• Nhóm kín víp prồ, đỉnh của chóp 👉 xamvn

Tản mạn chuyện tâm linh (Reup)

Tu sĩ Từ

Yếu sinh lý
Chủ thớt
Thỉnh thoảng tôi nhìn chằm chằm vào mắt mình trong gương, nhìn rất lâu, càng nhìn lâu càng thấy bản thân giống cái xác vô hồn qua con mắt của mình. Đôi khi còn hơi sợ
Nhìn thẳng vào mắt mình trong gương trong khoảng thời gian 3-5 phút là một bài tập đặc biệt, gọi là Thấu Tâm Thuật.

Khi bạn tập trung nhìn thẳng vào mắt, chỉ cần một phút là bạn có thể đạt tới trạng thái thiền định. Bạn sẽ không còn nhìn thấy toàn bộ khuôn mặt của mình nữa, thậm chí cũng không thấy toàn bộ hình ảnh cơ thể phản chiếu qua gương nữa. Thứ bạn nhìn thấy là Tâm Ma của chính mình.

Có nhiều người thậm chí không dám nhìn thẳng vào mắt quá 3 phút. Cái cảm giác sờ sợ ấy là phản ứng của linh hồn với sự đen tối của Tâm Ma. Nhiều người nhìn thấy sự trống rỗng của cơ thể trong gương, ấy là vì hình ảnh phản chiếu là ảo, không có thật và không có linh hồn.

Tập thiền định khoảng 6 tháng trở lên thì hẵng tập bài này. Tâm trí chưa đủ vững chắc mà nhìn thấy Tâm Ma thì sẽ dễ hoảng sợ
 

Tu sĩ Từ

Yếu sinh lý
Chủ thớt
Câu này là sao vậy bác ơi. Có phải là có phần lương thiện đứng đắn,từ bi , yêu thương, trong tâm hồn của mình không ạ.
Như vừa trả lời ở bài trên. Linh hồn con người vốn dĩ thuộc về Tiên Thiên, là trong sáng và lương thiện.

Hãy nhìn vào ánh mắt của trẻ con, em sẽ nhận ra ngay lập tức, ấy chính là Tiên Thiên.

Trong quá trình trưởng thành, con người bị ảnh hưởng của môi trường xã hội mà trở nên Tham-Sân-Si. Xa rời Đạo.

Ấy là lý do vì sao Lão Tử bảo “quay trở về”, Phật tổ bảo “nhìn thẳng vào Tâm”, ý nghĩa là giống nhau vậy. Quay trở về với sự trong sáng, lương thiện, chẳng phải tất cả các tôn giáo trên Trái đất đều nói như vậy sao
 

Tu sĩ Từ

Yếu sinh lý
Chủ thớt

Anh cho em hỏi, những lúc đọc những bài viết liên quan về tâm linh hoặc nhiều khi nhắm mắt trước khi ngủ say em hay cảm thấy ở giữa trán có cái gì đó giống như một bó cơ bị căng rồi co lại rồi giãn ra. Không biết là có liên quan gì tới tâm linh hay chỉ đơn giản là em suy nghĩ quá nhiều.
Ấy là Thiên nhãn của bạn bị kích thích, nên sinh ra phản ứng như vậy. Ai cũng vậy thôi, (nói rõ là trong tâm muốn tìm hiểu trí thức, muốn tu hành thì mới có phản ứng này).

Tìm hiểu thêm về Thiên nhãn và Luân Xa nhé
 

Tu sĩ Từ

Yếu sinh lý
Chủ thớt


Woodcolo

Thanh niên Ngõ chợ​

Ông anh đi tham quan chùa Châu Thới ở mỏ đá Tân Vạn Bình Dương bao giờ chưa. Chùa đấy em đến một lần, thấy họ thờ linh tinh hết cả, có gian thờ Mẫu, gian thờ Thánh như ở đình, gian thờ Phật, và cả gian thờ ông Hồ nữa. Em thắc mắc do tín ngưỡng trong đấy của họ như vậy hay là sao. Em tin vào chuyện vong hồn nhưng không theo tín ngưỡng nào hết, chỉ đi chùa ngắm cảnh, và trong Nam em mới đi duy nhất 1 chùa đấy.
Một chuyện nữa là hồi nhỏ cho đến cấp 3 đi học, vào buổi sáng nhìn vào cái bóng của mình in trên cỏ thì em thấy ở đầu có vầng sáng màu vàng. Dù có đội mũ thì vẫn thấy, nhìn qua mấy đứa bạn thì không có thấy. hy vọng anh có giải đáp cho em mấy thắc mắc này.
Bấm để mở rộng...
Núi châu thới ở miền nam nổi từ xưa trước gp rồi,ở đó có truyền thuyết về sơn thần(là tảng đá giữa lối đi) t nghe kể lại mà lâu quá quên mất r. Chuyện thờ mẫu thì t nhớ là không,chỉ có bà chúa xứ núi Sam,Linh sơn thánh mẫu,cõi Phật,cõi Trời thì cũng tương tự đạo Cao Đài nhưng cũng như các chùa ng Hoa ở Q5 thờ cả cõi Phật lẫn cõi Trời. Còn lão tổ họ hồ thì do thời cuộc,bây giờ đa phần các chùa đều phải có lão tổ ngồi đó.
 

Tu sĩ Từ

Yếu sinh lý
Chủ thớt
Thiên Nhãn và các thuộc tính/năng lực cơ bản

Bởi vì có khá nhiều bạn vẫn còn hiểu khá mập mờ về Thiên nhãn nên tôi quyết định sẽ chia sẻ những kiến thức mà mình biết về Thiên nhãn để các bạn dễ dàng tra cứu và tinh tấn tu tập.

Định nghĩa: Thiên nhãn là gì?
Thiên nhãn có 2 định nghĩa cơ bản như sau:
1. Là năng lực cảm ứng đặc biệt của tâm linh, thông qua đôi mắt để nhận biết được các nguồn năng lượng của thiên nhiên và các thực thể dưới dạng linh hồn.
2. Cao cấp hơn là năng lực của tâm linh, thông qua toàn bộ các giác quan của con người để cảm nhận và sử dụng các nguồn năng lượng của thiên nhiên, đồng thời cảm ứng với các thực thể mạnh mẽ và giao tiếp với được với họ thông qua tâm linh.

Phân loại Thiên nhãn:
Thiên Nhãn có tất cả 8 loại, như sau:

1. 5 loại Thiên nhãn cảm ứng được với 5 nguồn năng lượng cơ bản: Kim - Mộc - Thuỷ - Hoả - Thổ.
99,99% con người có 1 in 5 loại Thiên nhãn này. Sau quá trình tu tập, thực hành thổ nạp, hấp thụ linh khí của trời đất, mỗi cá nhân sẽ tự phát hiện ra năng lực tương ứng của mình.
(Hiện tượng Tam Muội Chân Hoả công Tâm và/hoặc gọi là Tẩu Hoả Nhập Ma xuất hiện ở nhóm số đông này, lý do là không kiểm soát được nguồn năng lượng hấp thu/sinh ra của chính mình).
2. 2 loại Thiên nhãn đặc biệt, có cảm ứng đặc biệt với Không Gian - Thời Gian.
- Người có thiên nhãn Không gian có thể “nhìn thấy” sự vật/sự việc xảy ra (trực tuyến) cách xa họ hàng nghìn km.
Cao cấp hơn nữa thì có thể “nhìn” xuyên qua các tầng trời/địa ngục/thế giới khác nhau.
- Người có thiên nhãn Thời gian có thể “nhìn thấy” quá khứ-hiện tại-tương lai.
Càng tu luyện thì họ càng có khả năng “nhìn” xa hơn, sâu hơn.
Chỉ có khoảng 0,1% (1 phần nghìn) người tu hành có được 1 trong 2 loại Thiên nhãn đặc biệt này. Thứ nữa là quá trình tu tập của những người này rất vất vả, lý do là sau khi mở được thiên nhãn, họ sẽ nhìn thấy các ảo ảnh/ảo giác nhiều gấp hàng chục tới hàng trăm lần người bình thường. Nếu không có sư phụ hướng dẫn chỉ bảo thì khả năng cao là họ sẽ hoá điên, hoặc từ bỏ không dám tu tập nữa.

3. Thiên Nhãn nhìn thấy Đạo, hay còn gọi là cảnh giới tối cao của Thiên nhãn. Đây không phải là 1 Thiên nhãn bẩm sinh mà có, ngoại trừ một vài vị thần tiên đặc biệt hạ phàm để làm việc, ngoài ra chưa từng có ai bẩm sinh mà có. Thôi thì miễn bàn với trường hợp này nhé.

Năng lực đặc biệt:
Như đã mô tả ở trên, người có năng lực thuộc tính gì thì Thiên nhãn của họ sẽ phát huy theo sở trường ấy.
Thông thường thì 1 người chỉ có thể chuyên (nghiệp) được 1 thuộc tính.
Những người có thể thông thuộc được 2 thuộc tính trở lên thì pháp lực khủng khiếp lắm rồi (kiểu như Na Tra thông thuộc thuộc tính Hoả, rồi sau phát triển thêm cả Phong).
Thuộc tính tầng 1:
Kim - Mộc - Thủy - Hoả - Thổ
Thuộc tính tầng 2:
Địa - Thủy - Hoả - Phong
Thuộc tính tầng 3:
Lôi - Quang - Triệt

Xa xôi quá rồi đúng không, quay lại với tầng một nhé. Hãy tập trung vào việc đầu tiên là khai mở Thiên nhãn đã nhé @curtis @Bigcup @Trungduong
Có câu hỏi gì thì hỏi đi.
 

Tu sĩ Từ

Yếu sinh lý
Chủ thớt
@Trungduong
Bất xuất hộ, tri thiên hạ
Bất khuy dũ, kiến Thiên Đạo

Thị dĩ Thánh nhân
Bất hành nhi tri
Bất kiến nhi danh
Bất vi nhi hành

Dịch nghĩa:
Không ra khỏi nhà, vẫn biết việc trong thiên hạ
Không cần nhìn trộm (Thiên Thư), vẫn thấy được Đạo Trời

Bởi vậy Thánh nhân
Không (cần) đi mà (vẫn) biết
Không (nhìn) thấy mà (vẫn) hiểu
Không (trực tiếp) làm mà (vẫn) thành (Đại sự)

Vodka
 

Tu sĩ Từ

Yếu sinh lý
Chủ thớt
Có một chút khả năng mà không điều khiển theo ý muốn được. Hay mơ thấy những cảnh xảy ra ở tương lai nhưng thời gian cách xa . có khi tới cả nửa tháng tới một tháng. Có khi còn xa hơn. Biết mà không thay đổi được
Thực ra là tất cả mọi người đều có khả năng này, chỉ có điều những người như bạn @Trungduong có năng lực mạnh hơn nhiều lần những người khác.

Đấy gọi là chuyên môn.
Ngược lại em có chuyên môn của em, bạn kia không có được. Chỉ là em chưa phát huy được chuyên môn của em mạnh mẽ thôi
 

Tu sĩ Từ

Yếu sinh lý
Chủ thớt
Ồ tại vì e thấy a có nhắc đến Dejavu vs Soul Link. Cái này thú thực em không hiểu rõ được cơ chế của nó như thế nào, đôi khi em sẽ có những giấc mơ cho em trải nghiệm cuộc sống của chính mình trong tương lai ngắn, lần dài nhất khoảng 3 tháng tiếp theo. Những ngày trải nghiệm đó thì thường là tệ. Em sẽ gặp một người bạn mới hoặc là gặp chuyện không may như ngã cầu thang, xe máy đâm,…
Nhờ thế khi mơ xong đến ngày đó em sẽ đại khái biết chuyện gì sẽ xảy ra, em sẽ phải đi những đâu, thằng bạn em sẽ đùa cợt về cái gì, ở hiện thực em nhại lại đúng câu đùa đấy để xác nhận ( vui nhất là nhìn mặt cno tròn xoe ngạc nhiên quay ra hỏi “ơ m cũng xem phim đấy rồi à xD”).
Bấm để mở rộng...
De ja Vu và Soul Link là để chỉ một trạng thái của tâm linh, khi linh hồn của họ kết nối được với linh hồn của chính mình ở một chiều không gian khác.
@Bigcup @Trungduong

Lưu ý rằng đây là sự kết nối tạm thời với một không gian khác, trong vô số các thực tại khác nhau xuất hiện do sự lựa chọn của chính mình.

Đây là Thiên nhãn Không gian nhé.
 

Tu sĩ Từ

Yếu sinh lý
Chủ thớt
1. Khổng đức chi dung Duy Đạo thị tùng

2. Đạo chỉ vi vật, duy hoảng duy hốt
Hốt hề hoảng hề, kỳ trung hữu tượng
Hoảng hề hốt hề, kỳ trung hữu vật
Yểu hề minh hề, kỳ trung hữu tinh
Kỳ tinh thậm chân, kỳ trung hữu tín

3. Tự cổ cập kim, kỳ danh bất khứ, dĩ duyệt chúng phủ.

4. Ngô hà dĩ trị chúng phủ chi trạng tai, dĩ thử.

Dịch nghĩa:
Dáng của Đức lớn, theo cùng với Đạo

Đạo hình (thành) nên vật (chất)
Thấp thoáng mập mờ
Thấp thoáng mập mờ
Trong đó có Tượng
Mập mờ thấp thoáng
Trong đó có Vật
Sâu xa tăm tối
Trong đó có Tinh
Tinh đó rất thực
Trong đó là chân lý

Từ xưa đến nay
Luôn luôn tồn tại
Là gốc của vạn vật
Lời bình
Đây là chương thứ ba, Lão Tử dùng để định nghĩa Đạo và Đức, một cách rõ ràng và tinh tế hơn.

Đạo sinh ra vạn vật, thì bóng dáng nó thấp thoáng mập mờ, tuy thấp thoáng mập mờ nhưng trong đó lại có hình, có vật, và cũng có cả linh hồn nữa. Linh hồn ấy mới là chân thật.

Những bạn nào đã đọc qua sách Vật lý lý thuyết, Vật lý lượng tử thì sẽ liên tưởng chương này giống như mô tả quá trình các hạt electron chạy trong đường ống gia tốc, sau đó va chạm với các loại hạt, vật chất khác để tạo ra các loại hạt mới vậy.

Còn đối với những người tu luyện thì trong lúc Thiền định, quá trình này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về các nguồn năng lượng của thiên nhiên hình thành và di chuyển như thế nào. Hiểu được rồi thì sẽ biết cách hấp thu và sử dụng.
 

Tu sĩ Từ

Yếu sinh lý
Chủ thớt
1. Khổng đức chi dung Duy Đạo thị tùng

2. Đạo chỉ vi vật, duy hoảng duy hốt
Hốt hề hoảng hề, kỳ trung hữu tượng
Hoảng hề hốt hề, kỳ trung hữu vật
Yểu hề minh hề, kỳ trung hữu tinh
Kỳ tinh thậm chân, kỳ trung hữu tín

3. Tự cổ cập kim, kỳ danh bất khứ, dĩ duyệt chúng phủ.

4. Ngô hà dĩ trị chúng phủ chi trạng tai, dĩ thử.

Dịch nghĩa:
Dáng của Đức lớn, theo cùng với Đạo

Đạo hình (thành) nên vật (chất)
Thấp thoáng mập mờ
Thấp thoáng mập mờ
Trong đó có Tượng
Mập mờ thấp thoáng
Trong đó có Vật
Sâu xa tăm tối
Trong đó có Tinh
Tinh đó rất thực
Trong đó là chân lý

Từ xưa đến nay
Luôn luôn tồn tại
Là gốc của vạn vật

Lời bình
Đây là chương thứ ba, Lão Tử dùng để định nghĩa Đạo và Đức, một cách rõ ràng và tinh tế hơn.

Đạo sinh ra vạn vật, thì bóng dáng nó thấp thoáng mập mờ, tuy thấp thoáng mập mờ nhưng trong đó lại có hình, có vật, và cũng có cả linh hồn nữa. Linh hồn ấy mới là chân thật.

Những bạn nào đã đọc qua sách Vật lý lý thuyết, Vật lý lượng tử thì sẽ liên tưởng chương này giống như mô tả quá trình các hạt electron chạy trong đường ống gia tốc, sau đó va chạm với các loại hạt, vật chất khác để tạo ra các loại hạt mới vậy.

Còn đối với những người tu luyện thì trong lúc Thiền định, quá trình này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về các nguồn năng lượng của thiên nhiên hình thành và di chuyển như thế nào. Hiểu được rồi thì sẽ biết cách hấp thu và sử dụng.

Ps: @curtis @Bigcup @Trungduong
Bấm để mở rộng...
Sinh ra vạn vật tức Đạo là cái Gốc rễ của mọi thứ, bao hàm mọi thứ. Vậy nên Đạo luôn ở quanh ta, trong bản thân chúng ta.

Em nhớ một câu của Đạo Phật là: “Niết Bàn không hề rời xa Luân Hồi”, muốn tìm Niết Bàn phải tìm trong chính Luân Hồi, thế nên muốn tìm Đạo, hãy tìm trong chính lòng mình.

Đoạn hấp thụ ý là chỉ hấp thụ cái hạt “tinh hoa” trong vạn vật, có phải ý chỉ cơ thể sẽ tự như một cái lưới lọc, sẽ lọc ra cái hạt “tinh hoa” phù hợp nhất với cơ thể (ví dụ là Thuỷ cho thiên nhãn tính Thuỷ, em nghĩ đến hơi nước trong không khí theo vật lý). Lọc ra nhằm để xây dựng các “luân xa”, nơi chứa năng lượng Đạo. Em hiểu thế đúng ko anh?
P/s: Mong anh sẽ viết một bài nói rõ hơn về Luân Xa
 

Tu sĩ Từ

Yếu sinh lý
Chủ thớt
1. Khổng đức chi dung Duy Đạo thị tùng

2. Đạo chỉ vi vật, duy hoảng duy hốt
Hốt hề hoảng hề, kỳ trung hữu tượng
Hoảng hề hốt hề, kỳ trung hữu vật
Yểu hề minh hề, kỳ trung hữu tinh
Kỳ tinh thậm chân, kỳ trung hữu tín

3. Tự cổ cập kim, kỳ danh bất khứ, dĩ duyệt chúng phủ.

4. Ngô hà dĩ trị chúng phủ chi trạng tai, dĩ thử.

Dịch nghĩa:
Dáng của Đức lớn, theo cùng với Đạo

Đạo hình (thành) nên vật (chất)
Thấp thoáng mập mờ
Thấp thoáng mập mờ
Trong đó có Tượng
Mập mờ thấp thoáng
Trong đó có Vật
Sâu xa tăm tối
Trong đó có Tinh
Tinh đó rất thực
Trong đó là chân lý

Từ xưa đến nay
Luôn luôn tồn tại
Là gốc của vạn vật

Lời bình
Đây là chương thứ ba, Lão Tử dùng để định nghĩa Đạo và Đức, một cách rõ ràng và tinh tế hơn.

Đạo sinh ra vạn vật, thì bóng dáng nó thấp thoáng mập mờ, tuy thấp thoáng mập mờ nhưng trong đó lại có hình, có vật, và cũng có cả linh hồn nữa. Linh hồn ấy mới là chân thật.

Những bạn nào đã đọc qua sách Vật lý lý thuyết, Vật lý lượng tử thì sẽ liên tưởng chương này giống như mô tả quá trình các hạt electron chạy trong đường ống gia tốc, sau đó va chạm với các loại hạt, vật chất khác để tạo ra các loại hạt mới vậy.

Còn đối với những người tu luyện thì trong lúc Thiền định, quá trình này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về các nguồn năng lượng của thiên nhiên hình thành và di chuyển như thế nào. Hiểu được rồi thì sẽ biết cách hấp thu và sử dụng.

Ps: @curtis @Bigcup @Trungduong
Bấm để mở rộng...
Đạo nằm trong vạn vật. Có thể cảm nhận được nhưng diễn tả lại rất khó. Tốt nhất là tự cảm nhận. Lúc thiền định thân tâm tĩnh tại tự thân biết thiếu gì thì nạp thêm thừa thì đẩy ra. Liệu rằng khi đã quen việc hấp thụ thì có thể dùng ý chí để điều khiển việc hấp thụ theo ý muốn để xây dựng bên trong theo ý muốn của bản thân như tìm vật liệu để xây nhà vậy không bác
 

Tu sĩ Từ

Yếu sinh lý
Chủ thớt
Sinh ra vạn vật tức Đạo là cái Gốc rễ của mọi thứ, bao hàm mọi thứ. Vậy nên Đạo luôn ở quanh ta, trong bản thân chúng ta.

Em nhớ một câu của Đạo Phật là: “Niết Bàn không hề rời xa Luân Hồi”, muốn tìm Niết Bàn phải tìm trong chính Luân Hồi, thế nên muốn tìm Đạo, hãy tìm trong chính lòng mình.

Đoạn hấp thụ ý là chỉ hấp thụ cái hạt “tinh hoa” trong vạn vật, có phải ý chỉ cơ thể sẽ tự như một cái lưới lọc, sẽ lọc ra cái hạt “tinh hoa” phù hợp nhất với cơ thể (ví dụ là Thuỷ cho thiên nhãn tính Thuỷ, em nghĩ đến hơi nước trong không khí theo vật lý). Lọc ra nhằm để xây dựng các “luân xa”, nơi chứa năng lượng Đạo. Em hiểu thế đúng ko anh?
P/s: Mong anh sẽ viết một bài nói rõ hơn về Luân Xa.
Bấm để mở rộng...
Em đã biết về pháp “quán tưởng” rồi đúng không? Việc đầu tiên là em phải hình thành Luân Xa cái đã.

Đạo Phật gọi là Luân Xa, Đạo Giáo gọi là Huyệt Đan Điền. Bước 1 là khí tụ Đan Điền.
Khí ấy ban đầu chỉ là cảm giác, là không khí, Thiền sâu thì sẽ tiếp nhận được Đạo.
 

Tu sĩ Từ

Yếu sinh lý
Chủ thớt
Đạo nằm trong vạn vật. Có thể cảm nhận được nhưng diễn tả lại rất khó. Tốt nhất là tự cảm nhận. Lúc thiền định thân tâm tĩnh tại tự thân biết thiếu gì thì nạp thêm thừa thì đẩy ra. Liệu rằng khi đã quen việc hấp thụ thì có thể dùng ý chí để điều khiển việc hấp thụ theo ý muốn để xây dựng bên trong theo ý muốn của bản thân như tìm vật liệu để xây nhà vậy không bác
Đúng vậy, có điều mỗi khi anh có cảm giác mình đã đầy thì nó lại giống như một cái lỗ đen phồng lên, sức hút mạnh hơn rất nhiều
Ý nghĩ của riêng em là tu đạo lè để trở về hòa vào tự nhiên. Hấp thu vào rồi lại tan biến vào hư vô. Có chăng còn lại là ta đã quen gần hơn với tự nhiên tự nhiên nhất. Càng quen thì càng hiểu càng thi triển dễ hơn. Như việc múc nước vậy quen với sức nặng nhiệt độ độ nông sâu thì ta làm càng nhanh gọn dễ dàng hơn
 

Tanjiro

Yếu sinh lý
Em xin thỉnh giáo bác một chút, mỗi lần em ngồi thiền là cảm thấy như người đang bay trong một không gian không xác định được, sau đó là cảm giác đầu như bị ấn vào một điểm mà lại còn di chuyển nữa. Rồi đợt em đi giúp công tác thiện nguyện ở trên chùa ở lại vài hôm thì cứ đến đúng 4h sáng là bị mở mắt tỉnh dậy cho dù là ngủ từ lúc 12h đêm, không biết hiện tượng như vậy là sao ạ
 

Tu sĩ Từ

Yếu sinh lý
Chủ thớt
Em xin thỉnh giáo bác một chút, mỗi lần em ngồi thiền là cảm thấy như người đang bay trong một không gian không xác định được, sau đó là cảm giác đầu như bị ấn vào một điểm mà lại còn di chuyển nữa. Rồi đợt em đi giúp công tác thiện nguyện ở trên chùa ở lại vài hôm thì cứ đến đúng 4h sáng là bị mở mắt tỉnh dậy cho dù là ngủ từ lúc 12h đêm, không biết hiện tượng như vậy là sao ạ
Bro sang topic gốc để có đầy đủ các đạo hữu khác cùng thảo luận nhé
 
Bên trên