Mày không biết bọn tôn giáo đã từng mu muội đến mức nào à mà còn cần sách, với trích dẫn? Thích thì tìm trong đống sách với Thánh Kinh liệt kê dưới này nhé. Còn mày ngu thì cứ ngu tiếp đi, làm cho mấy bọn như mày hết ngu thì tao đc cái buồi gì
---------------------------
★Từ hơn ba trăm năm trước Công nguyên, nhà hiền triết Hy Lạp Aristotle (384 – 322 B.C.) đã mô tả trái đất là trung tâm của vũ trụ. Đầu thế kỷ thứ nhì sau Thiên Chúa giáng sinh, nhà khoa học Ptolemy đã dựa vào lý thuyết của Aristotle, trình bày trái đất có vị trí cố định, trong khi mặt trời, mặt trăng cùng các hành tinh khác đi quanh hàng ngày. Uy tín của Aristotle quá lớn, khiến trong gần hai ngàn năm, người ta tin những điều ông nói là chân lý.
★Thánh Kinh cũng đã dạy chính mặt trời chuyển động. Sách Giô-suê trong Cựu ước ghi rõ:
"Hỡi mặt trời, hãy dừng lại trên thành Ghíp-ôn; hỡi mặt trăng, hãy dùng lại trên thung lũng Ai-gia-lôn!’ Mặt trời liền dừng lại, mặt trăng lập tức đứng lại, cho đến khi dân đã trị tội các địch thù".
"Mặt trời đứng yên ở giữa trời, không vội lặn, gần một ngày tròn" (Gs 10, 12-13).
★Cũng trong Cựu ước, sách Thánh vịnh còn ghi rõ địa vị cố định của trái đất:
“Chúa lập địa cầu trên nền vững,
không chuyển lay muôn thuở muôn đời!" (Tv 103,5).
.........
★Mãi đến thế kỷ 16, một nhà tu Công giáo kiêm thầy thuốc người Ba Lan là Nicolaus Copernicus (1473-1543) mới đưa ra học thuyết trái ngược với quan niệm của Aristotle và Ptolemy. Quê hương của Copernicus, cũng thuộc địa phận Krakow, quê Đức Giáo hoàng Joan Paul Đệ Nhị sau này.
★Copernicus cho xuất bản cuốn sách của mình. Người phụ trách xuất bản theo Tin Lành, biết là hệ phái Tin Lành chống lại quan điểm của Copernicus, đã làm nhẹ bớt công trình của tác giả bằng cách đặt chữ “Giả thuyết” (Hypothesis) ngoài bìa sách, và thay bài tựa của Copernicus bằng một bài khác, cảnh giác độc giả không nên coi giả thuyết là sự thật. Ngoài ra, nội dung sách vẫn y nguyên, kể cả hàng chữ kính dâng Giáo hoàng Paul Đệ Tam. Thế là tránh được chống đối tức thì của cả Công giáo và Tin Lành. Sách in xong vào đúng ngày Copernicus qua đời.
--------------
★Hai mươi mốt năm sau khi Copernicus tạ thế, Galileo Galilei (1564-1642) dạy môn thiên văn và chỉ cho các sinh viên y khoa biết cách lấy số theo chiêm tinh tại Padua năm 1592, ông vẫn theo quan điểm trái đất là trung tâm.
★Tuy nhiên, dần dần ông đã thấy quan điểm của Copernicus có vẻ hợp lý hơn.
★Hoài nghi về vũ trụ quan đã được viết trong Thánh Kinh và của Aristotle, Galileo Galilei hướng viễn vọng kính thiên văn của mình lên quan sát thiên đàng. Ông thấy những điều mà không ai thấy trước đây. Thay vì được chiêm ngưỡng Chúa Ba Ngôi và các thiên thần đang ngự trị nơi gọi là thiên đàng, Ông đã khám phá ra một mặt trăng không bằng phẳng và êm ái như người ta nghĩ mà gồm những núi và trũng sâu.
★Ở thời đại Galilê sống, người ta tin rằng tất cả các vì sao trên bầu trời là đứng yên, bất động mà trung tâm là Trái đất . Đây chính là “Thuyết Trái đất là trung tâm của vũ trụ” mà mọi người công nhận lúc đó. Nhưng Galilê đã dùng kính viễn vọng quan sát thấy các thiên thể vận động.
★Ông viết trong sách của mình rằng: “Tất cả không phải là tĩnh tại, mặt trời đang quay, trái đất cũng đang quay. Trái đất không chỉ quay quanh mặt rời mà còn tự quay quanh mình nó theo một trục”.
★Học thuyết của Galilê vừa ra đời đã xúc phạm đến Giáo hội, Giáo hội quy học thuyết của ông vào loại “Thuyết mặt trời là trung tâm vũ trụ” , được coi là học thuyết dị đoan.
★Giáo hội không muốn nhìn thấy có người đưa ra học thuyết khác với truyền thống, muốn mọi người mãi mãi tin rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ. Tòa án tôn giáo của Giáo hội gọi thẩm vẫn Galilê, Galilê nhận được sự cảnh cáo của Giáo hoàng, cấm ông tuyên truyền cho “Thuyết mặt trời là trung tâm của vũ trụ” dưới mọi hình thức.
★Galilê bị đả kích, nhưng ông vẫn không quên công việc nghiên cứu của mình. Tốn mất thời gian 6 năm để hoàn thành cuốn sách của mình, nội dung bàn về hai quan điểm “Thuyết mặt trời là trung tâm của vũ trụ” và “Thuyết Trái đất là trung tâm của vũ trụ”. Cuốn sách truyền bá tư tưởng mới, viết sinh động, khôi hài, sau khi xuất bản độc giả đã giành nhau mua hết ngay.
★Những người phản đối Galilê đọc xong liền tiến hành công kích ông, nói rằng xuất bản cuốn sách này là vi phạm lệnh cấm và làm vấn đề trở nên càng ngày càng nghiêm trọng.
Như vậy sách vừa ra đời được nửa năm đã bị cấm bán.
★Giáo hoàng đã đưa ra lời cảnh cáo, loại cảnh cáo này là một biện pháp vô cùng nghiêm khắc lúc bấy giờ.
★Hai tháng sau tòa án Rome gửi trát đòi Galilê đến toà án thẩm vẫn. Mặc dù đã 69 tuổi, bệnh nằm liệt giường ông vẫn bị áp giải đến Rome.
★Lúc đầu, Giáo hội chỉ định để Galilê thừa nhận việc ông tuyên truyền
“Thuyết mặt trời là trung tâm của vũ trụ” là sai lầm đồng thời yêu cầu ông viết giấy đảm bảo sau này không tuyên truyền nữa. Nhưng Galilê không nhận tội, cũng không viết giấy bảo đảm, ông nói: “Những điều tôi viết trong sách dều là sự khách quan, tôi không hề phản đối Giáo hoàng. Tôi có tội gì? Lẽ nào tôi lại phải che giấu chân lý, lừa dối mọi người? Lẽ nào tôi sẽ bị trừng phạt vì nói ra sự thật?”
★Việc thẩm vấn kéo dài 5 tháng, sức khỏe của Galilê đã không chịu nổi, nhưng mỗi lần thẩm vẫn ông không hề tỏ ra hối hận về việc mình làm. Vì sức khỏe quá yếu, sau mỗi lần chịu thẩm vấn ông đều phải trở về bằng cáng. Tòa án Giáo hội thấy sức khỏe của ông thực sự không chịu nổi liền phán quyết: “ Tội danh Galilê là đi ngược lại giáo lý tuyên truyền học thuyết dị đoan bị cầm tù chung thân".
★Vatican cho rằng đó là ý tưởng của một kẻ hoang tưởng lạc đạo, dị giáo gây nghi ngờ, đe dọa, và nguy hiểm cho đức tin vì nó đi ngược lại một thứ "ngụy chân lý" trong Thánh Kinh: "Trái đất dẹp là trung tâm vũ trụ và mặt trời quay chung quanh trái đất".
★Ông bị đưa ra trước Tòa Án Xử Di Giáo, bị cưỡng bức, và bị đưa lên dàn hỏa thiêu. Nhưng nghe lời khuyên nhủ của các sinh viên của ông, và vợ của ông, ông đã đồng ý rút lại phát kiến chính xác của mình, do đó, thay vì bị thiêu đốt, ông "chỉ" bị kết án tù chung thân.
★Nhưng sau khi nghe tuyên án, ông nói: "Dù sao, trái đất vẫn quay".
★Sau đó án tù chung thân được đổi thành tù tại gia, cho đến khi ông qua đời trong âm thầm, tủi nhục, và uất hận vì không bảo vệ được chân lý của mình trước ngụy tín của giáo quyền Vatican.
★Sau khi tòa án tuyên phạt, Galilê bị giam gần Rome, mất tự do. Cho dù là như vậy, đêm về Galilê vẫn kiên trì viết cho đến khi mắt bị hỏng ông không còn nhìn thấy ánh sáng nữa. Ông tin tưởng ánh sáng chân lý chắc chắn sẽ chiến thắng mọi thế lực đen tối. Sau đó không lâu Galilê đã trút hơi thở cuối cùng.
★Gần 400 năm dài đăng đẵng trôi qua, sau nhiều áp lực từ những tiến bộ khoa học, thiên văn học đã được chứng minh, Vatican không thể ù lỳ mãi mãi duy trì bản án cực kỳ phi lý, phi nhân bản đối với một nhà khoa học mà toàn thể nhân loại tri ân.
★Vatican đã đi đến quyết định xóa án cho Galileo. Vatican chỉ đơn giản thừa nhận là: "Galile đã đúng".
★Tuy nhiên có một điều hiển nhiên mà nhân loại có thể chiêm nghiệm là khi cần đến 400 năm để xóa một bản án bất công mà họ đã áp đặt,... đã phản ảnh phần nào bản chất độc tài, ngoan cố và bảo thủ, cửa quyền của một "giáo hội thánh thiện".
____________________