Tòa án Tối Cao
Tao là gay
Meta đã thông qua một danh sách "các quan chức cấp cao của đảng, những người tuyệt đối không để bị chỉ trích trên Facebook," báo Washington Post tiết lộ.
Facebook có thời từng giúp mang lại tự do ngôn luận cho Việt Nam, nhưng bây giờ nền tảng này đang giúp ĐCSVN kìm hãm những tiếng nói bất đồng, chỉ trích lãnh đạo.
Khi Facebook được phổ biến ở Việt Nam hơn một thập kỷ trước, nền tảng này giống như một “cuộc cách mạng”. Lần đầu tiên, mọi người dân có thể trao đổi trực tiếp về các vấn đề thời sự. Mọi người dùng đều có thể đăng bài chỉ trích sự lạm dụng của công an và sự lãng phí của chính phủ, chọc thủng lỗ hổng trong tuyên truyền của đảng cơm sườn.
Nhưng khi mức độ phổ biến của Facebook bùng nổ ở Việt Nam, nhanh chóng đưa quốc gia này trở thành thị trường lớn thứ bảy trên toàn thế giới của nền tảng này, CS ngày càng yêu cầu nhiều hạn chế hơn cho các Facebooker ở Việt Nam.
Kể từ đó, Meta, công ty sở hữu Facebook, được ghi nhận nhiều lần nhượng bộ chính phủ độc tài Việt Nam, thường xuyên kiểm duyệt những người bất đồng chính kiến và chặn những người bị đảng coi là "mối đe dọa" khỏi nền tảng, theo bốn cựu nhân viên của Meta và các nhóm nhân quyền.
Meta đã thông qua một danh sách "các quan chức cấp cao của đảng, những người tuyệt đối không để bị chỉ trích trên Facebook", hai cựu nhân viên tiết lộ với điều kiện ẩn danh để tránh bị trừng phạt.
Danh sách này, được giữ kín ngay cả trong công ty và chưa từng được báo cáo công khai trước đây, được đưa vào hướng dẫn nội bộ của Facebook để kiểm duyệt nội dung trực tuyến và phần lớn được định hình bởi chính quyền Việt Nam.
Bây giờ, ĐCSVN còn đang thúc đẩy các hạn chế nghiêm trọng hơn. Meta đang chuẩn bị thắt chặt kiểm soát nội dung hơn nữa sau khi họ được CSVN áp đặt phải lưu trữ dữ liệu trên các máy chủ bên trong Việt Nam, làm dấy lên cảnh báo về quyền riêng tư và bảo mật thông tin.
Trong một tuyên bố, ông Rafael Frankel, Giám đốc chính sách công tại Đông Nam Á của Meta, cho biết công ty tự hào về các khoản đầu tư tại Việt Nam. Ông nói: “Trọng tâm của chúng tôi là đảm bảo càng nhiều người dùng Việt Nam càng tốt có thể sử dụng nền tảng của chúng tôi để xây dựng cộng đồng và thể hiện bản thân.”
Meta không phải là công ty duy nhất bị CSVN áp đắt việc gỡ bỏ nội dung nhạy cảm ở Việt Nam. Kể từ năm 2019, Google, công ty sở hữu YouTube, nhận được hơn 2.000 yêu cầu của chính phủ về việc gỡ bỏ nội dung "xấu độc" và đã tuân thủ phần lớn các yêu cầu đó, theo dữ liệu của công ty.
Cùng thời điểm, TikTok cho biết họ đã xóa hoặc hạn chế hơn 300 clip ở Việt Nam vào năm ngoái vì "vi phạm luật", tức đưa tin không theo tuyên truyền của đảng.
Tuy nhiên, đối với nhiều người ở Việt Nam, Facebook đồng nghĩa với Internet. Dữ liệu của chính phủ cho thấy hơn 70% trong số 97 triệu người Việt Nam sử dụng Facebook để chia sẻ nội dung, điều hành doanh nghiệp và gửi tin nhắn.
Theo Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, nền tảng này có nhiều người dùng hơn bất kỳ mạng xã hội nào khác và thống trị chi tiêu cho quảng cáo kỹ thuật số.
Và mặc dù các chính phủ trên khắp thế giới có thể yêu cầu Facebook gỡ bỏ nội dung, nhưng những nhượng bộ mà Meta đã thực hiện để duy trì quyền truy cập của mình tại Việt Nam — quốc gia đông dân thứ 15 trên thế giới — vượt xa những nhượng bộ mà Meta đã đưa ra ở bất kỳ nơi nào khác ở Đông Á.
Có lẽ vì vậy mà Trần Duy Đông, thứ trưởng Kế hoạch và Đầu tư CSVN, cho biết đã có “sự hợp tác tốt” với Meta trong việc loại bỏ nội dung “không phù hợp”. “Càng ngày, họ càng hiểu rõ hơn các yêu cầu của luật pháp Việt Nam,” ông này nói thêm
Facebook có thời từng giúp mang lại tự do ngôn luận cho Việt Nam, nhưng bây giờ nền tảng này đang giúp ĐCSVN kìm hãm những tiếng nói bất đồng, chỉ trích lãnh đạo.
Khi Facebook được phổ biến ở Việt Nam hơn một thập kỷ trước, nền tảng này giống như một “cuộc cách mạng”. Lần đầu tiên, mọi người dân có thể trao đổi trực tiếp về các vấn đề thời sự. Mọi người dùng đều có thể đăng bài chỉ trích sự lạm dụng của công an và sự lãng phí của chính phủ, chọc thủng lỗ hổng trong tuyên truyền của đảng cơm sườn.
Động thái này được nhìn nhận "giống như một sự giải phóng.”
Nhưng khi mức độ phổ biến của Facebook bùng nổ ở Việt Nam, nhanh chóng đưa quốc gia này trở thành thị trường lớn thứ bảy trên toàn thế giới của nền tảng này, CS ngày càng yêu cầu nhiều hạn chế hơn cho các Facebooker ở Việt Nam.
Kể từ đó, Meta, công ty sở hữu Facebook, được ghi nhận nhiều lần nhượng bộ chính phủ độc tài Việt Nam, thường xuyên kiểm duyệt những người bất đồng chính kiến và chặn những người bị đảng coi là "mối đe dọa" khỏi nền tảng, theo bốn cựu nhân viên của Meta và các nhóm nhân quyền.
Meta đã thông qua một danh sách "các quan chức cấp cao của đảng, những người tuyệt đối không để bị chỉ trích trên Facebook", hai cựu nhân viên tiết lộ với điều kiện ẩn danh để tránh bị trừng phạt.
Danh sách này, được giữ kín ngay cả trong công ty và chưa từng được báo cáo công khai trước đây, được đưa vào hướng dẫn nội bộ của Facebook để kiểm duyệt nội dung trực tuyến và phần lớn được định hình bởi chính quyền Việt Nam.
Họ nói thêm rằng Việt Nam là nước duy nhất ở khu vực Đông Á đưa ra yêu cầu này.
Bây giờ, ĐCSVN còn đang thúc đẩy các hạn chế nghiêm trọng hơn. Meta đang chuẩn bị thắt chặt kiểm soát nội dung hơn nữa sau khi họ được CSVN áp đặt phải lưu trữ dữ liệu trên các máy chủ bên trong Việt Nam, làm dấy lên cảnh báo về quyền riêng tư và bảo mật thông tin.
Trong một tuyên bố, ông Rafael Frankel, Giám đốc chính sách công tại Đông Nam Á của Meta, cho biết công ty tự hào về các khoản đầu tư tại Việt Nam. Ông nói: “Trọng tâm của chúng tôi là đảm bảo càng nhiều người dùng Việt Nam càng tốt có thể sử dụng nền tảng của chúng tôi để xây dựng cộng đồng và thể hiện bản thân.”
Meta không phải là công ty duy nhất bị CSVN áp đắt việc gỡ bỏ nội dung nhạy cảm ở Việt Nam. Kể từ năm 2019, Google, công ty sở hữu YouTube, nhận được hơn 2.000 yêu cầu của chính phủ về việc gỡ bỏ nội dung "xấu độc" và đã tuân thủ phần lớn các yêu cầu đó, theo dữ liệu của công ty.
Cùng thời điểm, TikTok cho biết họ đã xóa hoặc hạn chế hơn 300 clip ở Việt Nam vào năm ngoái vì "vi phạm luật", tức đưa tin không theo tuyên truyền của đảng.
Cả hai công ty đều cho biết họ coi trọng quyền tự do ngôn luận.
Tuy nhiên, đối với nhiều người ở Việt Nam, Facebook đồng nghĩa với Internet. Dữ liệu của chính phủ cho thấy hơn 70% trong số 97 triệu người Việt Nam sử dụng Facebook để chia sẻ nội dung, điều hành doanh nghiệp và gửi tin nhắn.
Theo Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, nền tảng này có nhiều người dùng hơn bất kỳ mạng xã hội nào khác và thống trị chi tiêu cho quảng cáo kỹ thuật số.
Và mặc dù các chính phủ trên khắp thế giới có thể yêu cầu Facebook gỡ bỏ nội dung, nhưng những nhượng bộ mà Meta đã thực hiện để duy trì quyền truy cập của mình tại Việt Nam — quốc gia đông dân thứ 15 trên thế giới — vượt xa những nhượng bộ mà Meta đã đưa ra ở bất kỳ nơi nào khác ở Đông Á.
Có lẽ vì vậy mà Trần Duy Đông, thứ trưởng Kế hoạch và Đầu tư CSVN, cho biết đã có “sự hợp tác tốt” với Meta trong việc loại bỏ nội dung “không phù hợp”. “Càng ngày, họ càng hiểu rõ hơn các yêu cầu của luật pháp Việt Nam,” ông này nói thêm