Dung Dị Tiểu Ca
Yếu sinh lý
Tôi vẫn còn nhớ ngày xưa mình đi tới nhà một người bạn chơi, mặc quần sọc áo thun. Dùng bữa xong xuôi với mọi người, tôi bèn nhảy vô bếp rửa bát. Nhưng bà mẹ bạn ngăn lại, bảo là thôi để bác rửa, cháu không quen chỗ này đâu. Tính tôi không thích đôi co nên tôi đồng ý và ra ngoài ngồi chơi nói chuyện. Khi ra về, đồng loạt người nhà bạn bảo tôi là gái hư. Tôi đã ngạc nhiên ghê gớm lắm và không bao giờ quay trở lại đó nữa.
Tôi vẫn còn nhớ ngày xưa tôi để tóc xù che kín hết cả lưng (trên đời này không phải ai cũng có lông đầu mượt mà nhé.) Các cô giáo nhìn thấy tôi chơi ở dưới sân trường thì kêu lại, bảo về cắt bớt tóc đi cho khỏi ngốt. Tôi chỉ tròn mắt mà bảo rằng: “Em có thấy nóng gì đâu.” Thế là chẳng hiểu sao, đồng loạt các cô giáo thì thào với nhau rằng nhỏ này đúng là hư đốn quá thể.
Tôi lại nhớ tiếp chuyện tôi yêu một người ở rất xa, khác biệt văn hóa, khác tất tần tật mọi thứ (kể cả giới tính) và tôi quyết định chuyển đến sống ở gần người ấy. Hàng xóm láng giềng khuyên ngăn bảo rằng đi như vậy thì bố mẹ mất con. Tôi bảo là không mất gì đâu các bác ạ, thế là họ hùa nhau kêu rằng tôi là giống bỏ nhà theo giai và chẳng còn coi truyền thống gia giáo ra cái gì nữa. Tôi cũng định bảo rằng “Các bác nói không sai” nhưng lại thôi. Tôi chỉ cười nhẹ, cảm ơn và xách ba lô lên đường. Thế là chẳng hiểu thế nào, đồng loạt bà con lối xóm tranh nhau lên loa phát thanh của thôn bảo tôi là đồ hư thân mất nết.
Còn rất nhiều những chuyện nữa đã xảy ra trong đời tôi và ai nấy chứng kiến đều bảo tôi là đồ gái hư, còn tôi chẳng hiểu mình đã làm nên tội tình gì khi sống đúng theo những gì khiến mình cảm thấy vui vẻ hạnh phúc nhất.
Cho đến một lúc, những lời khẳng định của thiên hạ lớn quá khiến tôi bỗng thấy nghi ngờ chính bản thân mình, nghĩ rằng mình thật xấu xa, xấu xí, xấu hổ, mình sẽ trở nên lập dị không chơi được với ai và chết già trong cô đơn. Vậy là, với sự sợ hãi, tôi quyết định nhắm mắt đoạn tuyệt với cái hư của mình.
Các bạn có biết kết quả sao không? Tôi đã từ gái hư trở thành gái rẻ tiền.
Khi bước ra đường với một mái tóc thẳng tưng mềm như bún và một cái đầm diêm dúa, tôi cảm thấy sự khao khát muốn chạy nhảy hay lăn lộn vào một đám cỏ cây dễ thương nào đó bị chặn lại. Tôi trở nên khúm núm, dè dặt. Tôi luôn phải chỉnh lại tóc tai quần áo để đảm bảo nó phải “chuẩn mực” như những gì người khác đánh giá.
Khi đi chơi xa đâu đó với một người bạn, tôi phải xin phép ý kiến của cả gia đình và phải ngoan ngoãn ngồi ở nhà nếu không có sự đồng ý. Nói “ngoan ngoãn” cũng không chuẩn lắm đâu, vì cái “hư” trong tôi kích lên khiến cho tôi bật khóc tức tưởi vì nghẹt thở trong “nếp nhà.”
Khi đứng giữa đám đông, tôi phải làm hài lòng tất cả mọi người, dù người ta chẳng xứng đáng được như vậy. Tôi cố gắng nói lời ngọt ngào, nhẹ nhàng, vỗ về những phần mong manh dễ vỡ của họ – thứ tốt hơn hết là nên đập vỡ luôn, một lần và mãi mãi. Và những nhức nhối bên trong tôi càng lúc càng dâng trào vì xứ sở thảo mai không dành cho tiếng gầm của sư tử. Tôi ngồi ôm gối và nghe thấy tiếng khóc bên trong lòng mình còn lớn hơn tiếng khóc của những người (có thể) bị tôi dội cho một gáo nước lạnh.
Khi trở thành gái rẻ tiền như vậy, tôi đánh mất giá trị thực của mình, tôi rời xa những gì đúng đắn nhất cho bản thân và càng lúc càng héo tàn, kiệt quệ. Tôi không hề thậm xưng ở chữ “héo tàn” đâu. Đó là một cái chết từ từ diễn ra bên trong tâm hồn, như một tờ tiền mòn cháy dần trước mồi lửa. Những thiết tha với đời, với người, với chính mình chẳng còn lại gì. Sức nặng, sự uy tín của tôi trong thế giới càng lúc càng suy giảm. Đôi chân tôi run rẩy bước đi trên mặt đất như một con nai bị bỏ đói lâu ngày. Đôi mắt tôi luôn nhìn xuống mặt đất khi trò chuyện. Còn đôi tay tôi chẳng làm nên được tích sự gì khi trong lòng luôn lo sợ rằng mình sẽ làm “sai” với những gì người đời căn dặn.
Cái chết không đáng sợ bằng việc chết mòn khi còn thở. Khi tôi nhận ra rằng việc thôi không làm gái hư nữa chẳng khiến tôi trở thành gái ngoan, mà trở thành một mớ giẻ rách, tôi đã quay lại làm những gì mình thật sự yêu thích, nói những gì mình cảm thấy đúng đắn từ tận trái tim.
Tôi cắt phăng mái tóc giả dối mềm oặt kia đi và nuôi lại những làn sóng “lông đầu” bồng bềnh của mình. Thỉnh thoảng, tôi tự lấy kéo ra chỉnh sửa sao cho vừa mắt và kết quả thu được là từ một công chúa kiêu sa kiều diễm sang một đứa trẻ trâu nhâng nháo bố láo, nhìn chỉ muốn tát cho một phát vào mặt. Nhưng lần nào tôi cũng khoái chí bật cười như điên trước gương và hiểu ra được lý do mình không nên tham gia cuộc thi cây kéo vàng.
Tôi mặc những gì mình thấy thoải mái và đôi lúc trông tôi hoặc như bà đẻ, hoặc như đứa bụi đời. Chẳng cần biết có bao nhiêu ánh mắt soi vào tôi trên đường từ nhà ra đến tiệm phở, tôi vẫn thấy mình đầy phong cách và càng lúc càng thấy thích cái gu thẩm mĩ ngẫu hứng của bản thân.
Tôi nói thẳng, nói thật, không loanh quanh vòng vo như trước kia nữa. Chuyện sốc hay không sốc đều như nhau cả. Bây giờ tôi quá lười biếng để đi những đoạn đường vòng. Tôi tán tỉnh bất kỳ ai, tôi dìm hàng bất kỳ ai, tôi làm ngơ bất kỳ ai, miễn là lúc đó tôi thấy đồng tình với chính mình. Người khác có thể gọi đó là thô lỗ, nhưng tôi gọi đó là “thật.” Và cái gì thật thì luôn trường tồn. (Cũng như chuyện cam, đào, bưởi rồi cũng thành mướp, chỉ có bức tường là còn mãi với thời gian.)
Tóm lại, tôi cho rằng trên đời này không hề có gái ngoan, chỉ có gái hư và gái rẻ tiền mà thôi. Để trở thành gái hư, tôi đã phải vứt bỏ đi tất cả những ảo tưởng, sợ hãi, phù phiếm. Còn để trở thành gái rẻ tiền, tôi chỉ cần vứt đi chính bản thân mình.
Tôi vẫn còn nhớ ngày xưa tôi để tóc xù che kín hết cả lưng (trên đời này không phải ai cũng có lông đầu mượt mà nhé.) Các cô giáo nhìn thấy tôi chơi ở dưới sân trường thì kêu lại, bảo về cắt bớt tóc đi cho khỏi ngốt. Tôi chỉ tròn mắt mà bảo rằng: “Em có thấy nóng gì đâu.” Thế là chẳng hiểu sao, đồng loạt các cô giáo thì thào với nhau rằng nhỏ này đúng là hư đốn quá thể.
Tôi lại nhớ tiếp chuyện tôi yêu một người ở rất xa, khác biệt văn hóa, khác tất tần tật mọi thứ (kể cả giới tính) và tôi quyết định chuyển đến sống ở gần người ấy. Hàng xóm láng giềng khuyên ngăn bảo rằng đi như vậy thì bố mẹ mất con. Tôi bảo là không mất gì đâu các bác ạ, thế là họ hùa nhau kêu rằng tôi là giống bỏ nhà theo giai và chẳng còn coi truyền thống gia giáo ra cái gì nữa. Tôi cũng định bảo rằng “Các bác nói không sai” nhưng lại thôi. Tôi chỉ cười nhẹ, cảm ơn và xách ba lô lên đường. Thế là chẳng hiểu thế nào, đồng loạt bà con lối xóm tranh nhau lên loa phát thanh của thôn bảo tôi là đồ hư thân mất nết.
Còn rất nhiều những chuyện nữa đã xảy ra trong đời tôi và ai nấy chứng kiến đều bảo tôi là đồ gái hư, còn tôi chẳng hiểu mình đã làm nên tội tình gì khi sống đúng theo những gì khiến mình cảm thấy vui vẻ hạnh phúc nhất.
Cho đến một lúc, những lời khẳng định của thiên hạ lớn quá khiến tôi bỗng thấy nghi ngờ chính bản thân mình, nghĩ rằng mình thật xấu xa, xấu xí, xấu hổ, mình sẽ trở nên lập dị không chơi được với ai và chết già trong cô đơn. Vậy là, với sự sợ hãi, tôi quyết định nhắm mắt đoạn tuyệt với cái hư của mình.
Các bạn có biết kết quả sao không? Tôi đã từ gái hư trở thành gái rẻ tiền.
Khi bước ra đường với một mái tóc thẳng tưng mềm như bún và một cái đầm diêm dúa, tôi cảm thấy sự khao khát muốn chạy nhảy hay lăn lộn vào một đám cỏ cây dễ thương nào đó bị chặn lại. Tôi trở nên khúm núm, dè dặt. Tôi luôn phải chỉnh lại tóc tai quần áo để đảm bảo nó phải “chuẩn mực” như những gì người khác đánh giá.
Khi đi chơi xa đâu đó với một người bạn, tôi phải xin phép ý kiến của cả gia đình và phải ngoan ngoãn ngồi ở nhà nếu không có sự đồng ý. Nói “ngoan ngoãn” cũng không chuẩn lắm đâu, vì cái “hư” trong tôi kích lên khiến cho tôi bật khóc tức tưởi vì nghẹt thở trong “nếp nhà.”
Khi đứng giữa đám đông, tôi phải làm hài lòng tất cả mọi người, dù người ta chẳng xứng đáng được như vậy. Tôi cố gắng nói lời ngọt ngào, nhẹ nhàng, vỗ về những phần mong manh dễ vỡ của họ – thứ tốt hơn hết là nên đập vỡ luôn, một lần và mãi mãi. Và những nhức nhối bên trong tôi càng lúc càng dâng trào vì xứ sở thảo mai không dành cho tiếng gầm của sư tử. Tôi ngồi ôm gối và nghe thấy tiếng khóc bên trong lòng mình còn lớn hơn tiếng khóc của những người (có thể) bị tôi dội cho một gáo nước lạnh.
Khi trở thành gái rẻ tiền như vậy, tôi đánh mất giá trị thực của mình, tôi rời xa những gì đúng đắn nhất cho bản thân và càng lúc càng héo tàn, kiệt quệ. Tôi không hề thậm xưng ở chữ “héo tàn” đâu. Đó là một cái chết từ từ diễn ra bên trong tâm hồn, như một tờ tiền mòn cháy dần trước mồi lửa. Những thiết tha với đời, với người, với chính mình chẳng còn lại gì. Sức nặng, sự uy tín của tôi trong thế giới càng lúc càng suy giảm. Đôi chân tôi run rẩy bước đi trên mặt đất như một con nai bị bỏ đói lâu ngày. Đôi mắt tôi luôn nhìn xuống mặt đất khi trò chuyện. Còn đôi tay tôi chẳng làm nên được tích sự gì khi trong lòng luôn lo sợ rằng mình sẽ làm “sai” với những gì người đời căn dặn.
Cái chết không đáng sợ bằng việc chết mòn khi còn thở. Khi tôi nhận ra rằng việc thôi không làm gái hư nữa chẳng khiến tôi trở thành gái ngoan, mà trở thành một mớ giẻ rách, tôi đã quay lại làm những gì mình thật sự yêu thích, nói những gì mình cảm thấy đúng đắn từ tận trái tim.
Tôi cắt phăng mái tóc giả dối mềm oặt kia đi và nuôi lại những làn sóng “lông đầu” bồng bềnh của mình. Thỉnh thoảng, tôi tự lấy kéo ra chỉnh sửa sao cho vừa mắt và kết quả thu được là từ một công chúa kiêu sa kiều diễm sang một đứa trẻ trâu nhâng nháo bố láo, nhìn chỉ muốn tát cho một phát vào mặt. Nhưng lần nào tôi cũng khoái chí bật cười như điên trước gương và hiểu ra được lý do mình không nên tham gia cuộc thi cây kéo vàng.
Tôi mặc những gì mình thấy thoải mái và đôi lúc trông tôi hoặc như bà đẻ, hoặc như đứa bụi đời. Chẳng cần biết có bao nhiêu ánh mắt soi vào tôi trên đường từ nhà ra đến tiệm phở, tôi vẫn thấy mình đầy phong cách và càng lúc càng thấy thích cái gu thẩm mĩ ngẫu hứng của bản thân.
Tôi nói thẳng, nói thật, không loanh quanh vòng vo như trước kia nữa. Chuyện sốc hay không sốc đều như nhau cả. Bây giờ tôi quá lười biếng để đi những đoạn đường vòng. Tôi tán tỉnh bất kỳ ai, tôi dìm hàng bất kỳ ai, tôi làm ngơ bất kỳ ai, miễn là lúc đó tôi thấy đồng tình với chính mình. Người khác có thể gọi đó là thô lỗ, nhưng tôi gọi đó là “thật.” Và cái gì thật thì luôn trường tồn. (Cũng như chuyện cam, đào, bưởi rồi cũng thành mướp, chỉ có bức tường là còn mãi với thời gian.)
Tóm lại, tôi cho rằng trên đời này không hề có gái ngoan, chỉ có gái hư và gái rẻ tiền mà thôi. Để trở thành gái hư, tôi đã phải vứt bỏ đi tất cả những ảo tưởng, sợ hãi, phù phiếm. Còn để trở thành gái rẻ tiền, tôi chỉ cần vứt đi chính bản thân mình.