Câu chuyện thứ nhất - “Xuất Hồn”
Đầu những năm 2000, Hà Nội lúc ấy vẫn còn quê lắm, gần nhà tao có 1 gia đình khá đẹp. Chồng làm GĐ 1 chi nhánh NHNN, vợ làm TP truyền thông cho 1 công ty nước ngoài, gia đình rất khá giả, yên ổn.
Tới đầu năm 2000, khu nhà tao xuất hiện 1 lão thầy bói, không biết từ đâu đến. Ban đầu thì chỉ có một số khách ở các tỉnh lên xem, nhưng sau tin đồn lan dần, nhiều người nói lão xem hay lắm.
Bà chị kia chẳng biết nghe từ đâu, cũng mò sang nhà lão này xem bói. Khổ cái bà này cũng còn trẻ (hơn 30), lại có nhan sắc. Thế là bị lão kia nhìn trúng, câu chuyện bắt đầu từ đây.
Ban đầu lão kia toàn nói chuyện công việc này nọ, lại có vẻ nói đúng nên bà chị tin lắm. Dần dà mang cả chuyện gia đình ra hỏi, lão kia cũng tận tình hướng dẫn.
Cho đến một hôm, lão quyết định ra tay. Trong 1 lần bà chị đến xem, phải nói là lúc này bà chị tin lắm rồi, kiểu bảo gì nghe nấy rồi, lão đề nghị bà chị mang đến cho lão bộ quần áo và 1 bức ảnh để lão làm phép. Bà chị kia ban đầu đắn đo, xong cũng ngu ngu dại dại làm theo lời lão.
Khoảng 1 tuần sau, bà chị này càng ngày càng ngơ ngẩn, làm việc không tập trung, hay nói nhầm lẫn. Thêm một tuần nữa thì không đi làm được, phải ở nhà. Ban ngày thì ngủ mê mệt hoặc đờ đẫn, đêm đến thì bả lại tỉnh táo hay đi lòng vòng ở ngoài khu, miệng cứ lẩm bẩm như đang nói chuyện với ai đó. Gặp người hỏi thì lại chạy biến đi hoặc lẩn vào chỗ tối trốn.
Ông chồng khổ không chịu được, gọi điện cho bệnh viện tâm thần kêu người đến khám bệnh. Hồi ấy nhà nào mà có người bị bệnh tâm thần thì cả khu biết, xì xào sang cả xóm bên. Nhưng lạ cái là mỗi khi có bác sĩ đến hoặc gia đình đưa lên viện thì lại tỉnh táo, nói năng lại sắc sảo như thường. Nhưng về nhà vài hôm thì đâu lại vào đấy. Bác sĩ chỉ nói là bị trầm cảm nặng, có thể do công việc stress, khuyên nên cho nghỉ ở nhà theo dõi.
2 tháng sau, lúc này thì bệnh nặng lắm rồi, bà chị ngơ ngẩn cả ngày lẫn đêm. Chỉ rình rình không ai để ý là chạy sang nhà lão thấy bói, bảo là ở đấy thấy thoải mái. Mà cũng lạ, cứ sang ấy là như người nhà, ăn uống ngủ nghỉ bình thường chỉ nhất định không chịu về nhà với chồng.
Ban đầu lão kia chưa dám làm gì, ra vẻ đạo mạo bảo anh chồng cứ để vợ ở đây để lão ý đọc kinh với làm phép chữa bệnh cho.
Ban đầu ông kia cũng bán tín bán nghi, mà lão kia cũng quỷ quyệt không làm gì hết. Được gần tháng thì bà chị bắt đầu tỉnh táo hơn nhưng nhất định không chịu về nhà nữa. Ông chồng thấy hơn tháng mà không có chuyện gì xảy ra nên đã bớt nghi ngờ, rồi cũng đi làm, đi công tác như trước. Bắt đầu từ lúc này là lão thầy bói làm tới, không có ai là bắt đầu hú hí với bà chị kia.
Dần dà câu chuyện vỡ lở, vì hồi ấy dân vẫn còn thất nghiệp ở nhà nhiều. Đéo có gì giấu diếm được mãi. Lão thầy bói (chắc là đã có chuẩn bị từ trước), được 2 tuần thì biến mất, hỏi thì biết là lão chỉ thuê nhà ở đấy chứ không phải là nhà lão mua. Kinh dị nhất là từ hôm lão thầy bói đi mất, bà chị kia lại ngơ ngẩn tiếp mà càng lúc càng nặng. Nhiều đêm còn không mặc quần áo, chạy sang nhà lão kia đi tìm. Ông chồng biết chuyện thì xấu hổ nhưng không biết làm thế nào.
Được 1 tuần thì bà chị kia cũng biến mất, mọi người đoán là lão thầy bói đến đưa đi mất. Còn ông chồng thì ban đầu cũng báo công an, nhưng chuyện chẳng đâu vào đâu nên công an cũng không đi tìm. Lại thêm ông chồng quá xấu hổ, được vài bữa chuyển nhà đi mất nên câu chuyện dừng lại ở đấy.
Hồi ấy tao còn nhỏ, nghe các ông bà hàng xóm kể lại cũng vãi linh hồn. Sau này hiểu biết hơn thì biết rằng bà chị kia đã dính phải phép “xuất hồn”, bị lão thầy bói lừa, tự đưa mình vào miệng lang sói.
Hết
12/6/22#16
Câu chuyện thứ hai - Ly hồn
Khác với phép “Xuất hồn” chủ yếu dùng để chia cắt, giam cầm một phần linh hồn của người xấu số vào các mục đích xấu xa.
Phép “Ly hồn”, lại được các thuật sĩ thời xưa sử dụng để gia tăng phép thuật, vậy thì “Ly hồn” là gì? Phép này có tác dụng gì? Và sử dụng như thế nào?
Như bài trước đã chia sẻ thì con người về cơ bản là có 3 hồn, 7 vía. Trong đó, 2 hồn và 5 vía thuộc về “tự nhiên” con người không thể quản lý được. Chỉ có 1 hồn 2 vía là nghe theo tâm trí, có thể ghi nhớ, học tập và tiến bộ theo thời gian..
Các vị thuật sĩ xưa dựa vào đặc điểm của 1 hồn 2 vía này mà phát triển thành phép “Ly hồn” với mong muốn sớm được “đăng vân”, tiến lên các tầng trời cao hơn để tu hành, học Đạo.. sớm được “cưỡi hạc thăng thiên”..
Đây là phép thuật cho phép “linh hồn” chủ động thoát ly khỏi thân xác vật lý và tiến vào các chiều không gian khác nhau để mưu cầu “học thuật”. Khác hoàn toàn so với phép “xuất hồn” độc địa, giam cầm linh hồn của người khác.
Phép “Ly hồn” muốn thực hành cũng không quá khó, có rất nhiều phương pháp thực hành để có thể trải nghiệm phép “Ly hồn” này. Ví dụ như là “ngồi thiền”, mọi người đều có thể làm được. Hay là phép “Quy tức” của các thuật sĩ cũng có kết quả tương tự nhưng nhanh hơn và mạnh hơn. Hoặc là phép “Nhi tức” của một số đạo sĩ..
Tuy nhiên không phải cứ “ngồi thiền” là có thể làm được phép “Ly hồn”, đa phần các Đạo đều có “pháp chú” để hướng dẫn người tu hành đi đến đúng đích.
Ví dụ như Đạo Phật có pháp chú “Án ma ni bát mê hồng” để đi đến cõi Cực Lạc, hoặc là pháp chú riêng của từng vị Phật (ví dụ như Dược Vương, hay Bồ Tát) để đi gặp/nghe từng vị thuyết Pháp.
Cá nhân tôi theo Đạo Lão nên cũng có biết pháp chú riêng của Đạo Lão. Không biết pháp chú riêng của các môn phái khác nên các đạo hữu phải tự tìm hiểu (trên Google không có đâu nhé)
Công dụng: chắc chắn là nhiều đạo hữu sẽ háo hức vụ này. OK - tôi sẽ chia sẻ một số công dụng khá hay và hữu hiệu mà tôi biết.
1. Là tìm kiếm “sư phụ qua đường”, nghe hơi hài nhưng đạo hữu nào có chút đạo hạnh đều đã trải nghiệm qua việc này. Ví dụ như là sau khi “ngồi thiền”, có thể gặp được 1 người nào đó (có thể là trong mơ nhé, tuỳ người) chỉ điểm cho chỗ tu hành đang bị bế tắc. Quá ngon đúng không?
2. Là “thực sự” tham gia vào 1 khoá/đợt tu tập nào đó ở một chiều không/thời gian khác. Trải nghiệm này khó “thực hiện” hơn trải nghiệm tìm kiếm “sư phụ qua đường” rất nhiều. Vì ở trải nghiệm trên, đơn giản chỉ là tình cờ (một cách có chủ đích), gặp được 1 người có tu hành cao hơn mình, hướng dẫn/chỉ điểm cho chỗ bế tắc.
Còn “thực sự” trong ngoặc kép, gần như có nghĩa là ngày nào đạo hữu cũng có trải nghiệm giống như mình đang tham gia vào một khoá tu tập/ hoặc là học 1 môn gì đó, trong 1 khoảng thời gian nhất định. Nhanh thì 2-3 ngày, chậm thì 2-3 tuần, thậm chí có người còn có trải nghiệm vài năm.
Và việc này chỉ kết thúc khi bản thân đạo hữu đã tự mình “tham ngộ” (dùng từ riêng), được Pháp/ Đạo.
3. Là thi đấu. Gọi là “thi đấu” vì nó tiệm cận với cách hiểu đúng nhất. Đấy là thi thoảng giữa lúc đang “ngồi thiền” (sau khi đạo hữu tu tập 1 thời gian và có ít nhiều đạo hạnh), sẽ có một vài người đến đòi so tài với đạo hữu. Có rất nhiều kiểu “thi đấu” khác nhau, tuỳ vào năng lực của các đạo hữu.
Ví dụ có người chuyên “thuyết Pháp”, sẽ gặp khoảng 4-5 người rủ đi tranh luận về một đề tài nào đó.
Cũng có người chuyên “chữa bệnh”, gặp người khác rủ đi “chữa” 1 ca khó.
Rất ít người có khả năng “thực chiến”, được người khác đến thách đấu hoặc rủ đi giao đấu với ai đó. Không phải bởi vì “sợ”, mà hành động này có khả năng làm tổn thương đến “linh hồn” nên ít người dám làm..
Phản tác dụng hay lạm dụng: tất nhiên rồi, cái gì lạm dụng hay làm quá cũng đều không tốt hay thậm chí phản tác dụng.
Nhẹ thì “lờ đờ”, “chậm chạp”, vì một phần “hồn vía” đi chơi rồi. Con người lúc ấy sống trong thế giới khác, hỏi “ăn cơm chưa” thì trả lời “vừa tắm xong”.. Ngáo
Nặng hơn thì “chìm đắm” trong đó, tự “mê hoặc” bản thân, hoặc đam mê phép thuật này nọ cứ luẩn quẩn trong “ảo mộng”.. Thậm chí nhiều người còn “làm bạn” với yêu ma mà không biết, tự đưa mình vào cạm bẫy, đánh mất hết lý trí..
Tệ nhất là “linh hồn” bị tổn thương, có thể dẫn đến tình trạng người thực vật. Lúc ấy thân thể bị yêu ma hay thậm chí 1 loài động vật nào đó “chiếm đoạt” (cáo, chồn, rắn..).
Cá nhân tôi đã từng thấy 1 người bị cáo nhập, lúc nào cũng quấn khăn trên đầu, (che con cáo đi), nói là cứ mở khăn ra là đau đầu, rất khổ sở..
Tóm lại là, phép “Ly hồn” là một phép thuật dễ thực hành, có công dụng tăng cường năng lực tu hành, vượt qua những chỗ “bế tắc”. Nhưng không nên lạm dụng, rất dễ bị tổn thương nếu đạo hạnh thấp. Hết