Bác nói thêm về các pháp môn tu tập hiện tại: Thiền Tông, Tịnh Độ Tông, Mật Tông, Giới-Định-Huệ, ... Rồi Phật nói có 8 vạn 4000 pháp môn có đúng không và nên hiểu thế nào? Nếu bác nói thêm về hệ thống tài liệu Phật giáo: Kinh-Luật-Tạng nữa thì tốt, chứ tài liệu nhiều như trời biển, nên đọc cái gì trước, cái gì sau cho hệ thống và dễ đi đến con đường giải thoát. Em nghĩ giác ngộ ngay trong kiếp này thì chắc là khó, thôi thì từng bước: ít ra lên cõi cao hơn (người ta bảo lên cõi cao hơn hưởng phước thì khó tu hơn ở kiếp người có đúng không?) hoặc ít nhất là tạo nền tảng cho kiếp làm người sau vì ít nhất mình có base từ kiếp này khi đã có công tu tập nghiên cứu về con đường giác ngộ. Mong được nghe quan điểm của bác. Cuối cùng mong bác nói thêm về alaida thức cho dễ hiểu? Em tìm hiểu về duy thức mà khó quá. Cảm ơn bác.
Mấy cái này mình có trả lời chi tiết ở thớt khác rồi, copy lại đây cho bác dễ đọc:
Phật Giáo Nam Tông (PGNT) hay còn gọi là Phật Giáo Nguyên Thủy (Tiểu Thừa) là trường phái Đạo Phật truyền sang các nước phía Nam của Ấn Độ như Sri Lanka, Thái Lan, Lào, Campuchia, Myanmar và miền Nam Việt Nam. Kinh sách chính của PGNT là bộ kinh Nikaya ghi chép lại cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (một người có thật trong lịch sử Ấn Độ) và những bài pháp mà Đức Phật đã thuyết trong suốt 45 năm từ khi Phật giác ngộ cho tới lúc Phật nhập Niết Bàn. Suốt cuộc đời, Đức Phật đi khắp nơi và chỉ dạy duy nhất một điều là con đường tu tập để giải thoát khỏi khổ đau thông qua việc giữ giới và hành thiền. Do đó, cốt lõi nhất của PGNT là giữ giới và hành thiền để đạt giác ngộ, giải thoát khỏi khổ đau luân hồi sinh tử.
Có thể nói, PGNT giảng dạy những giáo lý gần giống nhất với những gì Phật thuyết khi còn tại thế. Thời Đức Phật thuyết pháp không có việc ghi chép lại, mà chỉ khẩu truyền người này qua người khác. Khoàng thời gian sau khi Đức Phật qua đời mới bắt đầu có các kỳ kết tập kinh điển, ôn lại lời Phật dạy và ghi chép thành chữ, viết thành kinh sách truyền tới ngày nay. Do đó, nếu chúng mày còn trẻ còn khỏe, còn lý trí để phân biệt phải trái đúng sai, còn sức để ngồi thiền thì tao thật lòng khuyên chúng mày nên theo PGNT. Khi chúng mày tìm hiểu đủ sâu rồi, chúng mày sẽ thấy đạo Phật đích thực là vô cùng khoa học, logic, trí tuệ, bài bản, có đường lối rõ ràng và không hề mê tín. Đức Phật ngày xưa không sáng chế ra Đạo Phật, không phát minh ra bất kỳ điều gì mới mẻ, mà ngài chỉ tìm ra chân lý đã tồn tại sẵn trong vũ trụ về cách mà tất cả sự vật, hiện tượng vận hành, và con đường để chúng sinh giải thoát khỏi mọi khổ đau phiền não.
Phật Giáo Bắc Tông (PGBT) hay còn gọi là Phật Giáo Phát Triển (Đại Thừa) là trường phái Đạo Phật truyền sang các nước phía Bắc của Ấn Độ như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và miền Bắc Việt Nam (do Việt Nam bị hơn 1000 năm Trung Quốc đô hộ, chịu ảnh hưởng rất lớn về văn hóa của TQ). Phật Giáo Bắc Tông có hai tông phái phổ biến nhất là Tịnh Độ Tông (Niệm Phật A Di Đà - chúng mày thường nghe Nam mô A di đà Phật chính là từ phái này) và Thiền Tông.
Nói về Tịnh Độ Tông, là pháp môn tu tập dễ thực hành, phù hợp với mọi người, mục đích tu tập niệm Phật A Di Đà để sau khi chết được tái sinh về cõi Tây Phương Cực Lạc để hưởng phước. Tuy nhiên, trong lịch sử cũng như kinh sách gốc của Đạo Phật không có nhắc đến nhân vật nào là Phật A Di Đà. Cho nên, tuy rằng pháp môn niệm Phật không sai (niệm Phật cũng là một đề mục trong thiền định giúp có định tâm), nhưng để thực sự tin theo một nhân vật chưa xác định rõ ràng thì cần phải dùng lý trí để suy xét. Ở Việt Nam hiện nay, và đặc biệt là miền Bắc, miền Trung thì đại đa số là các chùa Bắc Tông theo phái Tịnh Độ Tông, nào là niệm Phật, lễ bái, cầu cúng, cưới cũng cúng, chết cũng cúng, xem bói, xem ngày giờ, xem phong thủy... vân vân. Ở đâu cũng thấy xây dựng chùa to, tượng Phật lớn để lập kỷ lục, xoay quanh giá trị đồng tiền. Ngày càng xa rời Chánh pháp, xa rời lời dạy của Đức Phật khi xưa.
Nhưng chỗ này tao cũng phải công bằng nói rõ để chúng mày hiểu là, một người theo Tịnh Độ Tông chẳng hạn, biết giữ giới tốt và niệm Phật A Di Đà, thì thân họ không làm điều xấu, tâm họ ít nghĩ điều xấu (do bám vào câu niệm Phật), lại tin nhân quả, làm nhiều điều phước lành thì sau khi chết, họ cũng khó mà bị đọa lạc xuống những cõi khổ như địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh... mà có khả năng được tái sinh cõi trời hưởng phước, hoặc tái sinh trở lại làm người tùy theo duyên. Và chính việc được tái sinh lên cõi trời hưởng phước có vẻ giống với Tây Phương Cực Lạc mà bên Tịnh Độ Tông nhắc tới. Tuy nhiên, dù ở cõi trời hay cõi người thì vẫn có thời hạn, hết thời hạn lại chết đi và tái sinh tùy theo nhân duyên nghiệp lực. Cứ sống và chết, lăn lộn trong lục đạo luân hồi suốt vô lượng kiếp. Do đó, pháp môn niệm Phật A Di Đà này, phù hợp với các bà, các mẹ, những người lớn tuổi, họ đã sống tốt và niệm Phật suốt đời rồi thì khi họ gần chết, tâm bám vào câu niệm Phật không bị loạn động cũng giúp họ có khả năng được tái sinh vào cõi trời, cõi người.
Nói về Thiền Tông, phái này thì cũng chủ trương ngồi thiền để đạt giác ngộ. Ở Việt Nam thì có thiền phái Trúc Lâm và phái thiền của thiền sư Thích Nhất Hạnh cũng là một trong các nhánh thuộc Thiền Tông Trung Quốc. Nói thật với bọn mày là tao không có nhiều hiểu biết lắm về Thiền Tông nên không dám lạm bàn ở đây. Bọn mày có thể lên mạng tra cứu lịch sử thiền tông cũng như phương pháp tu tập để biết sơ qua. Tao chỉ nghe một số người từng theo Thiền Tông nói lại rằng, đường lối bên Thiền Tông không được rõ ràng lắm, kiểu như ngồi thiền và suy tư chiêm nghiệm (tham công án, thoại đầu) những câu nói, câu kinh, bài kệ nào đó, và trải qua năm rộng tháng dài sẽ đạt giác ngộ.
Mật Tông, phổ biến nhất ở Tây Tạng. Phái này mang ảnh hưởng cực kỳ sâu sắc của Bà La Môn Giáo của Ấn Độ, thờ cúng nhiều vị thần linh, vị Phật kỳ lạ mang tính chất huyền bí. Do đó, đường lối tu tập cũng tương tự như Bà La Môn, thiền định để đạt giác ngộ. Mật Tông cũng rất nổi tiếng về thần chú, bùa chú... do đó, phái này được nhiều đại gia lắm tiền hộ trì và sắp xếp tổ chức để mở rộng. Nhưng nói về bùa chú, nếu chúng mày tin theo sự vận hành của luật nhân quả trong vũ trụ, chúng mày sẽ thấy rằng, không có gì tự dưng trên trời mà rơi xuống, sử dụng bùa chú mà có hiệu quả thì bùa chú đó hiểu đơn giản là nó có tác dụng như một thứ kích thích để kích động những phước báu mà chúng mày đã làm từ vô lượng kiếp giúp trổ quả ngay kiếp này khiến chúng mày giàu có hoặc đời sống thuận lợi trước mắt, nhưng điều đó có nghĩa là phước của chúng mày bị lôi ra sử dụng quá nhiều và quá nhanh, và đến khi có duyên xấu tới phải nhận quả khổ thì liệu phước có còn để bảo vệ chúng mày khỏi khổ đau hay không. Và nếu thần chú, bùa chú siêu năng lực như vậy thì sao ngài Đạt Lai Lạt Ma phải tái sinh 14 lần, sống lưu vong mà không phục quốc được vậy? Tất cả đều nằm trong luật nhân quả hết.
Nên chúng mày mà có đang hâm mộ Mật Tông thì phải suy tính lại, đừng để tà pháp có cơ hội lộng hành, đừng để Chánh pháp ngày càng suy tàn.