• Nhóm kín víp prồ, đỉnh của chóp 👉 xamvn

Nếu cứ luôn miệng bảo mình cô đơn, bạn rốt cuộc đang ảo tưởng điều gì?

xamvl69

Tao là gay
Bạn trông đợi gì ở một đám đông, gia đình và xã hội? Bạn muốn gì khi sống ở Trái Đất này?

Bạn nói bạn cô đơn. Bạn nói bạn sinh ra đã bị định sẵn một cuộc sống cô độc. Bạn kháo nhau bằng những câu nói khích lệ như “Muốn ngồi ở vị trí không ai ngồi được, phải chịu đựng những thứ không ai chịu đựng được. Muốn đạt vị trí số một , phải chịu đựng nỗi cô đơn”…vì chẳng ai hiểu bạn cả. Nhưng mà chúng ta có hiểu về điều mình đang nói không? Chúng ta có thật sự hiểu cô đơn là gì không? Hay chỉ cần thất vọng một chút, bạn lại khẳng định rằng không ai hiểu bạn và thế bạn cô đơn.

Ý tưởng về cô đơn phổ quát đến mức bạn sẵn sàng tin rằng mình trước sau gì cũng cô đơn, dù là ở trong một mối quan hệ mật thiết như gia đình, tình bạn hay tình yêu. Điều đó đã thôi miên bạn, dẫn dắt bạn, khiến bạn hành xử như một kẻ cô đơn thật sự. Nhưng khi được hỏi tại sao bạn biết mình cô đơn? Bạn sẽ kể về nỗi tuyệt vọng của mình mà không một chút tư duy về động cơ cho những mất mát, bi thương mà bạn đang có đó.

Bạn tìm kiếm những dấu hiệu được người ta liệt kê sẵn. Bạn bảo rằng mình đã hy sinh vì gia đình, hy sinh vì tình yêu, dành cả thanh xuân để chờ đợi, để yêu một ai đó, nhưng, thứ mà bạn nhận được chỉ là một cái kết chia ly. Bạn và người bạn đời của bạn thường xuyên bằng mặt mà không bằng lòng. Đôi tình nhân thắm thiết yêu thương này nào giờ đây đã hoá thành đôi vợ chồng lạnh nhạt, suốt ngày lên tiếng chỉ trích nhau.

Bạn nói: Anh ta/cô ta trước kia thật khác, người ta đã từng quan tâm tôi thế, lo lắng cho tôi thế, mà bây giờ sống lâu với nhau mới hiểu được con người thật của nhau. Bạn còn mơ hồ về một thế giới được thống trị và vinh danh bởi những con người cô đơn.

Vì thế, tôi sẽ chọn bàn sâu vào hai kiểu cô đơn này.

Kiểu đầu tiên, khá phổ biến. Đó là những trường hợp vỡ mộng khi hai cá thể đi sâu vào nhau. Lẽ ra, ở nhóm này nên hiểu rằng, vì bạn không hài lòng bản thân, nên mới mong cầu sự hoàn hảo ở người khác.

Vợ kỳ vọng chồng. Chồng muốn thay đổi vợ. Cha mẹ muốn thay đổi con cái. Con cái trách cứ cha mẹ… Ngay từ đầu, bạn phải ý thức được rằng, bản chất nguyên thuỷ của một cá thể luôn tồn tại hai mặt tốt xấu. Việc bạn yêu ai đó có thể là do chính con người họ thể hiện lúc đó. Nhưng khi bạn ghét họ, đó là do chính bạn. Bạn dựa dẫm và mong cầu quá lớn sự quan tâm ở một người. Bạn lý tưởng hoá cái đẹp của họ đến mức quên luôn rằng, còn cái xấu song hành đang ở đó. Nó có chạy hay biến đi mất đâu, nó cứ ở đó. Nó là hành vi thờ ơ, hời hợt luôn theo sau những hành động ấm áp, ngọt ngào.

Anh ta/cô ta cứ phải luân phiên năng lượng giữa hai trạng thái đó để nhận thức được cảm giác đang tồn tại.

Ấy thế, ham muốn thoát khỏi tình huống lẻ loi quá lớn, ta thường né tránh sự thật mất lòng này. Bạn thường nghĩ rằng, nếu mình nhẫn nhịn, nếu mình cho đi tình yêu thật nhiều thì sẽ được nhận lại được nhiều. Một suy nghĩ vị kỷ vi tế đến mức tạo cho bạn một ảo tưởng về thứ gọi là tình yêu chân thành không vụ lợi.

Rõ ràng là nó có mưu cầu lợi ích đấy. Sao không được. Nếu bạn cứ yêu ai đó thật nhiều, mà người ta vĩnh viễn không đáp trả lại xem, bạn kiên nhẫn chờ đợi đến bao lâu trong cô độc muộn sầu? Cũng thế mà bạn hướng về chồng hoặc vợ bạn xem, bạn chịu đừng sự nhẫn tâm và duy trì cuộc hôn nhân không bền vững ấy được bao lâu?

Làm sao trong một cuộc tranh cãi, người chồng hay người vợ cứ nhường nhịn bạn mãi, trong khi tính hiếu chiến luôn ngự trị ở một người đàn ông và tính luyên thuyên, than vãn cứ mãi đeo bám một người đàn bà?

Sống cùng nhau để hơn thua nhau không phải quá cứng nhắc và mệt mỏi sao? Và khi nhận thấy được tính mâu thuẫn này, bạn vội quy chụp rằng sao mình mãi cô đơn thế; rằng sao khi yêu bạn cứ mãi khốn khổ. Thế là bạn từ bỏ; bạn thôi không yêu nữa; bạn thôi không dấn thân vào một mối quan hệ nào khác.

Bạn thà một mình cô đơn còn hơn cô đơn trong chính cuộc tình.

Nhưng mà, bạn có bao giờ nhận thức được động cơ của bản thân chưa? Ham muốn của con người là như nhau. Bạn cứ mãi chơi trò chơi đổ lỗi cho người yêu, cho gia đình, bạn bè và xã hội thì bao giờ mới hiểu được cô đơn thực chất là một ý tưởng xuất phát từ sự kỳ vọng và thiếu nhận thức về bản thân?

Nhưng điều đó chưa là gì so với sự cô đơn của một kẻ luôn tin mình thật khác biệt. Sự khác biệt có thể tìm thấy ở một thiên tài hoặc tội phạm. Những cá thể dư thừa hiểu biết và luôn tự tách bạch mình ra khỏi một khối thống nhất chung của Vũ trụ.

Đây là một phần trăm nhóm người nắm giữ vận mệnh chung của chín mươi chín phần trăm số người còn lại. Cái khó dành cho những kẻ điên và thiên tài này là dấu hiệu nhận biết. Cứ nhìn Hitler và Albert Einstein đi, bạn sẽ thấy điểm chung của họ là sức ảnh hưởng nảy sinh từ trí tuệ. Nhưng loại trí tuệ xuất phát từ tâm thức nào mới là chuyện đáng bàn.

Một trí tuệ có được từ tâm thức giác ngộ hoàn toàn khác so với trí tuệ bị chi phối bởi tâm thức bị ảo tưởng che mờ. Nó khác ở chỗ, người tỉnh ngộ sẽ nhận biết được điều tối thượng duy nhất là toàn bộ sự hiện hữu là một nhất thể. Sự tách biệt là một ảo tưởng.

Nhận thức về tính cá nhân của bản thân còn nằm ở chỗ, bạn phải hiểu được bạn vừa là giọt sương mà cũng vừa là cả đại dương. Loại hiểu biết này mang lại cho bạn cảm giác sống động, bạn không lẻ loi, cả Vũ trụ này đều là nhà của bạn. Ở đâu an toàn hơn ở nhà?

Albert Einstein, Leonardo da Vinci là những thiên tài, họ không hề thấy cô độc, họ chỉ thấy mình thật tràn đầy vì vạn vật trong Vũ trụ đều là nhà, là bạn. Rumi cũng vậy, ông đã hiểu được gì khi nói chúng ta không phải là một giọt nước, chúng ta là cả đại dương trong một giọt nước?

Thế thì còn điều gì làm bạn thấy chơi vơi một mình đây?

Nếu bạn thông minh nhưng chưa giác ngộ, bạn sẽ luôn ảo tưởng rằng mình là một cá thể tách biệt, một cái gì đó vượt trội, mà một con người vượt trội phải làm chuyện gì đó thật vĩ đại. Hitler đã làm chuyện đó. Và kết quả, bạn biết rồi.

Tóm lại, nếu cứ luôn miệng bảo mình cô đơn, hãy thận trọng đối mặt với những kỳ vọng và tính cá nhân của bản thân mình xem, bạn rốt cuộc đang ảo tưởng điều gì?

Tác giả: Lê Duyên
Biên tập: THĐP
 

davidheo

Yếu sinh lý
Bài hay, đọc để không kì vọng vào người khác.
Đối với bản thân, thì nên kì vọng vào chính mình để khỏi kì vọng vào người khác, vậy kà khỏi cô đơn.
Tuy nhiên, hình như bài viết chưa đầy đủ:
Quay lại câu hỏi giác ngộ là gì, vì sao phải giác ngộ và làm sao để giác ngộ.
 
Bên trên