nga_vang_an_kit
Giáo sư
Cái nhìn sai lầm về nước Nga
Những câu chuyện hiện đang được Điện Kremlin lan truyền và nó có sự tiếp sức nhiệt tình của những quốc gia, cá nhân dựa Nga để tồn tại:
- Chỉ có Ukraina là kiệt quệ về mặt quân sự.
- Càng cấm vận Nga càng mạnh.
- Cách duy nhất để thoát khỏi cuộc chiến là đàm phán về các điều kiện của Điện Kremlin (đổi lãnh thổ lấy hoà bình. Phụ thuộc hoàn toàn vào Nga).
- Chỉ có Nga mới có đủ khả năng tấn công hạt nhân bất cứ quốc gia nào.
- Không ai muốn thì sẽ kéo dài chiến tranh.
Và sự thật?
Về thực tế, mọi thông tin về tình hình chiến tranh đều mang đặc trưng bởi các tin tức mang tính giai thoại về tình hình khó khăn ở mặt trận của đối phương. Khác nhau chỉ là các tin tức đó có được đối soát, kiểm chứng phần nào với thực tế diễn biến. Còn lại, phần lớn đều nằm trong vòng bí mật và được diễn đạt (phân tích) theo ý chủ quan, phụ thuộc thân bên nào.
Ở đây, chúng ta chỉ bàn đến những thứ có thể nhìn thấy, tra soát, đối chứng cụ thể mà không phụ thuộc ý chí hay cảm xúc về bất cứ bên nào:
1. Chỉ có Ukraine là kiệt quệ về mặt quân sự
- Nhân lực:
+ Nga, với dân số 150 triệu người, quân đội thường trực đứng thứ 2 thế giới với 1,2 triệu (số liệu trước ngày 24/2/2022). Chỉ gần 3 năm tham chiến tại Ukraine, Nga đã ít nhất 4 lần huy động công khai. Ngoài ra, tại các khu vực mà Nga xác định là chiến lược và trọng yếu như: biên giới với Phần Lan, Bắc Cực, đảo tranh chấp với Nhật Bản và lực lượng “gìn giữ hoà bình” ở Armenia… đều vứt vào cuộc chiến. Chưa kể tuyển dụng lính đánh thuê và sự gia nhập của quân đội Bắc Triều Tiên.
+ Ukraine, với dân số chỉ hơn 40 triệu dân, quân đội chỉ hơn 200 nghìn (số liệu trước ngày 24/2/2022). Trong đó, gần 10 triệu người rời khỏi đất nước; kiên quyết không hạ tuổi nhập ngũ xuống 18 tuổi; vẫn chưa ban bố lệnh “tổng động viên”; lực lượng quân tình nguyện nước ngoài tham chiến không đáng kể.
- Vũ khí:
+ Nga dốc toàn bộ sức mạnh nền công nghiệp quốc phòng vốn có của mình cùng toàn bộ kho vũ khí đồ sộ để lại từ thời Liên Xô mà không từ bất kỳ một loại vũ khí nào, trừ hạt nhân. Ngoài ra, Nga còn chuyển nền kinh tế sang nền kinh tế thời chiến, tức mọi hoạt động của nó ưu tiên cho chiến tranh. Tuy nhiên, Nga vẫn phải ngừng gần như tất cả các hợp đồng xuất khẩu vũ khí cho khách hàng, đối tác; phải đòi lại vũ khí đã cho/tặng từ Belarus, Armenia… và các vũ khí đạo cụ từ các hãng phim, viện bảo tàng để vứt vào cuộc chiến. Chưa hết, Nga phải làm điều “không tưởng” khi cầu xin viện trợ vũ khí đến từ Iran, Triều Tiên và Trung Quốc - 3 quốc gia lâu nay phần lớn phụ thuộc vào vũ khí Nga và 2 quốc gia thuộc “vùng rốn” của thế giới.
+ Ukraine gần như không có gì trong tay. Ngay cả các vũ khí chiến lược được thừa hưởng sau khi Liên Xô sụp đổ cũng đã bàn giao cho Nga, hoặc phá huỷ theo “Thoả thuận Budapest”. Mặc dù được Mỹ và gần 50 quốc gia viện trợ, với con số công bố khổng lồ nhưng chỉ là: vũ khí lạc hậu, cũ kỹ; số lượng đáp ứng nhu cầu thực tế chỉ đạt 20-30%, đặc biệt là những giai đoạn quan trọng và quyết định lại bị ngưng trệ.
2. Càng cấm vận Nga càng mạnh - về kinh tế
- Nền kinh tế Nga chưa sụp đổ, nhưng nó đã “tới hạn” - theo tuyên bố của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Nga. Bà ta còn thừa nhận đồng rúp Nga mất giá nhanh hơn và nhiều hơn so với đồng tiền của Ukraine. Ngoài ra, mọi giao thương của Nga chỉ còn tồn tại ở dạng “chui”, tức phải chịu thiệt quá lớn với đối tác để duy trì sự sống.
- Ukraine vẫn giao thương bình thường với toàn cầu. Ngoài ra còn được hưởng các chính sách ưu đãi đến từ EU và các đối tác của mình.
3. Chấp nhận các điều kiện của Nga để đổi lấy hoà bình
Không có bất cứ khái niệm hoà bình nào mà lại chấp nhận trao lãnh thổ chính đáng của mình cho kẻ xâm lược. Đó thực chất là sử dụng sức mạnh để ép buộc đầu hàng. Trong khi:
- Nga tự mình đem chiến tranh về đất nước. Tức có nghĩa, nước Nga, người dân Nga cũng đang gánh chịu chiến tranh đúng nghĩa chứ ko chỉ mình đất nước, dân tộc Ukraine. Không chỉ vậy, Nga cũng đang bị tạm mất lãnh thổ. Ngoài ra, Nga tự mình đánh mất sức mạnh quân sự của mình ở nước ngoài, như: Syria, Yemen, Palestine và châu Phi…
- Ukraine chiến đấu vì sự tồn vong của đất nước, quyền tự quyết của dân tộc và danh dự, nhân phẩm của Tổ quốc. Và họ là biểu tượng của lòng dũng cảm được các quốc gia bị bắt nạt hướng tới và được công lý, lẽ phải bảo vệ. Vì vậy, dù cho - giả sử chính quyền này có “đầu hàng”, thì hoặc người dân Ukraine sẽ phế truất, hoặc dân tộc Ukraine vẫn sẽ tiếp tục chiến đấu cho đến khi giành lại tất cả.
Nghĩa là, dù có xảy ra tình huống xấu nhất thì nó cũng chỉ là tạm thời ngừng chiến chứ không thể là chấm dứt chiến tranh hay hoà bình lâu dài. Khái niệm của Nga chẳng qua chỉ cần giai đoạn này để cứu Putin, cứu Kremlin.
4. Chỉ Nga mới có thể phát động tấn công hạt nhân
Cũng hoàn toàn sai. Bởi lẽ, thế giới này không chỉ mình Nga có vũ khí hạt nhân và không phải mình Nga mới biết dùng vũ khí hạt nhân. Trong khi đó, Nga lại là quốc gia dễ tổn thương và sẽ thất bại hoàn toàn trước đối phương, nếu xảy ra một cuộc chiến tranh hạt nhân.
Và Nga ý thức được điều này nên Nga chắc chắn không dám sử dụng. Vì nếu không, Nga đã sử dụng nó từ cuối năm 2022, khi Nga thất bại một cách nhanh chóng nhất.
5. Không ai muốn kéo dài chiến tranh
Nga là quốc gia khơi mào, phát động và duy trì chiến tranh một cách bất chấp hơn ai hết. Và không ai ngoài Nga muốn duy trì cuộc chiến tranh này để nhằm đảm bảo sinh mệnh chính trị cho Putin và sự tồn tại của chính quyền Putin. Bởi, nếu Nga không muốn kéo dài chiến tranh thì chỉ cần Nga rời khỏi biên giới năm 1991 của Ukraine thì hoà bình ngay lập tức.
Bất cứ hoà bình đúng nghĩa nào trên thế giới xảy ra đều phải là bên xâm lược rút quân. Đó là sự thật mà không ai có thể chối cãi.
Tóm lại: Nga phải thua và rút quân khỏi Ukraine, theo biên giới năm 1991 và không có quyền can thiệp, áp đặt vào quyền tự quyết của bất cứ đất nước, dân tộc nào. Đó là chân lý, đó là lẽ phải và công lý để chúng ta làm căn cứ nhận diện mọi thông tin, tin tức sai lệch và mị dân.
Kẻ xâm lược phải trả giá và thất bại!
Những câu chuyện hiện đang được Điện Kremlin lan truyền và nó có sự tiếp sức nhiệt tình của những quốc gia, cá nhân dựa Nga để tồn tại:
- Chỉ có Ukraina là kiệt quệ về mặt quân sự.
- Càng cấm vận Nga càng mạnh.
- Cách duy nhất để thoát khỏi cuộc chiến là đàm phán về các điều kiện của Điện Kremlin (đổi lãnh thổ lấy hoà bình. Phụ thuộc hoàn toàn vào Nga).
- Chỉ có Nga mới có đủ khả năng tấn công hạt nhân bất cứ quốc gia nào.
- Không ai muốn thì sẽ kéo dài chiến tranh.
Và sự thật?
Về thực tế, mọi thông tin về tình hình chiến tranh đều mang đặc trưng bởi các tin tức mang tính giai thoại về tình hình khó khăn ở mặt trận của đối phương. Khác nhau chỉ là các tin tức đó có được đối soát, kiểm chứng phần nào với thực tế diễn biến. Còn lại, phần lớn đều nằm trong vòng bí mật và được diễn đạt (phân tích) theo ý chủ quan, phụ thuộc thân bên nào.
Ở đây, chúng ta chỉ bàn đến những thứ có thể nhìn thấy, tra soát, đối chứng cụ thể mà không phụ thuộc ý chí hay cảm xúc về bất cứ bên nào:
1. Chỉ có Ukraine là kiệt quệ về mặt quân sự
- Nhân lực:
+ Nga, với dân số 150 triệu người, quân đội thường trực đứng thứ 2 thế giới với 1,2 triệu (số liệu trước ngày 24/2/2022). Chỉ gần 3 năm tham chiến tại Ukraine, Nga đã ít nhất 4 lần huy động công khai. Ngoài ra, tại các khu vực mà Nga xác định là chiến lược và trọng yếu như: biên giới với Phần Lan, Bắc Cực, đảo tranh chấp với Nhật Bản và lực lượng “gìn giữ hoà bình” ở Armenia… đều vứt vào cuộc chiến. Chưa kể tuyển dụng lính đánh thuê và sự gia nhập của quân đội Bắc Triều Tiên.
+ Ukraine, với dân số chỉ hơn 40 triệu dân, quân đội chỉ hơn 200 nghìn (số liệu trước ngày 24/2/2022). Trong đó, gần 10 triệu người rời khỏi đất nước; kiên quyết không hạ tuổi nhập ngũ xuống 18 tuổi; vẫn chưa ban bố lệnh “tổng động viên”; lực lượng quân tình nguyện nước ngoài tham chiến không đáng kể.
- Vũ khí:
+ Nga dốc toàn bộ sức mạnh nền công nghiệp quốc phòng vốn có của mình cùng toàn bộ kho vũ khí đồ sộ để lại từ thời Liên Xô mà không từ bất kỳ một loại vũ khí nào, trừ hạt nhân. Ngoài ra, Nga còn chuyển nền kinh tế sang nền kinh tế thời chiến, tức mọi hoạt động của nó ưu tiên cho chiến tranh. Tuy nhiên, Nga vẫn phải ngừng gần như tất cả các hợp đồng xuất khẩu vũ khí cho khách hàng, đối tác; phải đòi lại vũ khí đã cho/tặng từ Belarus, Armenia… và các vũ khí đạo cụ từ các hãng phim, viện bảo tàng để vứt vào cuộc chiến. Chưa hết, Nga phải làm điều “không tưởng” khi cầu xin viện trợ vũ khí đến từ Iran, Triều Tiên và Trung Quốc - 3 quốc gia lâu nay phần lớn phụ thuộc vào vũ khí Nga và 2 quốc gia thuộc “vùng rốn” của thế giới.
+ Ukraine gần như không có gì trong tay. Ngay cả các vũ khí chiến lược được thừa hưởng sau khi Liên Xô sụp đổ cũng đã bàn giao cho Nga, hoặc phá huỷ theo “Thoả thuận Budapest”. Mặc dù được Mỹ và gần 50 quốc gia viện trợ, với con số công bố khổng lồ nhưng chỉ là: vũ khí lạc hậu, cũ kỹ; số lượng đáp ứng nhu cầu thực tế chỉ đạt 20-30%, đặc biệt là những giai đoạn quan trọng và quyết định lại bị ngưng trệ.
2. Càng cấm vận Nga càng mạnh - về kinh tế
- Nền kinh tế Nga chưa sụp đổ, nhưng nó đã “tới hạn” - theo tuyên bố của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Nga. Bà ta còn thừa nhận đồng rúp Nga mất giá nhanh hơn và nhiều hơn so với đồng tiền của Ukraine. Ngoài ra, mọi giao thương của Nga chỉ còn tồn tại ở dạng “chui”, tức phải chịu thiệt quá lớn với đối tác để duy trì sự sống.
- Ukraine vẫn giao thương bình thường với toàn cầu. Ngoài ra còn được hưởng các chính sách ưu đãi đến từ EU và các đối tác của mình.
3. Chấp nhận các điều kiện của Nga để đổi lấy hoà bình
Không có bất cứ khái niệm hoà bình nào mà lại chấp nhận trao lãnh thổ chính đáng của mình cho kẻ xâm lược. Đó thực chất là sử dụng sức mạnh để ép buộc đầu hàng. Trong khi:
- Nga tự mình đem chiến tranh về đất nước. Tức có nghĩa, nước Nga, người dân Nga cũng đang gánh chịu chiến tranh đúng nghĩa chứ ko chỉ mình đất nước, dân tộc Ukraine. Không chỉ vậy, Nga cũng đang bị tạm mất lãnh thổ. Ngoài ra, Nga tự mình đánh mất sức mạnh quân sự của mình ở nước ngoài, như: Syria, Yemen, Palestine và châu Phi…
- Ukraine chiến đấu vì sự tồn vong của đất nước, quyền tự quyết của dân tộc và danh dự, nhân phẩm của Tổ quốc. Và họ là biểu tượng của lòng dũng cảm được các quốc gia bị bắt nạt hướng tới và được công lý, lẽ phải bảo vệ. Vì vậy, dù cho - giả sử chính quyền này có “đầu hàng”, thì hoặc người dân Ukraine sẽ phế truất, hoặc dân tộc Ukraine vẫn sẽ tiếp tục chiến đấu cho đến khi giành lại tất cả.
Nghĩa là, dù có xảy ra tình huống xấu nhất thì nó cũng chỉ là tạm thời ngừng chiến chứ không thể là chấm dứt chiến tranh hay hoà bình lâu dài. Khái niệm của Nga chẳng qua chỉ cần giai đoạn này để cứu Putin, cứu Kremlin.
4. Chỉ Nga mới có thể phát động tấn công hạt nhân
Cũng hoàn toàn sai. Bởi lẽ, thế giới này không chỉ mình Nga có vũ khí hạt nhân và không phải mình Nga mới biết dùng vũ khí hạt nhân. Trong khi đó, Nga lại là quốc gia dễ tổn thương và sẽ thất bại hoàn toàn trước đối phương, nếu xảy ra một cuộc chiến tranh hạt nhân.
Và Nga ý thức được điều này nên Nga chắc chắn không dám sử dụng. Vì nếu không, Nga đã sử dụng nó từ cuối năm 2022, khi Nga thất bại một cách nhanh chóng nhất.
5. Không ai muốn kéo dài chiến tranh
Nga là quốc gia khơi mào, phát động và duy trì chiến tranh một cách bất chấp hơn ai hết. Và không ai ngoài Nga muốn duy trì cuộc chiến tranh này để nhằm đảm bảo sinh mệnh chính trị cho Putin và sự tồn tại của chính quyền Putin. Bởi, nếu Nga không muốn kéo dài chiến tranh thì chỉ cần Nga rời khỏi biên giới năm 1991 của Ukraine thì hoà bình ngay lập tức.
Bất cứ hoà bình đúng nghĩa nào trên thế giới xảy ra đều phải là bên xâm lược rút quân. Đó là sự thật mà không ai có thể chối cãi.
Tóm lại: Nga phải thua và rút quân khỏi Ukraine, theo biên giới năm 1991 và không có quyền can thiệp, áp đặt vào quyền tự quyết của bất cứ đất nước, dân tộc nào. Đó là chân lý, đó là lẽ phải và công lý để chúng ta làm căn cứ nhận diện mọi thông tin, tin tức sai lệch và mị dân.
Kẻ xâm lược phải trả giá và thất bại!