VIP000
Thạc sĩ
TPHCM tiếp nhận hơn 500 người xin ăn, sống lang thang
(Dân trí) - Trong 5 tháng đầu năm 2023, TPHCM đã tiếp nhận xử lý 529 trường hợp người xin ăn, sinh sống nơi công cộng, không có nơi cư trú ổn định trên địa bàn thành phố.
dantri.com.vn
Trong 5 tháng đầu năm 2023, TPHCM đã tiếp nhận xử lý 529 trường hợp người xin ăn, sinh sống nơi công cộng, không có nơi cư trú ổn định trên địa bàn thành phố.
Theo báo cáo hoạt động tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2023 của Sở Lao động - thương binh và xã hội (LĐ-TB&XH) TPHCM, Sở đã thực hiện có hiệu quả công tác tập trung người xin ăn, người sinh sống nơi công cộng không có nơi cư trú ổn định.
Cụ thể, trong tháng 5, Sở LĐ-TB&XH TPHCM tiếp nhận ban đầu 161 trường hợp, nâng tổng số tiếp nhận từ đầu năm đến nay là 529 người xin ăn, sinh sống nơi công cộng, không có nơi cư trú ổn định. Trong số này có 126 trường hợp có biểu hiện tâm thần.
TPHCM đang quyết liệt thực hiện công tác tiếp nhận người ăn xin, người lang thang, không nơi cư trú ổn định (Ảnh minh họa: Hữu Khoa).
Thời gian qua, UBND TP yêu cầu Sở LĐ-TB&XH TPHCM cùng các địa phương đẩy mạnh thực hiện công tác tập trung trẻ em, người lang thang xin ăn, xin tiền dưới bất cứ hình thức nào như đàn hát để xin, giả danh tu sĩ Phật giáo để đi khất thực, hoặc các hình thức đi xin có tính đối phó khi kiểm tra như bán vé số, bán bánh kẹo…
Hoạt động này được đông đảo người dân thành phố hoan nghênh. Bạn đọc Trần Vân chia sẻ: "Tôi rất hoan nghênh lãnh đạo TPHCM đã thực hiện nghĩa vụ cao cả này. Thật tội cho các bé nhỏ không có điều kiện học tập và ăn uống đầy đủ. Tôi rất mong thành phố có những biện pháp quyết liệt hơn để bảo vệ các em nhỏ và ngăn chặn các tình trạng chăn dắt trẻ em khắp thành phố".
Bạn đọc này cũng góp ý là cơ quan chức năng nên thông báo số điện thoại cho người dân phản ánh, cho cán bộ giám sát công tác thực hiện…
Trong tháng 3, thành phố cũng đã ban hành quy định cơ chế phối hợp thực hiện công tác này, tổ chức hội nghị triển khai đến từng ban ngành liên quan và lãnh đạo tất cả UBND xã, phường, thị trấn trên địa bàn.
Theo cơ chế này, lãnh đạo thành phố chỉ đạo tất cả 312 UBND xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành lập Tổ công tác riêng để thực hiện nội dung trên.
UBND các địa phương và tổ công tác có nhiệm vụ thông tin, phổ biến rộng rãi trong khu dân cư số điện thoại của các thành viên tổ công tác để tiếp nhận thông tin từ người dân. Từ đó, rà soát, lập danh sách các khu vực có trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật có nguy cơ lang thang xin ăn để kịp thời xử lý.
Khi phát hiện những trường hợp trên, các tổ công tác địa phương sẽ chia thành từng nhóm để có cách xử lý khác nhau.