dungdamchemnhau
Yếu sinh lý
TỨ DIỆU ÐẾ (ARIYA SACCA)
Tứ Diệu Ðế gồm có:1) Khổ đế (Dukkha Sacca):5 uẩn, danh và sắc là khổ
2) Tập đế (Samudaya Sacca):nguyên nhân của khổ là lòng Tham ái
3) Diệt đế (Nirodha Sacca) ; diệt đế là Níp bàn
4) Ðạo đế (Magga Sacca): chính là thánh đạo tám ngành.
=> Tứ Diệu Đế gồm có : Khổ Đế - Tập Đế - Diệt Đế - Đạo Đế.
Những nét đặc trưng của Tứ Diệu Ðế
1- Khổ đế: Mang nét đặc trưng của sự bất an, không có khả năng giữ bản chất giống nhau. Cả thân lẫn tâm đều bất an. Thân bất an là do khổ thọ, và tâm liên tục tìm một đối tượng dục lạc mới - để được hạnh phúc, nhưng thực tế khi ấy họ đang chịu sự khổ đau. Người diệt khổ, luôn luôn không tìm kiếm và bó buộc vào những đối tượng dục lạc khác nhưng luôn khi được an vui và thoải mái.
2- Tập đế: Nguyên nhân của lòng Ái dục. Sắc và danh pháp chẳng bao giờ ngừng hoạt động; thấy, nghe, xúc, thọ, xem xét (tầm) và quyết định, v.v...
3- Diệt đế: Mang nét đặc trưng của sự thoát khỏi bất an, bởi vì nó không còn tham ái (taṇhā), đạt được sự an lạc của Níp bàn.
4- Ðạo đế: Mang nét đặc trưng bởi có những phẩm chất thích hợp cần thiết để nhận ra Tứ Diệu Ðế và đạt Níp bàn.
Đây là phần giáo lý khái quát và cốt lõi nhất trong Phật pháp. Việc giác ngộ là nhìn thấy 4 đế này bằng Trí Tu. Còn những gì mình nghe, đọc từ sách vở, thầy bạn ... gọi là Trí Văn. Những gì mình thấm thía và suy ngẫm gọi là Trí Tư.
Từ 2 cái trí Văn và Tư + việc hành Vipassana hay Tứ Niệm Xứ đúng mức rồi một ngày nào đó khi duyên chín ta sẽ có cái trí Tu này. Thấy 4 đế thật sự chứ không thông qua cái gì hết gọi là giác ngộ. Sự giác ngộ của Chư Phật Toàn giác, Chư Phật độc giác hay Chư Phật Thinh văn ( Chư Thánh tăng) cũng từ cái nhìn thấy 4 đế này qua Trí Tu.
Ngôn ngữ hiện đại : Sự thật về khổ - Nguyên nhân sanh khổ - Sự diệt khổ - Con đường đưa đến diệt khổ.
- Khổ Đế : Sự thật về khổ. Phật nói toàn bộ trên đời này mọi thứ đều là khổ. Từ con ong con ruồi, cho tới thần trời, người, ngạ quỷ hay kể cả Phật cũng là khổ. Xuất hiện trên đời đều là khổ. Khổ ở đây vừa là cái khổ cảm giác, vừa là cái khổ bản chất của sự bất toàn, bất trắc trong cuộc đời này. Pháp hữu vi nào cũng bị khổ vô thường vô ngã chi phối cho banh xác.
Khổ có thể chia làm 3 :
+ Khổ khổ : Khổ cảm giác, bị đâm chém, bị chửi rủa xúc phạm, bị bệnh tật, bị cắm sừng bị ngoại tình .... Hay muốn không được, ghét phải gần, thương phải xa ... là khổ vậy
+ Hoại khổ : Tất cả những gì mình yêu thích bị biến mất là khổ. Trên đời không có gì còn hoài vì một là nó bỏ mình hai là mình bỏ nó. Vợ chồng, con cái, cha mẹ, bạn bè, tài sản, sự nghiệp, tiếng tăm, quyền lực danh vọng, địa vị đến một ngày nào nó cũng sẽ bỏ ta hoặc ta bỏ lại nó mà đi.
+ Hành khổ : Tất cả thiện ác ta làm đều là nhân tái sanh và nhân sa đọa. Nó là một vòng luẩn quẩn. Nhưng chúng sanh có khuynh hướng ác nhiều hơn thiện. Vì làm ác nó quen tay, thuận tay hơn.
Ví dụ như móc 500k ra cho người ta hay thấy thằng kia sơ hở 500k mình thò tay móc túi nó thì cái nào khoái hơn, cái nào tiện tay và sướng hơn. Đơn giản vậy thôi. Hay con muỗi cắn mình thì mình tìm cách cho nó bay đi hay mình đâp nó. Nói chung làm ác nó dễ và sướng hơn làm thiện đối với phàm phu.
- Tập Đế : Mọi thứ mình thích trên đời này là khổ. Vì thích nên mới làm, đủ mọi trò ác nhân thất đức mình cũng làm. Vì miếng ăn manh áo mà đi lừa lọc, cướp đoạt, chiếm đoạt tham ô để hẹn một tương lai sa đọa. Hoặc thích làm phước cầu quả nhân thiên cũng là tập đế vì nó vẫn mãi là lẩn quẩn. Kiếp nào thuận lợi thì mình làm ác, kiếp nào thuận lợi mình làm thiện là bất định. Bản chất chúng sanh ác nên sa đọa rất dễ. Hoặc thích cái gì mà không được thì cũng đau khổ, mà được thì nó đau khổ theo một kiểu khác.
Vì sự chấp ái, chấp thủ mang danh là vì con cái, vợ chồng, cha mẹ hay gia đình, tổ chức, đoàn thể xã hội ... mà cái ác nào con người cũng không gớm tay hết. Chắc là cũng có lúc ta sẽ nhìn lại những tội lỗi, tội ác ta đã làm. Ta cũng sẽ gớm tay nhưng thực tại vẫn cuốn ta theo vòng xoáy tội ác đó.
=> Tập Đế tạo Khổ Đế, đời sống chúng ta luẩn quẩn trong Khổ - Tập - Khổ - Tập .....
Không có hạnh phúc mà chỉ có giải pháp cho đau khổ là vậy. Vì mấy ai trên đời này có được thứ mình thích, bên cạnh người mình thương, ở nơi mình muốn ăn món mình khoái. Và nếu có được rồi cũng là nhân sa đọa. Khổ thay !
- Diệt đế tức là chứng đắc Niết bàn
- Đạo đế là 37 phẩm Bồ đề phần. Là con đường chứng đạt Diệt đế.
Chi tiết về Đạo Đế ở #2
Vì vậy mục đích của người tu hành là Nhận ra Khổ đế, từ bỏ Tập Đế , thực hành Đạo đế để chứng đạt Diệt đế.
Gom lại thành 1 câu thần chú : " Mọi thứ đều là khổ, mọi thứ mà ta thích thì đều là thích trong khổ, vì vậy thì đừng thích trong khổ nữa, khi không còn thích gì thì chứng niết bàn".
Thông thường phàm phu miệng thì nói đời là khổ mà cái đầu, cái tay thì vẫn còn khoái luân hồi lắm :d
Tứ diệu đế theo bảng chi pháp Abhidhamma