• Nhóm kín víp prồ, đỉnh của chóp 👉 xamvn

Thời sự Văn hóa doanh nghiệp VN qua trường hợp VinFast theo RFA ( đối lập với CS )

Tòa án Tối Cao

Tao là gay
Để phát triển kinh tế, Việt Nam cần có những doanh nghiệp mạnh. Sức mạnh của doanh nghiệp không chỉ nằm ở tài chính, công nghệ, mà trước hết là ở “văn hóa doanh nghiệp”, tức là triết lý phát triển và tổ chức, thể hiện ở cách thức phát triển và quan hệ với khách hàng của họ.

Những năm gần đây, công ty xe hơi VinFast của tỷ phú Phạm Nhật Vượng nhận được sự quan tâm của giới lãnh đạo Việt Nam, của truyền thông trong nước và quốc tế. Sau nhiều động thái ồn ào, khuấy động “lòng tự hào” ở Việt Nam, VinFast đang dần nếm trải những thất bại bước đầu, mà điển hình là gần đây họ phải triệu hồi số xe đã xuất khẩu sang Mỹ, sau khi Cục Quản lý An toàn Giao thông Quốc gia Hoa Kỳ (US National Traffic Safety Administration) cảnh báo lỗi phần mềm của xe sẽ khiến xe bị tai nạn.

Nhiều người vẫn bày tỏ hy vọng rằng những thất bại này chỉ là những khó khăn trước mắt mà bất kì doanh nghiệp mới nào cũng phải trải qua. Tuy nhiên, nhìn từ góc độ văn hóa doanh nghiệp thì những khó khăn của VinFast dường như sinh ra từ chính cấu trúc bên trọng của nó, từ cái gọi là “văn hóa doanh nghiệp” do bản thân thể chế ở Việt Nam tạo ra, và do đó rất khó vượt lên nếu không sửa chữa từ gốc.

RFA trao đổi với Tiến sỹ Nguyễn Lê Tiến ở California về vấn đề văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam qua trường hợp VinFast. Theo TS. Nguyễn Lê Tiến, văn hóa doanh nghiệp là những quan niệm, niềm tin và hành vi định hướng cách quản trị của nó, cách nó tương tác với bên ngoài như với chính quyền, truyền thông, xã hội, và quan trọng nhất là khách hàng. Văn hóa doanh nghiệp của một công ty có tác động rất lớn đến sức mạnh của công ty đó. Và văn hóa doanh nghiệp của giới doanh nhân chủ chốt của một quốc gia có thể có thể ảnh hưởng lớn đến khả năng phát triển của quốc gia đó.

Ứng xử với khách hàng: mang dáng vẻ của quan chức với dân

Tiến sỹ Nguyễn Lê Tiến mở đầu bằng câu chuyện hồi giữa tháng 5 năm 2023, khi một số tờ báo ở Mỹ ghi nhận bình luận của một số người “có ảnh hưởng” trong lĩnh vực xe hơi về cảm nhận của họ đối với xe VinFast. Nhận định chung của họ là xe hơi VinFast còn quá nhiều vấn đề và nó đơn giản là chưa “sẵn sàng” tham gia vào thị trường Mỹ. Cô Nguyễn Vân Anh đã trả lời rằng đó chỉ là “những tiếng ồn” (noise): “Khi bạn cam kết với kế hoạch của mình, và có phương tiện để thực hiện kế hoạch đó của mình, thì bạn chỉ cần thực hiện nó, thay vì lắng nghe quá nhiều những tiếng ồn.” Ông Nguyễn Lê Tiến nói:

“Đó dường như là bệnh “thâm căn cố đế” của hệ thống, bệnh "con hát mẹ khen hay". Âu cũng là bản tính con người nói chung, ai chả thích được khen? Nếu đã "mang nặng đẻ đau" thì mẹ nào chẳng nghĩ là cậu con cầu tự của mình là thông minh, dĩnh ngộ nhất thế giới? Chỉ khi nghe "hàng xóm" nói ra nói vào và nói.. xấu, thì cho dù có phiền lòng cũng biết đôi chút sự thật. Nếu như hàng xóm sợ quá mà cũng khen vun vào thì "cậu" có bệnh cũng không biết mà chữa chạy. Báo chí ở Việt Nam vốn đã được định hướng, mãi rồi ai nấy quen tật, đâm ra tin cái dối trá là sự thật một cách thành tín! Nếu tôi sống trong môi trường đó thì chắc là.. chính tôi cũng tin tưởng nói như thế! Tôi hẳn cũng "uất ức" cho là bị "dìm hàng". Ở Đức và Mỹ, khi tôi còn làm việc, khi bị báo chí phê phán, chúng tôi rất sợ. Huy động toàn thể nhân viên, làm việc bất kể ngày đêm, cuối tuần để khắc phục. Rồi thì liên lạc với báo chí để nhỏ nhẹ thông báo là “chúng em sửa lỗi rồi ạ”. Còn đáp trả báo chí là “noise” thì chúng tôi chưa từng dám nghĩ đến. Thực ra , sản phẩm nào cũng có lỗi cả, nhất là sản phẩm mới. Ai cũng có tính chủ quan cả. Bởi thế, không ai vạch ra cho mình thấy lỗi sản phẩm cùa mình giỏi hơn là báo chí chuyên ngành. Họ chính là "ngọn roi" quất cho các doanh nghiệp hoạt động và phục vụ khách hàng tốt hơn."

Ở Việt Nam, VinFast từng nói là “báo công an” khi bị khách hàng phản ánh về những vấn đề của sản phẩm mình bán họ. Trong một tuyên bố với Reuters, đại diện VinFast giải thích họ tố cáo khách hàng với “cơ quan chức năng” vì “có đủ cơ sở để chứng minh rằng đó không chỉ là một khiếu nại thông thường” và làm vậy để “bảo vệ uy tín của mình và khách hàng”. VinFast cũng nhấn mạnh sẽ làm như vậy nếu sự việc tương tự xảy ra ở Mỹ.

Nguyễn Lê Tiến cho rằng cách ứng xử này phản ánh mối quan hệ giữa doanh nghiệp tư nhân và nhà nước, một hiện tượng khá đặc thù ở Việt Nam hay Trung Quốc. Nếu như ở các nước tư bản phát triển, doanh nghiệp tư nhân thường độc lập với nhà nước, và cũng là nền tảng kinh tế của tầng lớp trung lưu, giúp thúc đẩy xã hội trở nên dân chủ và văn minh hơn, thì ở Việt Nam và Trung Quốc, doanh nghiệp tư nhân thường phải phát triển dựa trên quan hệ với quan chức nhà nước ở mức độ này hay khác, tùy vào quy mô của nó, vừa và nhỏ hay lớn. Điều này khiến chúng ta cảm thấy văn hóa ứng xử của doanh nghiệp đối với khách hàng có gì đó mang dáng vẻ của cách ứng xử của quan chức với dân. Đây là điều tuyệt đối không thể xuất hiện trong môi trường xã hội tư bản phát triển như Hoa Kỳ, nơi doanh nghiệp sống được và phát triển được hoàn toàn dựa vào khách hàng họ phục vụ.

Bất động sản và văn hóa kinh doanh “ăn xổi ở thì”

Một hiện tượng dễ thấy của kinh tế Việt Nam là các doanh nghiệp bất động sản chiếm ưu thế phần lớn. Đa số những người thành công nhất trong kinh doanh là những người từng du học Đông Âu và Liên Xô cũ, phát triển trong lĩnh vực bất động sản, đồng thời cũng sở hữu ngân hàng. Tiến sỹ Nguyễn Lê Tiến nhận xét rằng, trong nền kinh tế Việt Nam đã phát triển một kiểu văn hóa doanh nhân dựa vào bất động sản và liên kết giữa doanh nhân và quan chức. Ở Việt Nam, cái “tầm” của một doanh nhân trước hết thể hiện ở cái “tầm” cao hay thấp của quan chức mà anh ta/ cô ta có thể xây dựng mối quan hệ. Theo ông, điều này không phải là mới, và đã vốn có từ trong lịch sử, và cũng không phải của riêng Việt Nam mà từng có ở các nước có truyền thống Nho giáo. Tuy nhiên, nếu như các nước dân chủ như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan khắc phục được nhược điểm đó trong lịch sử thì hệ thống chính trị XHCN ở Việt nam không những không vượt qua được truyền thống đó mà làm cho nó trầm trọng thêm. Nguyễn Lê Tiến cho rằng phải truy tìm nguyên nhân, trước hết, từ chính quan niệm có tính chất “ý thức hệ” về XHCN: đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Vì quan niệm có tính ý thức hệ này, người dân không được công nhận có quyền sở hữu đất mà chỉ có quyền sử dụng. Điều này tạo ra hai tình huống song song:

Một là, quyền sử dụng có thể được mua bán, do đó “quyển sử dụng” này trở thành hàng hóa, giúp cho đất đai có thể đem lại lợi nhuận.

Và hai là, quyền sử dụng này không được bảo vệ như là quyền tài sản, quyền tư hữu, cho nên nó dễ dàng bị quan chức định đoạt. Và Luật Đất đai của Việt Nam đã trao quyền rất lớn cho chính quyền, thậm chí chỉ ở hàng cấp huyện, cái quyền định đoạt “quyền sử dụng đất” này để phục vụ cho các dự án bất động sản thương mại.

Hai tình huống này dẫn đến việc thu hồi quyền sử dụng đất của dân để phát triển các dự án bất động sản thương mại trở nên dễ dàng. Và trong kinh tế thị trường, doanh nhân luôn làm những gì đem lại lợi nhuận nhanh nhất, dễ dàng nhất. Nếu cơ chế cho phép có thể “thu hồi” đất dễ dàng, tạo ra các dự án bất động sản để thu lợi nhuận nhanh và lớn thì không ai có khả năng làm lại có thể đứng ngoài. Còn về mặt chính quyền thì chính cơ chế này có sức ‘quyến rũ” vô hạn để quan chức, với thế đứng là “địa chủ” trên thực tế, cấu kết với doanh nhân, chia nhau quyền lợi, bất chấp những oan ức của người dân, là người chủ đất thực sự. Ông Tiến cho rằng “việc này bất chấp ‘tấm lòng’ hay ‘tu dưỡng đạo đức’ của cá nhân riêng lẻ. Quan chức như thể ‘chuột sa chĩnh gạo’. Đòi hỏi con chuột đói phải ‘tu dưỡng’ mà nhịn ăn, liệu có quá đáng không?”

Cơ chế này dẫn đến hậu quả tiếp theo là những doanh nhân có năng lực nhất, có nhiều vốn nhất, sẽ dồn vào bất động sản. Những doanh nhân này cũng sở hữu cổ phần trong các ngân hàng thì hệ thống tài chính lại bị định hướng để phục vụ cho bất động sản: Vay tiền phát triển các dự án bất động sản, và vay tiền để mua sản phẩm của các dự án bất động sản đó sẽ dễ dàng hơn nhiều lần so với vay tiền để phát triển một sản phẩm công nghệ.

Trường hợp công ty xe hơi Vinaxuki nhiều năm trước đã đi nửa đường nhưng thất bại vì không thể vay tiền ngân hàng là một ví dụ điển hình. Ngành tài chính không cho vay những dự án rủi ro như vậy là đúng về phía họ, nhưng sai nếu nhìn một cách toàn cục từ góc độ quản trị nền kinh tế: Việt Nam không có chính sách và chiến lược thúc đẩy sự phát triển của ngành xe hơi, những công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực sản xuất và công nghệ như vậy đối diện với khá nhiều rủi ro, và ngành tài chính đương nhiên không đầu tư vào chỗ rủi ro như vậy. Ngành tài chính sẽ dễ dàng cho bạn vay nếu bạn có tài sản đảm bảo là bất động sản như nhà và đất. Đó là cũng điều dễ hiểu.

Thế nhưng, nhìn toàn cục nền kinh tế, đất đai là tài nguyên hữu hạn. Nếu bạn cứ lấy đất phát triển bất động sản mãi thì sẽ đến lúc nó không phát triển được nữa.

Từ cơ chế đến văn hóa “ăn xổi ở thì”

Theo TS. Nguyễn Lê Tiến, Việt Nam vốn có văn hóa “ăn xổi ở thì”, tức là làm gì cũng không xuất phát từ gốc, từ cái căn bản, mà chỉ muốn đạt kết quả nhanh ở phần ngọn. Đây là đặc điểm có từ xưa trong lịch sử. Ví dụ như thời phong kiến, nho sĩ Việt Nam không học những kinh điển của Nho giáo như Tứ thư Ngũ kinh mà chỉ học vài cuốn sách tóm tắt để đi thi. Và thi đỗ rồi thì càng không cần học thêm nữa. Cách học này khiến người ta cũng không có nhu cầu khám phá, phản biện hay phát triển thêm Nho giáo như người ta thấy từng xuất hiện trong lịch sử Nho giáo Nhật Bản. Tân Nam Tử Nguyễn Văn Vĩnh khoảng năm 1906 từng nói rằng thế hệ của ông, khi tìm hiểu về những luồng tư tưởng mới của phương Tây thì cũng không tìm cách học tận ngọn nguồn mà chỉ đọc bộ “Ẩm băng toàn tập” (toàn tập sách của Lương Khải Siêu), diễn giải và dịch tư tưởng phương Tây dựa trên sách vở của Nhật Bản. Họ cảm thấy chỉ như vậy là đã thỏa mãn rồi.

Tính cách này đã ảnh hưởng đến cách người Việt làm việc trên hầu hết các lĩnh vực. Trong kinh tế, có ít người nghĩ đến việc làm chủ kỹ thuật từ gốc, nghĩ đến một chiến lược kiên trì nhiều năm để nắm vững công nghệ, kỹ thuật và tự tạo ra con đường đi của mình. Ông Tiến nhận xét “Người Việt ngày nay thường được nghe là phái ‘đi tắt đón đầu’, như một cách để vượt lên ‘tầm thế giới’. Đây là một lối suy nghĩ thô thiển tệ hại, thiếu hiểu biết, thể hiện lòng tự ty và nóng vội. Các nước như Đài Loan, Nam Hàn vươn lên tầm thế giới nhờ xây dựng có kế hoạch bài bản, từ thấp lên cao, cùng với chính sách quốc gia về khoa học, giáo dục và phải mất đến hai thế hệ cần cù mới đạt được.”. Cách VinFast làm xe hơi thể hiện rất rõ tính chất ăn xổi ở thì đó.

Tesla là người đi tiên phong trong lĩnh vực xe điện nhưng họ đã mất gần 20 năm âm thầm làm việc để có được niềm tin của khách hàng như ngày nay. Huyndai bắt đầu sản xuất xe hơi từ 1967 và phải đến 1986, tức là mất 19 năm, mới bán được sang Hoa Kỳ. Còn VinFast mới nhảy vào lĩnh vực xe điện được vài năm nhưng về truyền thông, đã hô hào lật đổ các ông lớn.

Cách làm của VinFast là hợp tác với các nhà thầu cung cấp linh kiện xe hơi để họ lắp ráp thành sản phẩm cuối cùng. Tất nhiên sử dụng mạng lưới các nhà cung cấp toàn cầu là điều bình thường trong công nghiệp ngày nay. Toyota, Tesla đều vậy. Họ tạo ra một chuỗi giá trị toàn cầu mà quốc gia nào chen được các nấc thang giá trị cao trong chuỗi đó là cả một thành công lớn. VinFast cũng làm như vậy nhưng chỉ giống họ về hình thức. Vì sao? Vì nền tảng mấu chốt của mạng lưới này chính là các cơ sở nghiên cứu và phát triển (R&D) của họ. Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển trong nhiều năm, nắm vững tri thức của ngành, nắm vững “know-how”, họ đặt hàng các nhà cung cấp từng bộ phận nhưng họ là kẻ nắm toàn bộ hệ thống và các nhà cung cấp phải phục vụ theo yêu cầu của họ. VinFast mới đầu tư cho R&D trong thời gian ngắn, số lượng chuyên gia rất ít ỏi, làm sao nắm đủ “know-how” của ngành? Đó là cách làm ăn xổi ở thì kiểu Việt Nam.

Tính cách ăn xổi ở thì này cũng thể hiện trong chính trị. Người ta nói xây dựng “chủ nghĩa xã hội” là việc khó, nhưng lại muốn thực hiện việc khó này bằng một cách “dễ dàng” cơ chế “đất đai thuộc sở hữu toàn dân”, “không có quyền tư hữu đất”, “chỉ có quyền sử dụng đất”. Xây dựng CNXH “dễ dàng” như vậy thì dẫn đến hậu quả về mặt kinh tế như trên: nguồn lực của nền kinh tế dồn vào bất động sản và rất khó lái nguồn lực của nền kinh tế ra khỏi đó để đi vào kĩ thuật công nghệ một cách dài hạn và bài bản. 

1686929250982.png
 

MBS

Yếu sinh lý
Để phát triển kinh tế, Việt Nam cần có những doanh nghiệp mạnh. Sức mạnh của doanh nghiệp không chỉ nằm ở tài chính, công nghệ, mà trước hết là ở “văn hóa doanh nghiệp”, tức là triết lý phát triển và tổ chức, thể hiện ở cách thức phát triển và quan hệ với khách hàng của họ.

Những năm gần đây, công ty xe hơi VinFast của tỷ phú Phạm Nhật Vượng nhận được sự quan tâm của giới lãnh đạo Việt Nam, của truyền thông trong nước và quốc tế. Sau nhiều động thái ồn ào, khuấy động “lòng tự hào” ở Việt Nam, VinFast đang dần nếm trải những thất bại bước đầu, mà điển hình là gần đây họ phải triệu hồi số xe đã xuất khẩu sang Mỹ, sau khi Cục Quản lý An toàn Giao thông Quốc gia Hoa Kỳ (US National Traffic Safety Administration) cảnh báo lỗi phần mềm của xe sẽ khiến xe bị tai nạn.

Nhiều người vẫn bày tỏ hy vọng rằng những thất bại này chỉ là những khó khăn trước mắt mà bất kì doanh nghiệp mới nào cũng phải trải qua. Tuy nhiên, nhìn từ góc độ văn hóa doanh nghiệp thì những khó khăn của VinFast dường như sinh ra từ chính cấu trúc bên trọng của nó, từ cái gọi là “văn hóa doanh nghiệp” do bản thân thể chế ở Việt Nam tạo ra, và do đó rất khó vượt lên nếu không sửa chữa từ gốc.

RFA trao đổi với Tiến sỹ Nguyễn Lê Tiến ở California về vấn đề văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam qua trường hợp VinFast. Theo TS. Nguyễn Lê Tiến, văn hóa doanh nghiệp là những quan niệm, niềm tin và hành vi định hướng cách quản trị của nó, cách nó tương tác với bên ngoài như với chính quyền, truyền thông, xã hội, và quan trọng nhất là khách hàng. Văn hóa doanh nghiệp của một công ty có tác động rất lớn đến sức mạnh của công ty đó. Và văn hóa doanh nghiệp của giới doanh nhân chủ chốt của một quốc gia có thể có thể ảnh hưởng lớn đến khả năng phát triển của quốc gia đó.

Ứng xử với khách hàng: mang dáng vẻ của quan chức với dân

Tiến sỹ Nguyễn Lê Tiến mở đầu bằng câu chuyện hồi giữa tháng 5 năm 2023, khi một số tờ báo ở Mỹ ghi nhận bình luận của một số người “có ảnh hưởng” trong lĩnh vực xe hơi về cảm nhận của họ đối với xe VinFast. Nhận định chung của họ là xe hơi VinFast còn quá nhiều vấn đề và nó đơn giản là chưa “sẵn sàng” tham gia vào thị trường Mỹ. Cô Nguyễn Vân Anh đã trả lời rằng đó chỉ là “những tiếng ồn” (noise): “Khi bạn cam kết với kế hoạch của mình, và có phương tiện để thực hiện kế hoạch đó của mình, thì bạn chỉ cần thực hiện nó, thay vì lắng nghe quá nhiều những tiếng ồn.” Ông Nguyễn Lê Tiến nói:

“Đó dường như là bệnh “thâm căn cố đế” của hệ thống, bệnh "con hát mẹ khen hay". Âu cũng là bản tính con người nói chung, ai chả thích được khen? Nếu đã "mang nặng đẻ đau" thì mẹ nào chẳng nghĩ là cậu con cầu tự của mình là thông minh, dĩnh ngộ nhất thế giới? Chỉ khi nghe "hàng xóm" nói ra nói vào và nói.. xấu, thì cho dù có phiền lòng cũng biết đôi chút sự thật. Nếu như hàng xóm sợ quá mà cũng khen vun vào thì "cậu" có bệnh cũng không biết mà chữa chạy. Báo chí ở Việt Nam vốn đã được định hướng, mãi rồi ai nấy quen tật, đâm ra tin cái dối trá là sự thật một cách thành tín! Nếu tôi sống trong môi trường đó thì chắc là.. chính tôi cũng tin tưởng nói như thế! Tôi hẳn cũng "uất ức" cho là bị "dìm hàng". Ở Đức và Mỹ, khi tôi còn làm việc, khi bị báo chí phê phán, chúng tôi rất sợ. Huy động toàn thể nhân viên, làm việc bất kể ngày đêm, cuối tuần để khắc phục. Rồi thì liên lạc với báo chí để nhỏ nhẹ thông báo là “chúng em sửa lỗi rồi ạ”. Còn đáp trả báo chí là “noise” thì chúng tôi chưa từng dám nghĩ đến. Thực ra , sản phẩm nào cũng có lỗi cả, nhất là sản phẩm mới. Ai cũng có tính chủ quan cả. Bởi thế, không ai vạch ra cho mình thấy lỗi sản phẩm cùa mình giỏi hơn là báo chí chuyên ngành. Họ chính là "ngọn roi" quất cho các doanh nghiệp hoạt động và phục vụ khách hàng tốt hơn."

Ở Việt Nam, VinFast từng nói là “báo công an” khi bị khách hàng phản ánh về những vấn đề của sản phẩm mình bán họ. Trong một tuyên bố với Reuters, đại diện VinFast giải thích họ tố cáo khách hàng với “cơ quan chức năng” vì “có đủ cơ sở để chứng minh rằng đó không chỉ là một khiếu nại thông thường” và làm vậy để “bảo vệ uy tín của mình và khách hàng”. VinFast cũng nhấn mạnh sẽ làm như vậy nếu sự việc tương tự xảy ra ở Mỹ.

Nguyễn Lê Tiến cho rằng cách ứng xử này phản ánh mối quan hệ giữa doanh nghiệp tư nhân và nhà nước, một hiện tượng khá đặc thù ở Việt Nam hay Trung Quốc. Nếu như ở các nước tư bản phát triển, doanh nghiệp tư nhân thường độc lập với nhà nước, và cũng là nền tảng kinh tế của tầng lớp trung lưu, giúp thúc đẩy xã hội trở nên dân chủ và văn minh hơn, thì ở Việt Nam và Trung Quốc, doanh nghiệp tư nhân thường phải phát triển dựa trên quan hệ với quan chức nhà nước ở mức độ này hay khác, tùy vào quy mô của nó, vừa và nhỏ hay lớn. Điều này khiến chúng ta cảm thấy văn hóa ứng xử của doanh nghiệp đối với khách hàng có gì đó mang dáng vẻ của cách ứng xử của quan chức với dân. Đây là điều tuyệt đối không thể xuất hiện trong môi trường xã hội tư bản phát triển như Hoa Kỳ, nơi doanh nghiệp sống được và phát triển được hoàn toàn dựa vào khách hàng họ phục vụ.

Bất động sản và văn hóa kinh doanh “ăn xổi ở thì”

Một hiện tượng dễ thấy của kinh tế Việt Nam là các doanh nghiệp bất động sản chiếm ưu thế phần lớn. Đa số những người thành công nhất trong kinh doanh là những người từng du học Đông Âu và Liên Xô cũ, phát triển trong lĩnh vực bất động sản, đồng thời cũng sở hữu ngân hàng. Tiến sỹ Nguyễn Lê Tiến nhận xét rằng, trong nền kinh tế Việt Nam đã phát triển một kiểu văn hóa doanh nhân dựa vào bất động sản và liên kết giữa doanh nhân và quan chức. Ở Việt Nam, cái “tầm” của một doanh nhân trước hết thể hiện ở cái “tầm” cao hay thấp của quan chức mà anh ta/ cô ta có thể xây dựng mối quan hệ. Theo ông, điều này không phải là mới, và đã vốn có từ trong lịch sử, và cũng không phải của riêng Việt Nam mà từng có ở các nước có truyền thống Nho giáo. Tuy nhiên, nếu như các nước dân chủ như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan khắc phục được nhược điểm đó trong lịch sử thì hệ thống chính trị XHCN ở Việt nam không những không vượt qua được truyền thống đó mà làm cho nó trầm trọng thêm. Nguyễn Lê Tiến cho rằng phải truy tìm nguyên nhân, trước hết, từ chính quan niệm có tính chất “ý thức hệ” về XHCN: đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Vì quan niệm có tính ý thức hệ này, người dân không được công nhận có quyền sở hữu đất mà chỉ có quyền sử dụng. Điều này tạo ra hai tình huống song song:

Một là, quyền sử dụng có thể được mua bán, do đó “quyển sử dụng” này trở thành hàng hóa, giúp cho đất đai có thể đem lại lợi nhuận.

Và hai là, quyền sử dụng này không được bảo vệ như là quyền tài sản, quyền tư hữu, cho nên nó dễ dàng bị quan chức định đoạt. Và Luật Đất đai của Việt Nam đã trao quyền rất lớn cho chính quyền, thậm chí chỉ ở hàng cấp huyện, cái quyền định đoạt “quyền sử dụng đất” này để phục vụ cho các dự án bất động sản thương mại.

Hai tình huống này dẫn đến việc thu hồi quyền sử dụng đất của dân để phát triển các dự án bất động sản thương mại trở nên dễ dàng. Và trong kinh tế thị trường, doanh nhân luôn làm những gì đem lại lợi nhuận nhanh nhất, dễ dàng nhất. Nếu cơ chế cho phép có thể “thu hồi” đất dễ dàng, tạo ra các dự án bất động sản để thu lợi nhuận nhanh và lớn thì không ai có khả năng làm lại có thể đứng ngoài. Còn về mặt chính quyền thì chính cơ chế này có sức ‘quyến rũ” vô hạn để quan chức, với thế đứng là “địa chủ” trên thực tế, cấu kết với doanh nhân, chia nhau quyền lợi, bất chấp những oan ức của người dân, là người chủ đất thực sự. Ông Tiến cho rằng “việc này bất chấp ‘tấm lòng’ hay ‘tu dưỡng đạo đức’ của cá nhân riêng lẻ. Quan chức như thể ‘chuột sa chĩnh gạo’. Đòi hỏi con chuột đói phải ‘tu dưỡng’ mà nhịn ăn, liệu có quá đáng không?”

Cơ chế này dẫn đến hậu quả tiếp theo là những doanh nhân có năng lực nhất, có nhiều vốn nhất, sẽ dồn vào bất động sản. Những doanh nhân này cũng sở hữu cổ phần trong các ngân hàng thì hệ thống tài chính lại bị định hướng để phục vụ cho bất động sản: Vay tiền phát triển các dự án bất động sản, và vay tiền để mua sản phẩm của các dự án bất động sản đó sẽ dễ dàng hơn nhiều lần so với vay tiền để phát triển một sản phẩm công nghệ.

Trường hợp công ty xe hơi Vinaxuki nhiều năm trước đã đi nửa đường nhưng thất bại vì không thể vay tiền ngân hàng là một ví dụ điển hình. Ngành tài chính không cho vay những dự án rủi ro như vậy là đúng về phía họ, nhưng sai nếu nhìn một cách toàn cục từ góc độ quản trị nền kinh tế: Việt Nam không có chính sách và chiến lược thúc đẩy sự phát triển của ngành xe hơi, những công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực sản xuất và công nghệ như vậy đối diện với khá nhiều rủi ro, và ngành tài chính đương nhiên không đầu tư vào chỗ rủi ro như vậy. Ngành tài chính sẽ dễ dàng cho bạn vay nếu bạn có tài sản đảm bảo là bất động sản như nhà và đất. Đó là cũng điều dễ hiểu.

Thế nhưng, nhìn toàn cục nền kinh tế, đất đai là tài nguyên hữu hạn. Nếu bạn cứ lấy đất phát triển bất động sản mãi thì sẽ đến lúc nó không phát triển được nữa.

Từ cơ chế đến văn hóa “ăn xổi ở thì”

Theo TS. Nguyễn Lê Tiến, Việt Nam vốn có văn hóa “ăn xổi ở thì”, tức là làm gì cũng không xuất phát từ gốc, từ cái căn bản, mà chỉ muốn đạt kết quả nhanh ở phần ngọn. Đây là đặc điểm có từ xưa trong lịch sử. Ví dụ như thời phong kiến, nho sĩ Việt Nam không học những kinh điển của Nho giáo như Tứ thư Ngũ kinh mà chỉ học vài cuốn sách tóm tắt để đi thi. Và thi đỗ rồi thì càng không cần học thêm nữa. Cách học này khiến người ta cũng không có nhu cầu khám phá, phản biện hay phát triển thêm Nho giáo như người ta thấy từng xuất hiện trong lịch sử Nho giáo Nhật Bản. Tân Nam Tử Nguyễn Văn Vĩnh khoảng năm 1906 từng nói rằng thế hệ của ông, khi tìm hiểu về những luồng tư tưởng mới của phương Tây thì cũng không tìm cách học tận ngọn nguồn mà chỉ đọc bộ “Ẩm băng toàn tập” (toàn tập sách của Lương Khải Siêu), diễn giải và dịch tư tưởng phương Tây dựa trên sách vở của Nhật Bản. Họ cảm thấy chỉ như vậy là đã thỏa mãn rồi.

Tính cách này đã ảnh hưởng đến cách người Việt làm việc trên hầu hết các lĩnh vực. Trong kinh tế, có ít người nghĩ đến việc làm chủ kỹ thuật từ gốc, nghĩ đến một chiến lược kiên trì nhiều năm để nắm vững công nghệ, kỹ thuật và tự tạo ra con đường đi của mình. Ông Tiến nhận xét “Người Việt ngày nay thường được nghe là phái ‘đi tắt đón đầu’, như một cách để vượt lên ‘tầm thế giới’. Đây là một lối suy nghĩ thô thiển tệ hại, thiếu hiểu biết, thể hiện lòng tự ty và nóng vội. Các nước như Đài Loan, Nam Hàn vươn lên tầm thế giới nhờ xây dựng có kế hoạch bài bản, từ thấp lên cao, cùng với chính sách quốc gia về khoa học, giáo dục và phải mất đến hai thế hệ cần cù mới đạt được.”. Cách VinFast làm xe hơi thể hiện rất rõ tính chất ăn xổi ở thì đó.

Tesla là người đi tiên phong trong lĩnh vực xe điện nhưng họ đã mất gần 20 năm âm thầm làm việc để có được niềm tin của khách hàng như ngày nay. Huyndai bắt đầu sản xuất xe hơi từ 1967 và phải đến 1986, tức là mất 19 năm, mới bán được sang Hoa Kỳ. Còn VinFast mới nhảy vào lĩnh vực xe điện được vài năm nhưng về truyền thông, đã hô hào lật đổ các ông lớn.

Cách làm của VinFast là hợp tác với các nhà thầu cung cấp linh kiện xe hơi để họ lắp ráp thành sản phẩm cuối cùng. Tất nhiên sử dụng mạng lưới các nhà cung cấp toàn cầu là điều bình thường trong công nghiệp ngày nay. Toyota, Tesla đều vậy. Họ tạo ra một chuỗi giá trị toàn cầu mà quốc gia nào chen được các nấc thang giá trị cao trong chuỗi đó là cả một thành công lớn. VinFast cũng làm như vậy nhưng chỉ giống họ về hình thức. Vì sao? Vì nền tảng mấu chốt của mạng lưới này chính là các cơ sở nghiên cứu và phát triển (R&D) của họ. Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển trong nhiều năm, nắm vững tri thức của ngành, nắm vững “know-how”, họ đặt hàng các nhà cung cấp từng bộ phận nhưng họ là kẻ nắm toàn bộ hệ thống và các nhà cung cấp phải phục vụ theo yêu cầu của họ. VinFast mới đầu tư cho R&D trong thời gian ngắn, số lượng chuyên gia rất ít ỏi, làm sao nắm đủ “know-how” của ngành? Đó là cách làm ăn xổi ở thì kiểu Việt Nam.

Tính cách ăn xổi ở thì này cũng thể hiện trong chính trị. Người ta nói xây dựng “chủ nghĩa xã hội” là việc khó, nhưng lại muốn thực hiện việc khó này bằng một cách “dễ dàng” cơ chế “đất đai thuộc sở hữu toàn dân”, “không có quyền tư hữu đất”, “chỉ có quyền sử dụng đất”. Xây dựng CNXH “dễ dàng” như vậy thì dẫn đến hậu quả về mặt kinh tế như trên: nguồn lực của nền kinh tế dồn vào bất động sản và rất khó lái nguồn lực của nền kinh tế ra khỏi đó để đi vào kĩ thuật công nghệ một cách dài hạn và bài bản. 

Xem nội dung: 20371
Bài viết giá trị
 
Bên trên