T hỏi chút, cái tiền trích ra đó đã khai vào sổ sách chưa ? Tiền lãi đó gọi là gì thế cu ? Bình thường cái loa phường nhé. Tiền đó mà đéo khai vài gọi là trốn thuế đấy ạ. Nguyên tắc là lỗ thì phải để tiền để trả lại, lỗ thì ko kinh doanh mở rộng. Sao vẫn đưa tiền mở rộng thuỷ điện hoà bình thế ? đây đm lấy tiền đi đút ngân hàng. Đm thế EVN thành doanh nghiệp đi đầu tư à ? Hay nhở. Kiểm tra lại thông tin đi nhé
Thôi ông đ hiểu j về tài chính thì văn ít thôi, báo cáo tài chính của EVN được Deloitte VN kiểm toán, tổ công tác liên ngành Bộ thanh tra, gồm 3 báo cáo:
1. bảng cân đối kế toán (tài sản, nguồn vốn)
2. báo cáo sản xuất kinh doanh (chi phí, giá bán, lãi lỗ)
3. báo cáo lưu chuyển tiền tệ (dòng tiền)
Từ cái báo cáo số 3 kia thì người ta mới có thông tin về dòng tiền của EVN, tiền có bao nhiêu, ngắn hay dài hạn, trong thời gian bao lâu, lãi tiền gửi là bao nhiêu,... chứ ngân hàng k được phép cấp thông tin này ra bên ngoài.
Lãi tiền gửi được ghi nhận theo Thông tư 200/2014/BTC được hạch toán vào doanh thu tài chính trên báo cáo, chả có j không minh bạch cả.
Nói ntn cho dễ hiểu: Vd thu tiền điện thu về từ dân vào ngày 1/3 được 100 tỷ, nhưng đến ngày 1/7 mới phải trả chi phí, có thể là chi phí mua điện theo hợp đồng, hoặc trả lãi ngân hàng. như vậy m có 100 tỷ trong 3 tháng, thay vì để cái cục đấy m đi gửi tiền có kỳ hạn ở ngân hàng như BIDV, sẽ trả lãi 4,6%/năm. Như vậy là m sẽ nhận được 4,6%*100/12*3 = 1,15 tỷ. Như thế mới gọi là tối ưu dòng tiền.
Kỳ ghi nhận lãi lỗ là đến 31/12. như vậy trong thời gian ghi nhận, hoàn toàn có thể được phép tối ưu dòng tiền, tăng lợi nhuận tài chính, giảm lỗ.
Còn về việc đầu tư nhà máy mới, khi làm 1 dự án, người ta phải tính toán để đầu tư xong có lãi (các chỉ số NPV, IRR), sau đó cân đối nguồn và đi vay ngân hàng. Nếu tính toán 1 dự án làm xong là kiểu j cũng có lãi thì sao k đầu tư, k làm thì lại bị chửi là thiếu nguồn, đi mua điện ngoài,.... Mà chả có chỗ nào cấm EVN k đc đầu tư cả.
Bảo dân ngành điện mà phát biểu thiếu kiến thức như này thì....