Hợp đồng bảo vệ - Cu Zũng
Chương 34: Thụy Kha bị bắn
Màn đêm tĩnh mịch trở lại trong ngôi biệt thự, giáp Tết đúng là trời tối đen như mực. Lúc này đã là 2 giờ sáng.
Một bóng đen trèo qua cổng ngôi biệt thự nhẹ nhàng như một con mèo, bóng đen đó có vẻ như đã thông thuộc địa hình ngôi nhà, hắn tiến rất nhanh xuống phía dưới ban công phòng của Thụy Kha, rồi thoăn thoắt hắn bám theo gờ tường mà leo lên ban công, nhẹ nhàng, nhẹ nhàng. Hắn ngó vào bên trong, ánh đèn ngủ mờ mờ nhưng cũng đủ để hắn xác định được con mồi đang ngon giấc trên chiếc giường với chăn ga gối mầu trắng.
“Cạch”, hắn mở cửa ban công.
Nhưng tiếng động phát ra cũng làm Thụy Kha tỉnh giấc, thấy có bóng người định hét lên thì bóng đen rút khẩu súng đen ngòm từ sau lưng ra:
– Câm mồm ngay không tao bắn vỡ sọ.
Thụy Kha thôi không hét nữa, cô cũng học được thái độ bình tĩnh của Thìn một chút, cô đặt hai tay vào nhau và che dấu hành động bấm nút cấp cứu của mình:
– Anh là ai, cần gì cứ lấy nhưng đừng làm hại tôi. Nhà tôi tôi có rất nhiều tiền, vàng, đô la có cả. Ở két sắt kia kìa.
Thụy Kha chỉ về cái két của mình.
Thìn đang ngủ thấy rung ở háng, lập tức bật dậy, vớ theo cái điện thoại bên cạnh đầu rồi phi thẳng ra cửa lao về phía phòng chủ tịch, đang định đạp cửa phi vào thì Thìn nghe thấy tiếng nói rất to của một người đàn ông từ bên trong phòng chủ tịch:
– Địt mẹ con chó, tao đến đây để giết mày, vì mày mà tao ra nông nỗi này.
Thìn cần phải nắm rõ tình huống rồi mới hành động. Thụy Kha cố kéo dài thời gian để cho Thìn kịp xử lý, cô vẫn đang nửa nằm nửa ngồi trên giường, trên hông vẫn đắp một cái chăn mỏng che đi cái quần lót:
– Anh là ai, có gì bình tĩnh nói được không?
Vào phút điên cuồng, Tiến cùi chỉ còn chữ hận và giết trong đầu. Mấy tháng nay chốn chui chốn lủi, muốn thoát khỏi Việt Nam mà không được, hắn ôm hận quay về tận Hà Nội để giết người, từ chiều đến giờ hắn chỉ quanh quẩn ở khu vực nhà Thụy Kha, và giờ này hắn quyết định hành động:
– Vĩnh biệt, chỉ có máu mới rửa sạch vết nhục này của tao.
Tiến cùi đặt ngón tay trỏ vào khẩu K59 ngắm thẳng Thụy Kha mà bắn, hắn xiết cò. Thụy Kha thấy vậy thì nhắm mắt lại.
Gần như đồng thời, Thìn ở bên ngoài đạp cửa xông vào, cậu chỉ còn thời gian cho một hành động duy nhất, đó là bay người từ cửa vào thẳng Thụy Kha, trên đà bay, Thìn ném hết sức lực chiếc điện thoại về hướng kẻ đang cầm súng, cậu hét lên:
– Thụy Kha chạy đi.
– “Đòm”
Viên đạn đã rời khỏi nòng súng cũng là lúc cái điện thoại bay thẳng vào mặt Tiến cùi làm hắn loạng choạng.
Nhưng viên đạn không bị trượt mục tiêu. Nó găm đúng vào khoảng trán gần với thái dương của Thìn.
Thìn vồ về phía Thụy Kha, chỉ kịp đẩy Thụy Kha lệch ra ngoài mép giường một cái và lĩnh trọn viên đạn. Thìn không kịp kêu lên một tiếng nào.
Thụy Kha bị đẩy về phía mép giường, gần với cái kệ đầu giường, nơi cô thường để cái túi xách. Không hiểu có sức mạnh nào, Thụy Kha cũng ngay lập tức thò tay vào túi và may mắn thay cô bắt được cái bình xịt hơi cay mà Thìn trang bị. Cô chưa kịp biết Thìn bị làm sao, cô dùng hết sức mình chạy về phía Tiến cùi vẫn đang loạng choạng, mắt hoa hoa lảo đảo chưa đứng vững. Thụy Kha ngằm thẳng mặt Tiến cùi bấm bình xịt, cô bấm thẳng tay vào mặt Tiến cùi làm hắn cay xè mắt, hắn bắn thêm một viên đạn nữa nhưng không trúng ai cả.
Có lẽ cái hôm tận mắt chứng kiến Thìn chiến đấu đã làm cho Thụy Kha có chút bản lĩnh, cô vớ luôn chiếc đôn gỗ mà cô hay ngồi trang điểm, cứ thế, Thụy Kha phang vào đầu Tiến cùi, phang liên tục, phang không tiếc tay:
– Mày chết đi, mày chết đi, aaaaaa.
Tiến cùi nằm ngục xuống sàn, máu me be bét đầu, khẩu súng cũng văng vào gầm giường, Nhưng Thụy Kha không ngừng tay, cô vẫn tiếp tục nâng lên đập xuống cái ghế gỗ nhằm đầu Tiến cúi nện xuống. Đã hết sức, Thụy Kha thấy Tiến cùi không còn cử động, cô mới nhanh tay bật điện sáng trưng căn phòng lên và lao lên giường về phía Thìn, giờ này cô mới thực sự sợ, Thìn đang nằm một đống bất động, trên trán có một chùm máu đen đang rỉ ra. Thụy Kha ôm đầu Thìn lay lay:
– “Thìn ơi”, Thụy Kha còn không biết mình đang nói gì? Cô lập bập hai răng cắn vào nhau. “Anh ơi”, “anh ơi”.
Thìn vẫn không có bất cứ một phản xạ nào. Thụy Kha hoảng sợ, cô vừa nghĩ đến khả năng Thìn đã chết. Thụy Kha hét to:
– AAAA ANH ƠI! ANH ƠI! ĐỪNG BỎ EM. AAAA. CÓ AI KHÔNG, CỨU CHÚNG TÔI VỚI.
Thìn vẫn không một phản ứng gì, chân tay mềm oặt, khuôn mặt tái nhợt. Ở dưới sàn vẫn là một đống Tiến cùi.
Thụy Kha hét đến lạc cả giọng, cô không cả khóc nổi, cô như cố gọi một người đã ở bên kia thế giới:
– ANH ƠI, XIN ANH ĐỪNG BỎ EM. VỀ VỚI EM ĐI.
Thụy Kha dịt đầu Thìn vào bụng mình:
– ANH ƠI …….. ANH ƠI ……. TỈNH DẬY ĐI……….. ĐỪNG LÀM EM SỢ …. ANH ƠI…………. DẬY ĐI ANH.
Nhưng Thìn vẫn thế.
Thụy Kha hoảng sợ lẩm bẩm:
– Phải rồi, phải rồi, anh ấy dặn mình phải bình tĩnh. Anh chưa chết, anh chưa chết đâu. Anh chờ em một lát.
Thụy Kha với tay lên tủ gỗ của mình để tìm điện thoại, tay cô run lẩy bẩy nhưng vẫn bấm được số 113, giọng Thụy Kha khàn đặc:
– Cứu tôi ……………………………………………….
—
Nửa tiếng đồng hồ sau, chiếc xe cứu thương đưa Thìn vào bệnh viện, Thụy Kha trong bộ váy ngủ chạy theo cáng, trông cô không khác gì một cái xác không hồn, vừa chạy cô vừa như cầu xin những người mà cô nhìn thấy, giọng lạc đi làm người khác phải xót thương:
– Tôi xin các anh chị hãy cứu lấy anh ấy. Tôi xin mà. Anh ơi, đừng bỏ em. Anh ơi em không sống nổi đâu. Tôi cầu xin bác sĩ hãy cứu lấy anh ấy. Tôi xin mà. Hu hu hu hu.
Xe cáng chạy đến cửa phòng cấp cứu, một nữ y tá đỡ lấy lưng Thụy Kha khi tay cô vấn bám chặt vào cáng:
– Cho tôi vào cùng anh ấy. Tôi xin mà. Hu hu hu hu. Cho tôi vào cùng anh ấy.
Nhưng nữ y tá ân cần:
– Chị ơi, ở ngoài này để bác sĩ làm việc đi.
Thụy Kha bị giằng tay ra khỏi cáng, cô như khụy xuống ngay tại cửa phòng cấp cứu, miệng vẫn lảm nhảm:
– Cho tôi vào với, tôi cầu xin bác sĩ cứu lấy anh ấy. Anh ơi, anh ơi, em lậy anh đừng bỏ em. Hu hu hu hu hu.
Nữ y tá cũng rướm nước mắt trước Thụy Kha, cô xốc nách Thụy Kha lại gần băng ghế rồi an ủi, cô cởi cái áo khoác của mình ra rồi phủ lên người Thụy Kha, vai Thụy Kha đang rung lên bần bật vì lạnh, vì sợ:
– Chị ơi, đừng lo lắng, các bác sĩ sẽ cố gắng hết sức.
Thụy Kha miệng lẩm bẩm:
– Tôi cầu xin. Tôi cầu xin hãy cứu lấy anh ấy. Anh ơi …… hu hu hu hu……. Đừng bỏ em. Anh chết em chết theo anh …….. Hu hu hu hu hu.
Cô y tá ân cần:
– Bình tĩnh, lúc này người nhà cần bình tĩnh. Chị cần gọi cho ai không?
Thụy Kha mới nhớ ra người có thể giúp mình, cô lật đật lấy lẩy bẩy rút cái điện thoại của mình ở trong túi váy ra rồi bấm số cho Mai Ngọc.
—-
Thìn vào cấp cứu lúc 2h30 sáng, vậy mà bây giờ đã là hơn 2 giờ chiều rồi mà đèn phẫu thuật vẫn còn sáng, báo hiệu ca phẫu thuật vẫn chưa xong. Bệnh viện đã huy động toàn bộ lực lượng của mình, thực hiện ca mổ đầu cấp cứu theo hình thức báo động đỏ liên thông toàn ngành y tế.
Mai Ngọc đang ôm chủ tịch Thụy Kha giờ đang như một tàu lá chuối, mắt lờ đờ nhìn vào ánh đèn lúc đỏ lúc xanh của phòng phẫu thuật.
Ngồi ở hàng ghế bên cạnh là Ánh Tuyết và anh chàng người yêu Quang IT của mình. Họ đã vào đây và ở bên cạnh Thụy Kha từ đêm qua đến giờ.
Rồi đến hơn một giờ đồng hồ sau, cửa phòng phẫu thuật mới mở ra, một vị bác sĩ già vẫn còn mặc áo phẫu thuật mầu xanh bước ra:
– Ai là người nhà bệnh nhân Thìn?
Thụy Kha lập tức tỉnh như sáo nói như van vỉ:
– “Bác sĩ, cháu đây. Anh ấy có bị làm sao không ạ, hu hu hu hu”, Thụy Kha lại khóc, cô sắp sập nguồn rồi, Mai Ngọc và Ánh Tuyết hai người đỡ hai bên mới không làm cho Thụy Kha chuội xuống đất.
Vị bác sĩ nhìn Thụy Kha thì hiểu có lẽ là vợ đang lo cho chồng, ông chia sẻ nỗi đau này với Thụy Kha:
– Mặc dù bây giờ bệnh nhân vẫn còn ở lại với chúng ta, nhưng đang ở trong tình trạng hết sức nguy kịch. Chúng tôi đã mở hộp sọ để gắp được viên đạn ra, nó nằm giữa sọ và não. Nhưng bệnh nhân chưa có dấu hiệu tỉnh lại. Tôi chỉ e là ……….. người nhà cũng chuẩn bị tâm lý đón nhận tình huống xấu nhất xảy ra. Tôi rất lấy làm tiếc, chúng tôi đã cố gắng hết sức.
Bác sĩ nói xong thì Thụy Kha ngất xỉu. Cô đã cố hết sức rồi.
– “Thìn ơi! Anh ơi!”, Thụy Kha choàng tỉnh dậy, cô vừa có một giấc mơ kinh hoàng và đã thét gọi tên Thìn. Cô mơ thấy anh Thìn đang ở ngay trước mắt mình mà mình gọi mãi anh ấy không thưa, rồi cô đuổi theo anh ấy, nhưng càng chạy thì bóng dáng anh càng xa cô hơn, rồi cuối cùng là mất hút vào một màn sương mờ ảo.
Mai Ngọc và Ánh Tuyết ở bên cạnh thấy chủ tịch bật dậy thì sốt sắng đỡ lấy lưng, vừa rồi Thụy Kha đã ngất ở cửa phòng phẫu thuật, hai người đã cho chủ tịch nhập viện luôn, trên tay Thụy Kha vẫn đang gắn ống truyền nước. Từ đêm hôm đến giờ, được tận mắt chứng kiến sự quan tâm và lo lắng của chủ tịch dành cho anh Thìn, Mai Ngọc và Ánh Tuyết biết chắc chắn rằng chủ tịch đã thực lòng yêu anh Thìn. Chuyện anh Thìn sẵn sàng hy sinh cả tính mạng của mình để cứu chủ tịch cũng chứng tỏ một điều anh ấy yêu chủ tịch.
Nhưng lúc này đây, cả hai người không hề có một chút ghen tuông nhỏ mọn trong lòng. Ánh Tuyết thì đương nhiên rồi, quý Thìn đơn giản chỉ là vấn đề hấp dẫn tình dục tôi. Còn Mai Ngọc thì có yêu anh Thìn thật nhưng đó chỉ là tình yêu đơn phương, tình yêu xuất phát từ một phía do những rung cảm của tự con tim mình, chưa thể tính là tình yêu đích thực được. Nhưng có một điểm chung, cả hai đều lo lắng cho anh Thìn, tính mạng của anh ấy chưa mất nhưng chắc cũng mong manh như chiếc là mùa thu chờ một cơn gió là rụng thôi.
– “Chủ tịch! Chủ tịch”, Mai Ngọc xoa xoa vào lưng Thụy Kha để giảm cơn ho.
Thụy Kha dần dần tỉnh hẳn, cô thấy mình đang nằm trong một phòng điều trị, trên tay gắn ống truyền nước. Nhìn thấy Mai Ngọc và Ánh Tuyết đang mỗi đứa một bên giường, Thụy Kha hỏi han tin tức trong nét mặt buồn bã, ủ rũ:
– Đã có tin mới gì của anh Thìn chưa?
Thụy Kha đã không giấu giếm gì nữa mà gọi hẳn là “anh Thìn” cho nó sang miệng và cũng là cho đúng với tâm trạng và suy nghĩ của cô về anh. Gọi người mình yêu là ‘anh” thì có gì là sai chứ?
Ánh Tuyết là người vừa đi gặp bác sĩ về:
– Thưa chủ tịch, em vừa đi gặp bác sĩ về, anh Thìn đã được chuyển sang phòng hậu phẫu chăm sóc đặc biệt, anh ấy vẫn chưa tỉnh. Người nhà vẫn chưa được vào thăm ạ.
Mai Ngọc nói thêm:
– Cơ quan công an cũng vừa vào đây hỏi về sự việc đã xảy ra, nhưng lúc đó chủ tịch chưa tỉnh nên em báo các anh ấy đến sau rồi ạ.
Thụy Kha hỏi thêm:
– Giờ là mấy giờ rồi, tôi nằm ở đây lâu chưa?
– “Giờ đã là 7 giờ tối rồi, chủ tịch ngất đi được hơn 3 tiếng rồi ạ. Em đi mua đồ ăn cho chủ tịch nhé?”, Ánh Tuyết lo lắng khi nhìn thấy khuôn mặt nhợt nhạt của chủ tịch, đã được truyền nước, truyền đạm và các chất bổ dưỡng vào người nhưng không làm khuôn mặt Thụy Kha hồng hào hơn chút nào.
Thụy Kha lần nữa hồi tưởng lại sự việc, giờ đây cô bình tĩnh hơn sau sự việc kinh hoàng vừa xảy ra, tự cô thấy mình giờ đây chính là người phải mạnh mẽ, bởi trước mắt còn rất nhiều việc cần cô, đặc biệt là anh Thìn. Thụy Kha hít một hơi thở thật mạnh lấy dũng khí:
– Uh, em đi mua cháo trắng cho tôi. Mà hôm nay là 29 Tết rồi, sao các em còn ở đây?
Nói đến Tết cả Mai Ngọc và Ánh Tuyết đều trùng xuống, Ánh Tuyết quê ở Tuyên Quang, Mai Ngọc quê ở Quảng Ninh, những người con xa xứ về Hà Nội lập nghiệp. Theo lịch giờ này họ phải ở nhà rồi, giờ này phải đang quây quần bên mâm cơm gia đình rồi. Nhưng bỏ chủ tịch làm sao được, không phải vì công việc đâu, chỉ là tình người trong lúc hoạn nạn có nhau mà thôi. Thế nên cả Mai Ngọc và Ánh Tuyết đều đã điện thoại về gia đình xin phép ăn Tết ở Hà Nội.
– “Em ăn Tết ở đây cùng chủ tịch”, Mai Ngọc nói nhỏ.
– “Em cũng thế”, Ánh Tuyết nói theo.
Nhìn hai người đồng nghiệp và là cấp dưới của mình, Thụy Kha biết rằng mình không có quyền bắt họ ở lại đây khi Tết đến Xuân về, nhưng họ đã tự nguyện làm như thế, Thụy Kha cảm kích lắm, có hai người họ cô cũng bớt lo đi nhiều việc, Thụy Kha cầm lấy tay cả hai đứa:
– Chị cảm ơn hai đứa. Những lúc khó khăn như thế này đúng là chị chẳng biết bấu víu vào đâu. Nếu hai đứa ở lại cùng chị thì giúp chị một số công việc nhé.
Hai đứa mừng lắm, mừng vì chủ tịch đổi xưng hô từ “tôi” sang “chị”.
– “Vâng ạ, có việc gì chủ tịch cứ sai chúng em” Mai Ngọc nói còn Ánh Tuyết thì gật đầu.
Thụy Kha phân công:
– Việc quan trọng nhất và vất vả nhất chính là chuyện gia đình anh Thìn, bố mẹ anh ấy hiện giờ chắc là chưa biết chuyện. Chúng ta không được phép giấu khi tình trạng của anh ấy hiện giờ chưa biết sẽ thế nào. Chuyện này chị nhờ Mai Ngọc. Em ngay lập tức về Quảng Bình, khéo léo nói chuyện với bố mẹ anh Thìn và đón ông bà lên Hà Nội ngay lập tức. Em đi được không?
Mai Ngọc đứng thẳng người dậy, đây chắc chắn là nhiệm vụ quan trọng nhất rồi:
– Vâng, em sẽ lên đường ngay bây giờ. Nếu nhanh nhất thì chiều mai mới có thể quay về đây được, phương tiện nhanh nhất là đi oto ạ.
– Vậy em lên đường đi. Em gọi anh lái xe của công ty đưa đi nhé.
Mai Ngọc “vâng” rồi khẩn trương rời khỏi phòng bệnh.
Thụy Kha quay sang Ánh Tuyết:
– Ánh Tuyết, giờ em liên hệ với bên công an, chị có thể làm việc với họ được rồi. Cần phải khẩn trương làm gấp việc này để điều tra hung thủ thực sự là ai. Chị muốn họ phải trả giá vì việc đã gây ra cho anh Thìn.
– “Vâng, em đi mua đồ ăn cho chị rồi liên hệ với công an ngay”, Ánh Tuyết cũng khẩn trương vào việc.
Thụy Kha nhìn xuống tay mình thấy còn ống truyền:
– Em gọi luôn bác sĩ vào rút cho chị ống truyền ra. Chị cần đi gặp bác sĩ để nắm được tình hình cụ thể của anh Thìn hòng có phương án xử lý.
– Vâng ạ.
—
Tại phòng bác sĩ Thông giám đốc bệnh viện, năm nay ông đã hơn 60 tuổi, chính xác hơn là một bác sĩ đã về hưu, nhưng với năng lực trình độ có thể nói là đầu ngành y hiện nay, sau khi nghỉ hưu ở bệnh viện nhà nước, bác sỹ Thông nhận lời làm giám đốc cho bệnh viện tư nhân này. Nói là bệnh viện tư thôi nhưng trang thiết bị cơ sở vật chất, đội ngũ y bác sĩ đến chất lượng phục vụ là ở đẳng cấp 5*.
Bác sĩ Thông chính là vị bác sĩ trưởng kíp phẫu thuật và thông báo tình hình cho Thụy Kha lúc ở cửa phòng phẫu thuật. Thấy Thụy Kha đã hồi tỉnh và đến gặp trực tiếp. Bác sĩ Thông sau khi phẫu thuật cũng đã tìm hiểu và biết được nguyên nhân dẫn đến việc Thìn phải vào bệnh viện, rồi cô gái lo lắng cho bệnh nhân ông gặp sau ca phẫu thuật là ai:
– Cháu đã khỏe hẳn chưa?
Thụy Kha khuôn mặt vẫn chưa bình thường hẳn, nhưng tâm lý cô đã vững vàng hơn nhiều so với lúc mới trải qua cú sốc, cô nhìn vị bác sĩ có khuôn mặt hiền từ:
– Thưa bác sĩ, cháu đỡ hơn nhiều rồi ạ. Cháu lo cho anh Thìn lắm. Bác sĩ cho cháu biết tình hình của anh ấy đi ạ.
Bác sĩ Thông đặt ảnh chụp citi cắt lớp sọ não của Thìn lên tấm bảng có đèn chiếu đằng sau lưng mình, ông dùng một cái que bằng inox nhỏ chỉ cho Thụy Kha xem:
– Cháu nhìn thấy chỗ này không? Đây là vị trí viên đạn nằm trong đầu bệnh nhân. Thực sự là may mắn, nếu viên đạn chỉ cần lệch về bên trái khoảng 5 milimet nữa thôi thì không có cơ hội sống sót đến giờ này.
Thụy Kha chăm chú lắng nghe và nhìn lên tấm ảnh chụp đầu Thìn. Bác sĩ nói tiếp:
– Bệnh nhân ngay lập tức đã được phẫu thuật mở hộp sọ và đã gắp viên đạn ra thành công, đây là một loại phẫu thuật cực khó đòi hỏi các chuyên gia hàng đầu ngành y của Việt Nam thực hiện liên hoàn rất nhiều thủ thuật. Hôm qua bệnh viện đã phải dùng đến lệnh đỏ để huy động lực lượng từ các bệnh viện khác về.
Có tất cả 18 bác sĩ đầu ngành trực tiếp tham gia kíp phẫu thuật, hỗ trợ là đội ngũ hơn 60 điều dưỡng, y tá, gây mê, hồi sức tích cực .v.v.
Chúng tôi tưởng chừng như đã mất cậu ấy lúc vừa gắp được viên đạn ra. Lúc đó chúng tôi đã phải hội chẩn ngay tại phòng mổ và cuối cùng đã phải dùng đến một phương pháp kích thích sự sống mà ngành y thế giới cũng chỉ đang trong giai đoạn hoàn thiện nghiên cứu, chưa cho áp dụng vào thực tiễn.
Nhưng một điều mà cả đội ngũ y bác sĩ chúng tôi phải thừa nhận sau khi kết thúc ca phẫu thuật, đó chính là bệnh nhân có một ý chí kiên cường, một khát khao sống mãnh liệt cộng với thể trạng cực tốt. Đã có lúc, tim cậu ấy ngừng đập trong hơn 2 phút đồng đồ. Chính chúng tôi cũng phải nể phục bệnh nhân, và chính bệnh nhân ngay tại giường mổ đã truyền cảm hứng cho đội ngũ y bác sĩ chúng tôi, bệnh nhân như nói với chúng tôi rằng: Đừng bao giờ từ bỏ, dù chỉ còn một tia hy vọng mong manh.
Nghe bác sĩ nói đến đây, Thụy Kha không cầm được nước. Ở với anh chưa đầy năm, nhưng chính anh đã dậy cô một triết lý sống, triết lí bình tĩnh, kiên cường đối mặt với mọi khó khăn, trở ngại mà ta gặp phải trên đường đời. Đã biết bao nhiêu lần, trong những giờ phút khó khăn anh chỉ nói với cô rằng: “Thụy Kha ơi, đừng sợ”
Cố lau khô dòng nước mắt, Thụy Kha nói với bác sĩ:
– Thưa bác sĩ, cháu hiểu con người anh ấy, chính anh ấy thường bảo cháu phải luôn luôn bình tĩnh và không được sợ hãi đối mặt với khó khăn. Cháu tin tưởng rằng anh ấy sẽ trở lại là một người bình thường.
Nhưng bác sĩ thở dài, một cái thở dài của sự bất lực, trình độ y học, tiến bộ khoa học của loài người là không có giới hạn, mọi thứ đều có thể xảy ra, nhưng cần thời gian. Ông muốn nói rõ với người nhà bệnh nhân để cùng với bệnh viện có được phương án điều trị tốt nhất:
– Trường hợp bệnh nhân còn sống sót sau khi bị một viên đạn vào đầu trên thế giới không phải là hiếm, ngay tại Việt Nam, còn rất nhiều cựu chiến binh thời chiến tranh hiện nay vẫn đang chung sống với viên đạn, mảnh bom trong đầu. Nhưng sống như thế nào mới là điều chúng ta cần quan tâm. Có người sống trong trạng thái thần kinh không bình thường, có người sống trong tình trạng mất trí nhớ, có người sống trong trạng thái thực vật, nhưng cũng có không ít người sống trong trạng thái bình thường.
Thụy Kha nuốt lời vị bác sĩ:
– Vậy anh Thìn nhà cháu có khả năng như thế nào ạ?
Bác sĩ xoa hai tay vào nhau:
– Thời điểm này thì chưa thể kết luận được bất cứ điều gì. Theo dự đoán, nếu vượt qua khoảng 1 tuần nữa thì mới có thể kết luận được là bệnh nhân có sống không? Sau đó mới tiến hành các thủ thuật y tế chuyên sâu để chuẩn đoán tương lai bệnh nhân ra sao, phương hướng điều trị như thế nào. Còn giờ đây, quan trọng nhất vẫn là sự sống.
Thụy Kha nhìn bác sĩ với ánh mắt khẩn cầu:
– Thưa bác sĩ, ngàn lần mong bác sĩ và bệnh viện hãy nỗ lực hết sức, dù chỉ còn một tia hi vọng thôi chúng ta cũng không từ bỏ. Các bác sĩ hãy dùng loại thuốc tốt nhất, phương pháp trị liệu tốt nhất. …… Hix hix hix, chính anh ấy đã dùng tính mạng mình để cứu cháu. Người nhận viên đạn ấy đáng ra là cháu ……
Thấy Thụy Kha khóc, bác sĩ già an ủi:
– Cháu yên tâm, bệnh nhân kiên cường, chúng ta cũng phải kiên cường theo cậu ấy. Tôi đã chỉ đạo đội ngũ y bác sĩ bệnh viện, sẽ dùng mọi khả năng, mọi phương pháp tốt nhất.
– Vâng, cháu cảm ơn ạ. Bác sĩ ơi, có thể cho cháu gặp anh ấy không? Cháu …….
Lại trực khóc tiếp, bác sĩ linh động:
– Cháu chỉ có thể nhìn thấy cậu ấy qua ô cửa kính thôi. Phòng bệnh nhân đang điều trị là phòng chăm sóc đặc biệt, vô trùng.
– “Vâng, vậy cũng được ạ”, Thụy Kha quyệt nước mắt nhem nhuốc, đôi mắt cô đã trũng sâu vào trong hốc mắt, những gợn đỏ từ hôm qua đến giờ vẫn chưa lặn.
Chương 34: Thụy Kha bị bắn
Màn đêm tĩnh mịch trở lại trong ngôi biệt thự, giáp Tết đúng là trời tối đen như mực. Lúc này đã là 2 giờ sáng.
Một bóng đen trèo qua cổng ngôi biệt thự nhẹ nhàng như một con mèo, bóng đen đó có vẻ như đã thông thuộc địa hình ngôi nhà, hắn tiến rất nhanh xuống phía dưới ban công phòng của Thụy Kha, rồi thoăn thoắt hắn bám theo gờ tường mà leo lên ban công, nhẹ nhàng, nhẹ nhàng. Hắn ngó vào bên trong, ánh đèn ngủ mờ mờ nhưng cũng đủ để hắn xác định được con mồi đang ngon giấc trên chiếc giường với chăn ga gối mầu trắng.
“Cạch”, hắn mở cửa ban công.
Nhưng tiếng động phát ra cũng làm Thụy Kha tỉnh giấc, thấy có bóng người định hét lên thì bóng đen rút khẩu súng đen ngòm từ sau lưng ra:
– Câm mồm ngay không tao bắn vỡ sọ.
Thụy Kha thôi không hét nữa, cô cũng học được thái độ bình tĩnh của Thìn một chút, cô đặt hai tay vào nhau và che dấu hành động bấm nút cấp cứu của mình:
– Anh là ai, cần gì cứ lấy nhưng đừng làm hại tôi. Nhà tôi tôi có rất nhiều tiền, vàng, đô la có cả. Ở két sắt kia kìa.
Thụy Kha chỉ về cái két của mình.
Thìn đang ngủ thấy rung ở háng, lập tức bật dậy, vớ theo cái điện thoại bên cạnh đầu rồi phi thẳng ra cửa lao về phía phòng chủ tịch, đang định đạp cửa phi vào thì Thìn nghe thấy tiếng nói rất to của một người đàn ông từ bên trong phòng chủ tịch:
– Địt mẹ con chó, tao đến đây để giết mày, vì mày mà tao ra nông nỗi này.
Thìn cần phải nắm rõ tình huống rồi mới hành động. Thụy Kha cố kéo dài thời gian để cho Thìn kịp xử lý, cô vẫn đang nửa nằm nửa ngồi trên giường, trên hông vẫn đắp một cái chăn mỏng che đi cái quần lót:
– Anh là ai, có gì bình tĩnh nói được không?
Vào phút điên cuồng, Tiến cùi chỉ còn chữ hận và giết trong đầu. Mấy tháng nay chốn chui chốn lủi, muốn thoát khỏi Việt Nam mà không được, hắn ôm hận quay về tận Hà Nội để giết người, từ chiều đến giờ hắn chỉ quanh quẩn ở khu vực nhà Thụy Kha, và giờ này hắn quyết định hành động:
– Vĩnh biệt, chỉ có máu mới rửa sạch vết nhục này của tao.
Tiến cùi đặt ngón tay trỏ vào khẩu K59 ngắm thẳng Thụy Kha mà bắn, hắn xiết cò. Thụy Kha thấy vậy thì nhắm mắt lại.
Gần như đồng thời, Thìn ở bên ngoài đạp cửa xông vào, cậu chỉ còn thời gian cho một hành động duy nhất, đó là bay người từ cửa vào thẳng Thụy Kha, trên đà bay, Thìn ném hết sức lực chiếc điện thoại về hướng kẻ đang cầm súng, cậu hét lên:
– Thụy Kha chạy đi.
– “Đòm”
Viên đạn đã rời khỏi nòng súng cũng là lúc cái điện thoại bay thẳng vào mặt Tiến cùi làm hắn loạng choạng.
Nhưng viên đạn không bị trượt mục tiêu. Nó găm đúng vào khoảng trán gần với thái dương của Thìn.
Thìn vồ về phía Thụy Kha, chỉ kịp đẩy Thụy Kha lệch ra ngoài mép giường một cái và lĩnh trọn viên đạn. Thìn không kịp kêu lên một tiếng nào.
Thụy Kha bị đẩy về phía mép giường, gần với cái kệ đầu giường, nơi cô thường để cái túi xách. Không hiểu có sức mạnh nào, Thụy Kha cũng ngay lập tức thò tay vào túi và may mắn thay cô bắt được cái bình xịt hơi cay mà Thìn trang bị. Cô chưa kịp biết Thìn bị làm sao, cô dùng hết sức mình chạy về phía Tiến cùi vẫn đang loạng choạng, mắt hoa hoa lảo đảo chưa đứng vững. Thụy Kha ngằm thẳng mặt Tiến cùi bấm bình xịt, cô bấm thẳng tay vào mặt Tiến cùi làm hắn cay xè mắt, hắn bắn thêm một viên đạn nữa nhưng không trúng ai cả.
Có lẽ cái hôm tận mắt chứng kiến Thìn chiến đấu đã làm cho Thụy Kha có chút bản lĩnh, cô vớ luôn chiếc đôn gỗ mà cô hay ngồi trang điểm, cứ thế, Thụy Kha phang vào đầu Tiến cùi, phang liên tục, phang không tiếc tay:
– Mày chết đi, mày chết đi, aaaaaa.
Tiến cùi nằm ngục xuống sàn, máu me be bét đầu, khẩu súng cũng văng vào gầm giường, Nhưng Thụy Kha không ngừng tay, cô vẫn tiếp tục nâng lên đập xuống cái ghế gỗ nhằm đầu Tiến cúi nện xuống. Đã hết sức, Thụy Kha thấy Tiến cùi không còn cử động, cô mới nhanh tay bật điện sáng trưng căn phòng lên và lao lên giường về phía Thìn, giờ này cô mới thực sự sợ, Thìn đang nằm một đống bất động, trên trán có một chùm máu đen đang rỉ ra. Thụy Kha ôm đầu Thìn lay lay:
– “Thìn ơi”, Thụy Kha còn không biết mình đang nói gì? Cô lập bập hai răng cắn vào nhau. “Anh ơi”, “anh ơi”.
Thìn vẫn không có bất cứ một phản xạ nào. Thụy Kha hoảng sợ, cô vừa nghĩ đến khả năng Thìn đã chết. Thụy Kha hét to:
– AAAA ANH ƠI! ANH ƠI! ĐỪNG BỎ EM. AAAA. CÓ AI KHÔNG, CỨU CHÚNG TÔI VỚI.
Thìn vẫn không một phản ứng gì, chân tay mềm oặt, khuôn mặt tái nhợt. Ở dưới sàn vẫn là một đống Tiến cùi.
Thụy Kha hét đến lạc cả giọng, cô không cả khóc nổi, cô như cố gọi một người đã ở bên kia thế giới:
– ANH ƠI, XIN ANH ĐỪNG BỎ EM. VỀ VỚI EM ĐI.
Thụy Kha dịt đầu Thìn vào bụng mình:
– ANH ƠI …….. ANH ƠI ……. TỈNH DẬY ĐI……….. ĐỪNG LÀM EM SỢ …. ANH ƠI…………. DẬY ĐI ANH.
Nhưng Thìn vẫn thế.
Thụy Kha hoảng sợ lẩm bẩm:
– Phải rồi, phải rồi, anh ấy dặn mình phải bình tĩnh. Anh chưa chết, anh chưa chết đâu. Anh chờ em một lát.
Thụy Kha với tay lên tủ gỗ của mình để tìm điện thoại, tay cô run lẩy bẩy nhưng vẫn bấm được số 113, giọng Thụy Kha khàn đặc:
– Cứu tôi ……………………………………………….
—
Nửa tiếng đồng hồ sau, chiếc xe cứu thương đưa Thìn vào bệnh viện, Thụy Kha trong bộ váy ngủ chạy theo cáng, trông cô không khác gì một cái xác không hồn, vừa chạy cô vừa như cầu xin những người mà cô nhìn thấy, giọng lạc đi làm người khác phải xót thương:
– Tôi xin các anh chị hãy cứu lấy anh ấy. Tôi xin mà. Anh ơi, đừng bỏ em. Anh ơi em không sống nổi đâu. Tôi cầu xin bác sĩ hãy cứu lấy anh ấy. Tôi xin mà. Hu hu hu hu.
Xe cáng chạy đến cửa phòng cấp cứu, một nữ y tá đỡ lấy lưng Thụy Kha khi tay cô vấn bám chặt vào cáng:
– Cho tôi vào cùng anh ấy. Tôi xin mà. Hu hu hu hu. Cho tôi vào cùng anh ấy.
Nhưng nữ y tá ân cần:
– Chị ơi, ở ngoài này để bác sĩ làm việc đi.
Thụy Kha bị giằng tay ra khỏi cáng, cô như khụy xuống ngay tại cửa phòng cấp cứu, miệng vẫn lảm nhảm:
– Cho tôi vào với, tôi cầu xin bác sĩ cứu lấy anh ấy. Anh ơi, anh ơi, em lậy anh đừng bỏ em. Hu hu hu hu hu.
Nữ y tá cũng rướm nước mắt trước Thụy Kha, cô xốc nách Thụy Kha lại gần băng ghế rồi an ủi, cô cởi cái áo khoác của mình ra rồi phủ lên người Thụy Kha, vai Thụy Kha đang rung lên bần bật vì lạnh, vì sợ:
– Chị ơi, đừng lo lắng, các bác sĩ sẽ cố gắng hết sức.
Thụy Kha miệng lẩm bẩm:
– Tôi cầu xin. Tôi cầu xin hãy cứu lấy anh ấy. Anh ơi …… hu hu hu hu……. Đừng bỏ em. Anh chết em chết theo anh …….. Hu hu hu hu hu.
Cô y tá ân cần:
– Bình tĩnh, lúc này người nhà cần bình tĩnh. Chị cần gọi cho ai không?
Thụy Kha mới nhớ ra người có thể giúp mình, cô lật đật lấy lẩy bẩy rút cái điện thoại của mình ở trong túi váy ra rồi bấm số cho Mai Ngọc.
—-
Thìn vào cấp cứu lúc 2h30 sáng, vậy mà bây giờ đã là hơn 2 giờ chiều rồi mà đèn phẫu thuật vẫn còn sáng, báo hiệu ca phẫu thuật vẫn chưa xong. Bệnh viện đã huy động toàn bộ lực lượng của mình, thực hiện ca mổ đầu cấp cứu theo hình thức báo động đỏ liên thông toàn ngành y tế.
Mai Ngọc đang ôm chủ tịch Thụy Kha giờ đang như một tàu lá chuối, mắt lờ đờ nhìn vào ánh đèn lúc đỏ lúc xanh của phòng phẫu thuật.
Ngồi ở hàng ghế bên cạnh là Ánh Tuyết và anh chàng người yêu Quang IT của mình. Họ đã vào đây và ở bên cạnh Thụy Kha từ đêm qua đến giờ.
Rồi đến hơn một giờ đồng hồ sau, cửa phòng phẫu thuật mới mở ra, một vị bác sĩ già vẫn còn mặc áo phẫu thuật mầu xanh bước ra:
– Ai là người nhà bệnh nhân Thìn?
Thụy Kha lập tức tỉnh như sáo nói như van vỉ:
– “Bác sĩ, cháu đây. Anh ấy có bị làm sao không ạ, hu hu hu hu”, Thụy Kha lại khóc, cô sắp sập nguồn rồi, Mai Ngọc và Ánh Tuyết hai người đỡ hai bên mới không làm cho Thụy Kha chuội xuống đất.
Vị bác sĩ nhìn Thụy Kha thì hiểu có lẽ là vợ đang lo cho chồng, ông chia sẻ nỗi đau này với Thụy Kha:
– Mặc dù bây giờ bệnh nhân vẫn còn ở lại với chúng ta, nhưng đang ở trong tình trạng hết sức nguy kịch. Chúng tôi đã mở hộp sọ để gắp được viên đạn ra, nó nằm giữa sọ và não. Nhưng bệnh nhân chưa có dấu hiệu tỉnh lại. Tôi chỉ e là ……….. người nhà cũng chuẩn bị tâm lý đón nhận tình huống xấu nhất xảy ra. Tôi rất lấy làm tiếc, chúng tôi đã cố gắng hết sức.
Bác sĩ nói xong thì Thụy Kha ngất xỉu. Cô đã cố hết sức rồi.
– “Thìn ơi! Anh ơi!”, Thụy Kha choàng tỉnh dậy, cô vừa có một giấc mơ kinh hoàng và đã thét gọi tên Thìn. Cô mơ thấy anh Thìn đang ở ngay trước mắt mình mà mình gọi mãi anh ấy không thưa, rồi cô đuổi theo anh ấy, nhưng càng chạy thì bóng dáng anh càng xa cô hơn, rồi cuối cùng là mất hút vào một màn sương mờ ảo.
Mai Ngọc và Ánh Tuyết ở bên cạnh thấy chủ tịch bật dậy thì sốt sắng đỡ lấy lưng, vừa rồi Thụy Kha đã ngất ở cửa phòng phẫu thuật, hai người đã cho chủ tịch nhập viện luôn, trên tay Thụy Kha vẫn đang gắn ống truyền nước. Từ đêm hôm đến giờ, được tận mắt chứng kiến sự quan tâm và lo lắng của chủ tịch dành cho anh Thìn, Mai Ngọc và Ánh Tuyết biết chắc chắn rằng chủ tịch đã thực lòng yêu anh Thìn. Chuyện anh Thìn sẵn sàng hy sinh cả tính mạng của mình để cứu chủ tịch cũng chứng tỏ một điều anh ấy yêu chủ tịch.
Nhưng lúc này đây, cả hai người không hề có một chút ghen tuông nhỏ mọn trong lòng. Ánh Tuyết thì đương nhiên rồi, quý Thìn đơn giản chỉ là vấn đề hấp dẫn tình dục tôi. Còn Mai Ngọc thì có yêu anh Thìn thật nhưng đó chỉ là tình yêu đơn phương, tình yêu xuất phát từ một phía do những rung cảm của tự con tim mình, chưa thể tính là tình yêu đích thực được. Nhưng có một điểm chung, cả hai đều lo lắng cho anh Thìn, tính mạng của anh ấy chưa mất nhưng chắc cũng mong manh như chiếc là mùa thu chờ một cơn gió là rụng thôi.
– “Chủ tịch! Chủ tịch”, Mai Ngọc xoa xoa vào lưng Thụy Kha để giảm cơn ho.
Thụy Kha dần dần tỉnh hẳn, cô thấy mình đang nằm trong một phòng điều trị, trên tay gắn ống truyền nước. Nhìn thấy Mai Ngọc và Ánh Tuyết đang mỗi đứa một bên giường, Thụy Kha hỏi han tin tức trong nét mặt buồn bã, ủ rũ:
– Đã có tin mới gì của anh Thìn chưa?
Thụy Kha đã không giấu giếm gì nữa mà gọi hẳn là “anh Thìn” cho nó sang miệng và cũng là cho đúng với tâm trạng và suy nghĩ của cô về anh. Gọi người mình yêu là ‘anh” thì có gì là sai chứ?
Ánh Tuyết là người vừa đi gặp bác sĩ về:
– Thưa chủ tịch, em vừa đi gặp bác sĩ về, anh Thìn đã được chuyển sang phòng hậu phẫu chăm sóc đặc biệt, anh ấy vẫn chưa tỉnh. Người nhà vẫn chưa được vào thăm ạ.
Mai Ngọc nói thêm:
– Cơ quan công an cũng vừa vào đây hỏi về sự việc đã xảy ra, nhưng lúc đó chủ tịch chưa tỉnh nên em báo các anh ấy đến sau rồi ạ.
Thụy Kha hỏi thêm:
– Giờ là mấy giờ rồi, tôi nằm ở đây lâu chưa?
– “Giờ đã là 7 giờ tối rồi, chủ tịch ngất đi được hơn 3 tiếng rồi ạ. Em đi mua đồ ăn cho chủ tịch nhé?”, Ánh Tuyết lo lắng khi nhìn thấy khuôn mặt nhợt nhạt của chủ tịch, đã được truyền nước, truyền đạm và các chất bổ dưỡng vào người nhưng không làm khuôn mặt Thụy Kha hồng hào hơn chút nào.
Thụy Kha lần nữa hồi tưởng lại sự việc, giờ đây cô bình tĩnh hơn sau sự việc kinh hoàng vừa xảy ra, tự cô thấy mình giờ đây chính là người phải mạnh mẽ, bởi trước mắt còn rất nhiều việc cần cô, đặc biệt là anh Thìn. Thụy Kha hít một hơi thở thật mạnh lấy dũng khí:
– Uh, em đi mua cháo trắng cho tôi. Mà hôm nay là 29 Tết rồi, sao các em còn ở đây?
Nói đến Tết cả Mai Ngọc và Ánh Tuyết đều trùng xuống, Ánh Tuyết quê ở Tuyên Quang, Mai Ngọc quê ở Quảng Ninh, những người con xa xứ về Hà Nội lập nghiệp. Theo lịch giờ này họ phải ở nhà rồi, giờ này phải đang quây quần bên mâm cơm gia đình rồi. Nhưng bỏ chủ tịch làm sao được, không phải vì công việc đâu, chỉ là tình người trong lúc hoạn nạn có nhau mà thôi. Thế nên cả Mai Ngọc và Ánh Tuyết đều đã điện thoại về gia đình xin phép ăn Tết ở Hà Nội.
– “Em ăn Tết ở đây cùng chủ tịch”, Mai Ngọc nói nhỏ.
– “Em cũng thế”, Ánh Tuyết nói theo.
Nhìn hai người đồng nghiệp và là cấp dưới của mình, Thụy Kha biết rằng mình không có quyền bắt họ ở lại đây khi Tết đến Xuân về, nhưng họ đã tự nguyện làm như thế, Thụy Kha cảm kích lắm, có hai người họ cô cũng bớt lo đi nhiều việc, Thụy Kha cầm lấy tay cả hai đứa:
– Chị cảm ơn hai đứa. Những lúc khó khăn như thế này đúng là chị chẳng biết bấu víu vào đâu. Nếu hai đứa ở lại cùng chị thì giúp chị một số công việc nhé.
Hai đứa mừng lắm, mừng vì chủ tịch đổi xưng hô từ “tôi” sang “chị”.
– “Vâng ạ, có việc gì chủ tịch cứ sai chúng em” Mai Ngọc nói còn Ánh Tuyết thì gật đầu.
Thụy Kha phân công:
– Việc quan trọng nhất và vất vả nhất chính là chuyện gia đình anh Thìn, bố mẹ anh ấy hiện giờ chắc là chưa biết chuyện. Chúng ta không được phép giấu khi tình trạng của anh ấy hiện giờ chưa biết sẽ thế nào. Chuyện này chị nhờ Mai Ngọc. Em ngay lập tức về Quảng Bình, khéo léo nói chuyện với bố mẹ anh Thìn và đón ông bà lên Hà Nội ngay lập tức. Em đi được không?
Mai Ngọc đứng thẳng người dậy, đây chắc chắn là nhiệm vụ quan trọng nhất rồi:
– Vâng, em sẽ lên đường ngay bây giờ. Nếu nhanh nhất thì chiều mai mới có thể quay về đây được, phương tiện nhanh nhất là đi oto ạ.
– Vậy em lên đường đi. Em gọi anh lái xe của công ty đưa đi nhé.
Mai Ngọc “vâng” rồi khẩn trương rời khỏi phòng bệnh.
Thụy Kha quay sang Ánh Tuyết:
– Ánh Tuyết, giờ em liên hệ với bên công an, chị có thể làm việc với họ được rồi. Cần phải khẩn trương làm gấp việc này để điều tra hung thủ thực sự là ai. Chị muốn họ phải trả giá vì việc đã gây ra cho anh Thìn.
– “Vâng, em đi mua đồ ăn cho chị rồi liên hệ với công an ngay”, Ánh Tuyết cũng khẩn trương vào việc.
Thụy Kha nhìn xuống tay mình thấy còn ống truyền:
– Em gọi luôn bác sĩ vào rút cho chị ống truyền ra. Chị cần đi gặp bác sĩ để nắm được tình hình cụ thể của anh Thìn hòng có phương án xử lý.
– Vâng ạ.
—
Tại phòng bác sĩ Thông giám đốc bệnh viện, năm nay ông đã hơn 60 tuổi, chính xác hơn là một bác sĩ đã về hưu, nhưng với năng lực trình độ có thể nói là đầu ngành y hiện nay, sau khi nghỉ hưu ở bệnh viện nhà nước, bác sỹ Thông nhận lời làm giám đốc cho bệnh viện tư nhân này. Nói là bệnh viện tư thôi nhưng trang thiết bị cơ sở vật chất, đội ngũ y bác sĩ đến chất lượng phục vụ là ở đẳng cấp 5*.
Bác sĩ Thông chính là vị bác sĩ trưởng kíp phẫu thuật và thông báo tình hình cho Thụy Kha lúc ở cửa phòng phẫu thuật. Thấy Thụy Kha đã hồi tỉnh và đến gặp trực tiếp. Bác sĩ Thông sau khi phẫu thuật cũng đã tìm hiểu và biết được nguyên nhân dẫn đến việc Thìn phải vào bệnh viện, rồi cô gái lo lắng cho bệnh nhân ông gặp sau ca phẫu thuật là ai:
– Cháu đã khỏe hẳn chưa?
Thụy Kha khuôn mặt vẫn chưa bình thường hẳn, nhưng tâm lý cô đã vững vàng hơn nhiều so với lúc mới trải qua cú sốc, cô nhìn vị bác sĩ có khuôn mặt hiền từ:
– Thưa bác sĩ, cháu đỡ hơn nhiều rồi ạ. Cháu lo cho anh Thìn lắm. Bác sĩ cho cháu biết tình hình của anh ấy đi ạ.
Bác sĩ Thông đặt ảnh chụp citi cắt lớp sọ não của Thìn lên tấm bảng có đèn chiếu đằng sau lưng mình, ông dùng một cái que bằng inox nhỏ chỉ cho Thụy Kha xem:
– Cháu nhìn thấy chỗ này không? Đây là vị trí viên đạn nằm trong đầu bệnh nhân. Thực sự là may mắn, nếu viên đạn chỉ cần lệch về bên trái khoảng 5 milimet nữa thôi thì không có cơ hội sống sót đến giờ này.
Thụy Kha chăm chú lắng nghe và nhìn lên tấm ảnh chụp đầu Thìn. Bác sĩ nói tiếp:
– Bệnh nhân ngay lập tức đã được phẫu thuật mở hộp sọ và đã gắp viên đạn ra thành công, đây là một loại phẫu thuật cực khó đòi hỏi các chuyên gia hàng đầu ngành y của Việt Nam thực hiện liên hoàn rất nhiều thủ thuật. Hôm qua bệnh viện đã phải dùng đến lệnh đỏ để huy động lực lượng từ các bệnh viện khác về.
Có tất cả 18 bác sĩ đầu ngành trực tiếp tham gia kíp phẫu thuật, hỗ trợ là đội ngũ hơn 60 điều dưỡng, y tá, gây mê, hồi sức tích cực .v.v.
Chúng tôi tưởng chừng như đã mất cậu ấy lúc vừa gắp được viên đạn ra. Lúc đó chúng tôi đã phải hội chẩn ngay tại phòng mổ và cuối cùng đã phải dùng đến một phương pháp kích thích sự sống mà ngành y thế giới cũng chỉ đang trong giai đoạn hoàn thiện nghiên cứu, chưa cho áp dụng vào thực tiễn.
Nhưng một điều mà cả đội ngũ y bác sĩ chúng tôi phải thừa nhận sau khi kết thúc ca phẫu thuật, đó chính là bệnh nhân có một ý chí kiên cường, một khát khao sống mãnh liệt cộng với thể trạng cực tốt. Đã có lúc, tim cậu ấy ngừng đập trong hơn 2 phút đồng đồ. Chính chúng tôi cũng phải nể phục bệnh nhân, và chính bệnh nhân ngay tại giường mổ đã truyền cảm hứng cho đội ngũ y bác sĩ chúng tôi, bệnh nhân như nói với chúng tôi rằng: Đừng bao giờ từ bỏ, dù chỉ còn một tia hy vọng mong manh.
Nghe bác sĩ nói đến đây, Thụy Kha không cầm được nước. Ở với anh chưa đầy năm, nhưng chính anh đã dậy cô một triết lý sống, triết lí bình tĩnh, kiên cường đối mặt với mọi khó khăn, trở ngại mà ta gặp phải trên đường đời. Đã biết bao nhiêu lần, trong những giờ phút khó khăn anh chỉ nói với cô rằng: “Thụy Kha ơi, đừng sợ”
Cố lau khô dòng nước mắt, Thụy Kha nói với bác sĩ:
– Thưa bác sĩ, cháu hiểu con người anh ấy, chính anh ấy thường bảo cháu phải luôn luôn bình tĩnh và không được sợ hãi đối mặt với khó khăn. Cháu tin tưởng rằng anh ấy sẽ trở lại là một người bình thường.
Nhưng bác sĩ thở dài, một cái thở dài của sự bất lực, trình độ y học, tiến bộ khoa học của loài người là không có giới hạn, mọi thứ đều có thể xảy ra, nhưng cần thời gian. Ông muốn nói rõ với người nhà bệnh nhân để cùng với bệnh viện có được phương án điều trị tốt nhất:
– Trường hợp bệnh nhân còn sống sót sau khi bị một viên đạn vào đầu trên thế giới không phải là hiếm, ngay tại Việt Nam, còn rất nhiều cựu chiến binh thời chiến tranh hiện nay vẫn đang chung sống với viên đạn, mảnh bom trong đầu. Nhưng sống như thế nào mới là điều chúng ta cần quan tâm. Có người sống trong trạng thái thần kinh không bình thường, có người sống trong tình trạng mất trí nhớ, có người sống trong trạng thái thực vật, nhưng cũng có không ít người sống trong trạng thái bình thường.
Thụy Kha nuốt lời vị bác sĩ:
– Vậy anh Thìn nhà cháu có khả năng như thế nào ạ?
Bác sĩ xoa hai tay vào nhau:
– Thời điểm này thì chưa thể kết luận được bất cứ điều gì. Theo dự đoán, nếu vượt qua khoảng 1 tuần nữa thì mới có thể kết luận được là bệnh nhân có sống không? Sau đó mới tiến hành các thủ thuật y tế chuyên sâu để chuẩn đoán tương lai bệnh nhân ra sao, phương hướng điều trị như thế nào. Còn giờ đây, quan trọng nhất vẫn là sự sống.
Thụy Kha nhìn bác sĩ với ánh mắt khẩn cầu:
– Thưa bác sĩ, ngàn lần mong bác sĩ và bệnh viện hãy nỗ lực hết sức, dù chỉ còn một tia hi vọng thôi chúng ta cũng không từ bỏ. Các bác sĩ hãy dùng loại thuốc tốt nhất, phương pháp trị liệu tốt nhất. …… Hix hix hix, chính anh ấy đã dùng tính mạng mình để cứu cháu. Người nhận viên đạn ấy đáng ra là cháu ……
Thấy Thụy Kha khóc, bác sĩ già an ủi:
– Cháu yên tâm, bệnh nhân kiên cường, chúng ta cũng phải kiên cường theo cậu ấy. Tôi đã chỉ đạo đội ngũ y bác sĩ bệnh viện, sẽ dùng mọi khả năng, mọi phương pháp tốt nhất.
– Vâng, cháu cảm ơn ạ. Bác sĩ ơi, có thể cho cháu gặp anh ấy không? Cháu …….
Lại trực khóc tiếp, bác sĩ linh động:
– Cháu chỉ có thể nhìn thấy cậu ấy qua ô cửa kính thôi. Phòng bệnh nhân đang điều trị là phòng chăm sóc đặc biệt, vô trùng.
– “Vâng, vậy cũng được ạ”, Thụy Kha quyệt nước mắt nhem nhuốc, đôi mắt cô đã trũng sâu vào trong hốc mắt, những gợn đỏ từ hôm qua đến giờ vẫn chưa lặn.