duynguyenminh
Giáo sư
Tao cũng xài triết học của Trung Quốc khổng tử thế thoai, cái gì hay thì học
Đây đúng là những thứ mà tao đang tìm kiếm trong cái nhóm xv này. Cảm ơn màyMày không cần đọc kinh sách cm gì hết. Mày chỉ cần làm theo đúng phương pháp nguyên thủy của phật dạy khi học tập là được. Rồi theo thời gian vô minh trong mày sẽ dần tan biến.
1. Chỉ thực sự tin vào 1 thứ gì đó và thực hành theo thứ đó khi đã quán sát, thấu triệt rằng thứ đó là đúng đắn và mang lại lợi ích lâu dài.
2. Giữ giới : bao gồm không sát sinh (tạo nghiệp lực rất mạnh), không chất kích thích (gây mất kiểm soát thân tâm - là phụ gia cho việc tạo nghiệp lực), không tà dâm, không nói láo nói dối, không trộm cắp.
Tao ko ép buộc mày phải giữ giới, nhưng khi mày phá những giới luật ở trên và mày để ý một chút, mày sẽ thấy một số sẽ tạo ra nghiệp quả mà làm mày phiền não. Khi mày xác nhận rằng việc hành động nào sẽ dẫn tới phiền não và các hậu quả ngu dốt, mày cắt đứt khỏi hành động đó.
3. Thiền định. Thiền định ở đây không chỉ là ngồi thiền tĩnh toạ. Mục đích của thiền là chữ "định" ở phía sau. Mày làm gì kệ mày. Miễn là mày có chữ "định" đó trong tâm thức là được. Nó giúp người ta khi đối mặt với sự việc gì đấy không lập tức bị cuốn theo ngay, mà có chút tĩnh lặng, đủ thời gian quan sát một cách tỉnh táo.
4. Trí tuệ. Trí tuệ đạt được không phải bằng cách học thuộc lòng. Mà là quan sát liên tục cả bên ngoài và trong bản thân mình. Quan sát bên ngoài là để nhìn cách mà nghiệp lực tương tác trong thế giới, cách thế giới vận hành. Quan sát bên trong là để nhìn xem trong bản thân đang tồn tại nghiệp lực gì, tồn tại định kiến gì... Từ đó có cái gọi là trí tuệ.
Việc quan sát này chỉ có thể thực hiện tốt khi mà người ta "định" như tao mô tả ở trên.
Khi mày thực hành được đúng những thứ tao ghi ở trên. Mày khi đó sẽ tự nhiên nhận ra rằng có những cái nên học, có những cái không nên học. Có những cái nên tìm hiểu, có những cái không nên tìm hiểu. Việc tìm hiểu không đúng chỉ làm đầy não bộ mày bởi những thứ rác rưởi và định kiến, chứ không làm mày uyên bác hơn đâu
Phương tây mới là triết học , phương đông là minh triếtSơ lược
Triết học phương Đông hay triết học châu Á bao gồm các triết học khác nhau bắt nguồn từ Đông và Nam Á bao gồm triết học Trung Quốc, triết học Nhật Bản và triết học Triều Tiên thống trị ở Đông Á, và triết học Ấn Độ (bao gồm triết học Phật giáo) chiếm ưu thế tại các vùng Nam Á, Đông Nam Á, Tây Tạng và Mông Cổ.
Mục tiêu
Tập hợp những bài viết có chiều sâu, có thể là những trăn trở, nhưng khúc mắc mang tính trí tuệ...
Đối tượng
Những tml muốn tìm hiểu sâu bản chất vấn đề từ nhiều góc cạnh, cũng có thể bằng lý trí, bằng tâm linh, hoặc cũng đơn giản là bằng sự cảm giác hay sự ngộ nhận nào đó.....