mày khởi ý trong tâm bố thí cho một thằng ăn xin thì ngay lúc đó mày đã tạo thiện nghiệp trong tâm, nhưng nếu chỉ khởi ý thôi mà mày không đưa tiền ra bố thí thật thì cái quả sau này mày nhận sẽ nhẹ nhàng. Nhưng nếu mày nói ra mồm với người khác là mày sẽ bố thí cho thằng ăn xin đó thì mày đã tạo khẩu thiện nghiệp, quả sau này mày nhận sẽ hơn cái quả trước. Và nếu mày rút tiền bố thí cho thằng ăn xin đó thật thì mày tạo được thân thiện nghiệp, quả sau này mày nhận sẽ khác hai cái trên. Tuy nhiên, mày nhận quả thế nào còn phụ thuộc vào tâm ý của mày lúc bố thí nữa, vì ngay trong một nháy mắt có hàng vạn tâm ý sinh ra cùng lúc. Mày bố thí vì mày thấy nó đáng thương, hay mày bố thí vì đang đi cùng gái nên sĩ gái, thì quả mày nhận được cũng sẽ khác nhau. Đại khái mày hiểu là như thế. Nhân quả là một mạng nhện đan xen rắc rối không thể hiểu hết được. Nó là một vòng lặp vô hạn cho tới khi mày giác ngộ và chết đi (gọi là nhập Niết Bàn). Một nhân đã gieo sẽ tạo nhiều quả. Quả ở kiếp này gọi là hiện báo, quả ở kiếp sau gọi là sanh báo, quả ở nhiều kiếp sau nữa gọi là dư báo. Để xảy ra quả thì cần duyên đến, bên trên tao cũng nói rồi. Tuy nhiên, nhân tạo quả, và quả tiếp tục lại là nhân cho một quả khác trong tương lai. Ví dụ, trong quá khứ mày bố thí nhiều, kiếp này đủ duyên thì mày giàu có nhiều tiền, nhưng khi mày giàu có nhiều tiền rồi mày chỉ cần khởi lên ý muốn bố thí tiền cho người khác (thì là mày lại gieo nhân thiện) hoặc khởi lên ý muốn ăn chơi hưởng thụ sa đọa (thì mày lại gieo nhân ác). Chắc chắn là mày sẽ khởi một trong 2 ý tốt hoặc xấu, vì mày là người phàm, không thể nào tác ý để không tạo nghiệp như các bậc thánh giác ngộ. Chính vì nhân quả tuần hoàn lặp đi lặp lại như thế nên tâm tốt sẽ làm việc tốt, làm việc tốt lại dẫn dắt mày đến các cảnh tốt để gặp những nhân duyên tốt để có cơ hội đưa tâm mày tiến lên tốt hơn gần với giác ngộ. Và ngược lại.
Thứ hai là vấn đề Niết Bàn, như tao hiểu ý mày nói thì Niết Bàn là nhân còn không màng vật chất gái gú là quả. Tao không nói như vậy, tao chỉ nói rằng hạnh phúc Niết Bàn là an nhiên tự tại, không còn phụ thuộc vào mấy thứ vật chất gái gú. Đó là một dạng khái niệm để bọn mày hình dung đích đến cuối cùng của việc tu tập là gì. Còn đương nhiên, trên con đường tu tập, phải xả bỏ dần dần các ham muốn vật chất, tình cảm thì tâm mới ngày càng trong sạch, ngày càng trong sạch thì cuối cùng mới đạt đến trạng thái Niết Bàn.
Đức Phật ngay khi tu tập giác ngộ thành Phật năm 35 tuổi thì ngài đã đạt đến trạng thái tâm Niết Bàn, chỉ là ngài vẫn còn sống nên gọi là Niết Bàn hữu dư, tức là vẫn còn thân xác, thân xác vẫn chịu chi phối của nghiệp lực (bệnh tật, đói khát...). Còn khi Phật chết đi thì ngài nhập Niết Bàn vô dư, không còn thân, không còn tâm. Không sinh ra và không chết đi nữa.
Thứ ba, muốn thoát khỏi luân hồi sinh thì cần tu tập theo đúng con đường Giới - Định - Tuệ. Mày giữ giới trong sạch thì tâm mày an ổn, tâm mày an ổn thì mày dễ định tâm khi thiền, thiền định sẽ phát triển. Khi định lực phát triển thâm sâu, trí tuệ sẽ phát triển thông qua việc quán xét được đặc tính Vô thường - Khổ - Vô ngã của bốn yếu tố Thân - Thọ - Tâm - Pháp (gọi là tứ niệm xứ). Giới và Định thì nhiều đạo khác cũng tu, Giới có nhiều loại giới, định có nhiều loại định (4 tầng thiền định hữu sắc và 4 tầng thiền định vô sắc). Nhưng thiền Tuệ thì chỉ có Đức Phật tìm ra và dạy lại cho chúng sinh. Và quan trọng nhất là do căn cơ chúng sinh có sự khác nhau rất nhiều, nên đường lối tu tập để giác ngộ của mỗi người sẽ không giống nhau hoàn toàn. Ví dụ có người tu chứng sơ thiền hoặc nhị thiền, hoặc tam thiền, hoặc tứ thiền, rồi mới chuyển sang thiền tuệ, chuyển sang thiền tuệ rồi thì có người quán tâm, có người quán pháp, có người quán thân, có người quán thọ để thực chứng thành Thánh. Với căn cơ thấp kém như con người thời nay thì có thể ít chứng các tầng thiền định, mà chỉ vào cận định thôi là các thiền sư đã cho chuyển sang thiền tuệ để quán tứ niệm xứ rồi.... vân vân.
Cho nên là nói có nhiều con đường giác ngộ là như thế, là do căn cơ khác biệt hoàn toàn. Nhưng lộ trình thì căn bản vẫn phải là Giới - Định - Tuệ, vẫn phải theo những gì giáo lý Phật dạy. Còn con đường nào khác ngoài tứ niệm xứ hay không thì Phật không nói nên tao không rõ mày nhé.