T sẽ nói ngắn gọn và khái quát về nhân quả.
Nhân là hành động của mình.
Kể gọn thì có 2 khía cạnh là
Thiện và
Ác
Quả là cái mình nhận được từ nhân
Kể gọn thì gồm có 2 khía cạnh là
Buồn và
Vui
Theo quan điểm PG thì mỗi nhân đều có quả,
không có hành động (Hành) nào là không tạo nghiệp (Nghiệp Hữu).
Để cho quả trổ được thì phải cần sự tác động bởi các Duyên ( các điều kiện) thì mới có thể trổ được.
Mỗi hành động thì tạo ra 2 loại quả là
Quả Bình Nhật và
Quả Tái Tục
Quả Bình Nhật thì là quả trổ ra lặt vặt trong đời sống.
Ví dụ như : đau bụng, nhức đầu, bị chửi, bị đâm chém, được khen .... xảy ra trong đời sống hằng ngày.
Quả Tái Tục là Tâm đầu thai ở mỗi kiếp sống, quyết định mình sẽ sống ở loài nào, cõi nào, cảnh giới nào.
Ví dụ : đầu thai làm người thì sống với tâm người, đầu thai làm chó thì sống với tâm thức loài chó.
Chả có con người nào có sở thích giống con chó và chả có con chó nào thích giống con người.
Mỗi hành động còn có thể kể thành 3. Còn việc trổ khi nào thì tùy thuộc vào các điều kiện (Duyên) :
- Hiện Báo Nghiệp : tức là quả trổ ngay trong đời này
- Sanh Báo Nghiệp : quả trổ ra trong kiếp kế tiếp
- Hậu Báo Nghiệp : quả trổ ra trong vô lượng kiếp cho đến khi Niết Bàn thì mới chấm dứt.
Ví dụ : M tức con vợ quá đấm tay vô tường.
Thì cái tay bị đấm vào tường đó sẽ đau đớn gọi là
Hiện Báo Nghiệp
Khi mà đấm tay vào tường như vậy tức là sử dụng tâm Sân.
Thì cái kiếp kế tiếp nếu đủ điều kiện (Duyên) thì nó sẽ là tâm đầu thai để về 4 cõi khổ.
Còn nếu có 1 cái quả khác lướt qua thì nó sẽ tạo thành quả điều kiện trổ trong kiếp sống đó.
Mà nếu kiếp sống đó m sống oke, không có điều kiện xấu để quả đó trổ thì
cái Sanh Báo Nghiệp sẽ trở thành Vô Hiệu Nghiệp. => Không còn cơ hội cho quả.
Hậu Báo Nghiệp thì như ở trên đã nói,
nó sẽ còn hoài nếu m tiếp tục luân hồi.
Đủ điều kiện là nó trổ
cho đến khi m Niết Bàn thì nó mợi trở thành Vô Hiệu Nghiệp
Nhân và Quả do Duyên tác động :
Nhân Quả hỗ trợ nhau để tạo tiếp Nhân Quả mới :