• Nhóm kín víp prồ, đỉnh của chóp 👉 xamvn

Tản mạn chuyện tâm linh (Reup)

Tu sĩ Từ

Yếu sinh lý
Chủ thớt
Chưa biết thì thử đi em. Phải thử mới biết được mình phù hợp với pháp môn nào.

Ngay như Đạo Giáo còn chia ra mấy nhánh, Đạo Phật cũng thế.

Ví dụ như anh theo Xiển Giáo nhưng lại chuyên sâu vào nhánh của Lão Tử.
Bấm để mở rộng...
Bác cho em hỏi chút. Em thử ngồi tĩnh tọa thì ngồi được một tí thì thấy hơi khó thở tức ngực. Rồi xuất hiện cảm giác như có người cầm thân mình như cầm búp bê giật mạnh đi. Cảm giác như bay với tốc độ cao trong khoảng không tối tăm . như vậy là sao ạ .niệu có nguy hiểm gì không ạ.
 

Tu sĩ Từ

Yếu sinh lý
Chủ thớt
Bác cho em hỏi chút. Em thử ngồi tĩnh tọa thì ngồi được một tí thì thấy hơi khó thở tức ngực. Rồi xuất hiện cảm giác như có người cầm thân mình như cầm búp bê giật mạnh đi. Cảm giác như bay với tốc độ cao trong khoảng không tối tăm . như vậy là sao ạ .niệu có nguy hiểm gì không ạ.
Đấy chính là Ma Luyện đấy. Bọn yêu ma quỷ quái rất không thích những người tu hành, nên chúng nó sẽ tìm cách phá, không cho tập luyện. Nguy hiểm phết đấy.

Bạn ngồi thiền định thì nhớ vừa ngồi vừa niệm pháp chú. Niệm pháp chú sẽ có các vị pháp thần hộ giá, ma quỷ sẽ không dám tới gần bạn
 

Tu sĩ Từ

Yếu sinh lý
Chủ thớt
Ui giống mình luôn ah. Họ phá mình luôn ngồi tĩnh tâm thiền định là bị
Đã ngồi thiền định thì phải niệm pháp chú. Pháp thần là các vị thần tiên hộ trì cho pháp môn, họ có pháp thuật tuyệt đối với các yêu ma. Nên một khi đã niệm pháp chú thì an tâm là không bị yêu ma phá phách
 

Tu sĩ Từ

Yếu sinh lý
Chủ thớt
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn đúng ko Anh. Đây cũng là ý niệm, lời nguyện khi tu Đạo ạ.
Đúng rồi.
“Ý ở tâm thức, khí tại Đan Điền”
Khởi niệm là huyệt Linh Cái sẽ tỏa hào quang, người có Thiên nhãn nhìn cái là thấy ngay. Đây cũng chính là ưu ái đặc biệt chỉ con người mới có, kể cả ở những người chưa bao giờ tu hành
 

Tu sĩ Từ

Yếu sinh lý
Chủ thớt
Đúng rồi.
“Ý ở tâm thức, khí tại Đan Điền”
Khởi niệm là huyệt Linh Cái sẽ tỏa hào quang, người có Thiên nhãn nhìn cái là thấy ngay. Đây cũng chính là ưu ái đặc biệt chỉ con người mới có, kể cả ở những người chưa bao giờ tu hành.
Đêm nay em đọc đến quyển 5 kinh Sanskrit, từ đoạn giữa là các pháp quán chiếu viên thông để vào Samadhi của từng vị Bồ tát, A la hán, em đọc không được đứng dậy luôn từ đoạn này, cho đến khi đọc xong hết đến những dòng cuối cùng là của Bồ Tát Đại Thế Chí em thực sự giật mình, hoá ra em vốn quán chiếu theo Pháp Phật Tam Muội của Ngài, ngay cả lời nguyện dẫn độ từ tiền kiếp lẫn đoạn mô tả hoá ra là đoạn kinh Phật đầu tiên e đã từng đọc cách đây nhiều năm.
Ngôn ngữ của các Ngài chính là ngôn ngữ của sự lặng im và hành động. Cứ một khoảng thời gian ta có được một mảnh ghép, các mảnh ghép đấy chỉ có ý nghĩa khi được kết nối với nhau, đặt đúng chỗ và ta sẽ nhìn thấy dần bức tranh toàn cảnh là gì
 

Tu sĩ Từ

Yếu sinh lý
Chủ thớt
Đêm nay em đọc đến quyển 5 kinh Sanskrit, từ đoạn giữa là các pháp quán chiếu viên thông để vào Samadhi của từng vị Bồ tát, A la hán, em đọc không được đứng dậy luôn từ đoạn này, cho đến khi đọc xong hết đến những dòng cuối cùng là của Bồ Tát Đại Thế Chí em thực sự giật mình, hoá ra em vốn quán chiếu theo Pháp Phật Tam Muội của Ngài, ngay cả lời nguyện dẫn độ từ tiền kiếp lẫn đoạn mô tả hoá ra là đoạn kinh Phật đầu tiên e đã từng đọc cách đây nhiều năm.
Ngôn ngữ của các Ngài chính là ngôn ngữ của sự lặng im và hành động. Cứ một khoảng thời gian ta có được một mảnh ghép, các mảnh ghép đấy chỉ có ý nghĩa khi được kết nối với nhau, đặt đúng chỗ và ta sẽ nhìn thấy dần bức tranh toàn cảnh là gì.
Bấm để mở rộng...
Anh không có duyên với đạo Phật, đâm ra không biết đàm đạo về pháp với em như thế nào.

Nhưng đúng là nhiều khi có cảm giác giống như mình đang đi ghép nối lại những mảnh tri thức mà mình đã từng biết. Cứ trải nghiệm thật nhiều rồi sẽ ngộ Đạo thôi mà.
 

Tu sĩ Từ

Yếu sinh lý
Chủ thớt
Kinh văn:

Sủng nhục nhược kinh
Quý đại hoạn nhược thân

Hà vị sủng nhục nhược kinh?
Sủng vị thượng, nhục vi hạ
Đắc chi nhược kinh, thất chi nhược kinh.
Thị vị sủng nhục nhược kinh

Hà vị quý đại hoạn nhược thân?
Ngô sở dĩ hữu đại hoạn giả
Vi ngô hữu thân, cập ngô vô thân
Ngô hữu hà hoạn!

Dịch nghĩa:

Vinh và Nhục đều là sợ hãi
Quý và Ghét đều là vì có thân

Vì sao nói Vinh và Nhục đều là sợ hãi?
Là vì, Vinh thì ở trên mà Nhục thì ở dưới
Được cũng sợ hãi, mà Mất cũng sợ hãi.

Tại sao lại nói Quý và Ghét đều sợ mất?
Bởi vì nghĩ rằng điều/vật/người đó thuộc về mình (sở hữu) nên mới sợ mất.
Nếu mình không sở hữu điều/vật/người gì, thì sao phải sợ mất?

Lời bình:

Thói thường đều thích Vinh Hoa Phú Quý, mà căm ghét Nghèo Hèn Nhục Nhã. Ấy là bởi vì càng có được vinh hoa phú quý thì người đời càng mừng rỡ, càng mừng rỡ bao nhiêu thì càng sợ bị mất đi vinh hoa phú quý bấy nhiêu.

Rồi họ nhìn xuống những người nghèo hèn ở tầng lớp dưới thì cảm thấy căm ghét và kỳ thị. Ấy là vì họ sợ rằng một ngày nào đó mình sẽ bị rơi xuống dưới như thế.
Rồi họ nhìn tiếp sang nhà giàu có hơn mà cảm thấy ghen tị, ham muốn vật chất lại càng nhiều hơn nữa.

Ngược lại thì những người nghèo khổ nhìn thấy những người giàu có lại cảm thấy ghen tị, thèm muốn được như người ta. Rồi bất chấp tất cả, chỉ mong được làm giàu. Rồi cái vòng luẩn quẩn ấy lại lặp đi lặp lại, mãi mãi không thoát ra được.
 

Tu sĩ Từ

Yếu sinh lý
Chủ thớt

Bigcup

Voi con bản Đôn​

Kinh văn:

Sủng nhục nhược kinh
Quý đại hoạn nhược thân

Hà vị sủng nhục nhược kinh?
Sủng vị thượng, nhục vi hạ
Đắc chi nhược kinh, thất chi nhược kinh.
Thị vị sủng nhục nhược kinh

Hà vị quý đại hoạn nhược thân?
Ngô sở dĩ hữu đại hoạn giả
Vi ngô hữu thân, cập ngô vô thân
Ngô hữu hà hoạn!

Dịch nghĩa:

Vinh và Nhục đều là sợ hãi
Quý và Ghét đều là vì có thân

Vì sao nói Vinh và Nhục đều là sợ hãi?
Là vì, Vinh thì ở trên mà Nhục thì ở dưới
Được cũng sợ hãi, mà Mất cũng sợ hãi.

Tại sao lại nói Quý và Ghét đều sợ mất?
Bởi vì nghĩ rằng điều/vật/người đó thuộc về mình (sở hữu) nên mới sợ mất.
Nếu mình không sở hữu điều/vật/người gì, thì sao phải sợ mất?

Lời bình:

Thói thường đều thích Vinh Hoa Phú Quý, mà căm ghét Nghèo Hèn Nhục Nhã. Ấy là bởi vì càng có được vinh hoa phú quý thì người đời càng mừng rỡ, càng mừng rỡ bao nhiêu thì càng sợ bị mất đi vinh hoa phú quý bấy nhiêu.

Rồi họ nhìn xuống những người nghèo hèn ở tầng lớp dưới thì cảm thấy căm ghét và kỳ thị. Ấy là vì họ sợ rằng một ngày nào đó mình sẽ bị rơi xuống dưới như thế.

Rồi họ nhìn tiếp sang nhà giàu có hơn mà cảm thấy ghen tị, ham muốn vật chất lại càng nhiều hơn nữa.

Ngược lại thì những người nghèo khổ nhìn thấy những người giàu có lại cảm thấy ghen tị, thèm muốn được như người ta. Rồi bất chấp tất cả, chỉ mong được làm giàu. Rồi cái vòng luẩn quẩn ấy lại lặp đi lặp lại, mãi mãi không thoát ra được.
Bấm để mở rộng...
Buông bỏ cho lòng nhẹ nhàng không còn vướng bận. Khi đã hiểu đến bước nào đó của đạo pháp thì đến giới luật ban đầu được lập ra để dẫn dắt định hướng cần thiết thì cũng bỏ. Không phù hợp thì bỏ cố bám thì thành ngã chấp. Chấp vào không dứt thì không đi tiếp được như thuyền bị neo kéo lại. Chỉ quanh quẩn trong giới hạn của sợi dây neo. Hiểu như vậy có sai không thưa bác chủ thớt
 

Tu sĩ Từ

Yếu sinh lý
Chủ thớt
Buông bỏ cho lòng nhẹ nhàng không còn vướng bận. Khi đã hiểu đến bước nào đó của đạo pháp thì đến giới luật ban đầu được lập ra để dẫn dắt định hướng cần thiết thì cũng bỏ. Không phù hợp thì bỏ cố bám thì thành ngã chấp. Chấp vào không dứt thì không đi tiếp được như thuyền bị neo kéo lại. Chỉ quanh quẩn trong giới hạn của sợi dây neo. Hiểu như vậy có sai không thưa bác chủ thớt
Bấm để mở rộng...
Bạn hiểu đúng rồi đấy. Tu hành có rất nhiều giai đoạn khác nhau, cũng là để cho con người có thể trải nghiệm được tất cả các cung bậc của cuộc sống.

Cái khó nhất chính là buông bỏ.
Nếu bạn có tài sản nghìn tỷ, bạn có sẵn sàng từ bỏ gia tài để chuyên tâm tu hành ko?
Nếu bạn có chức vị rất cao, bạn có sẵn sàng từ bỏ không?
Nếu bạn có pháp lực cực kỳ mạnh mẽ, bạn có sẵn sàng từ bỏ không?

Lý thuyết bạn có thể thuộc, thực hành bạn cũng có thể sẵn sàng, nhưng trong thâm tâm của bạn, thực sự buông bỏ là 1 việc cực kỳ khó khăn.
 

Tu sĩ Từ

Yếu sinh lý
Chủ thớt
Bạn hiểu đúng rồi đấy. Tu hành có rất nhiều giai đoạn khác nhau, cũng là để cho con người có thể trải nghiệm được tất cả các cung bậc của cuộc sống.

Cái khó nhất chính là buông bỏ.
Nếu bạn có tài sản nghìn tỷ, bạn có sẵn sàng từ bỏ gia tài để chuyên tâm tu hành ko?
Nếu bạn có chức vị rất cao, bạn có sẵn sàng từ bỏ không?
Nếu bạn có pháp lực cực kỳ mạnh mẽ, bạn có sẵn sàng từ bỏ không?

Lý thuyết bạn có thể thuộc, thực hành bạn cũng có thể sẵn sàng, nhưng trong thâm tâm của bạn, thực sự buông bỏ là 1 việc cực kỳ khó khăn.
Bấm để mở rộng...
Tham ái vui buồn yêu ghét là những thứ tạo nên cái tâm của con người. Buông bỏ được cái tham hay cái gì thì đương nhiên là khó rồi. Khi muốn bỏ thì phần tham hay cái ích kỷ xấu xa của lòng người tự nổi lên líu kéo lại. Nó như một phần của bản ngã tự nhiên đã tạo ra cho tâm trí của mỗi loài. Bỏ thứ này thì phải có thứ khác ghép vào thay thế chỉ khác là miếng ghép đó được tạo ra từ cái gì. Để tâm hồn không bị khuyết. Một chút suy nghĩ hạn hẹp của em .
 

Tu sĩ Từ

Yếu sinh lý
Chủ thớt
Chính là Đạo.
Sau một vài bài nữa, bạn sẽ có cái nhìn thoáng hơn rất nhiều đấy.
Hiện tại em thấy đạo chính là tựu nhiên. Những điều gượng ép đi ngược lại tự nhiên là sai đạo. Nhưng tự nhiên là quá lớn và nhiều điều biến hóa ảo diệu .cần phải tu tập cho hiểu được tự nhiên như nào mới là tự nhiên. Cho tâm mình hòa vào tự nhiên một cách tự nhiên. Như nước trong cốc đổ vào chậu nước rồi lại múc nước vào cốc thì nước vẫn là nước.
 

Tu sĩ Từ

Yếu sinh lý
Chủ thớt
Hiện tại em thấy đạo chính là tựu nhiên. Những điều gượng ép đi ngược lại tự nhiên là sai đạo. Nhưng tự nhiên là quá lớn và nhiều điều biến hóa ảo diệu .cần phải tu tập cho hiểu được tự nhiên như nào mới là tự nhiên. Cho tâm mình hòa vào tự nhiên một cách tự nhiên. Như nước trong cốc đổ vào chậu nước rồi lại múc nước vào cốc thì nước vẫn là nước.
Đạo không phải là tự nhiên nhé
Đạo là quy luật của tự nhiên.

Khác nhau đấy. Giống như cái ví dụ của em ấy, ấy là quy luật/thuộc tính của nước.
Nếu em có thể áp dụng vào công việc, em sẽ thấy cách làm việc của mình cũng nhẹ nhàng, uyển chuyển như nước vậy
 

Tu sĩ Từ

Yếu sinh lý
Chủ thớt
Bác @Cucuvn chia sẻ một chút về quá trình đến với đạo của mình đi. Bác có pháp bảo nào không? Đạo có liên quan gì đến phép thuật không bác?
OK, kể ra thì cũng hơi buồn cười ấy.
Nhà mình có truyền thống là đêm 30 Tết thì ra Quán Thánh để thắp hương xin sức khỏe cho năm mới. Năm mình 18 tuổi, (trước năm 2000 nhé) vừa đậu đại học, thế là năm ấy mình đi cùng bạn gái, không đi cùng với gia đình nữa.

Vào Quán Thánh thắp hương xong, đang khoác tay bạn gái đi lòng vòng ở sân sau thì thấy có 2 ông lão đang ngồi tranh cãi gì đấy rất hăng. Mình tò mò sán lại gần nghe lỏm thì chả hiểu gì (về sau mới hiểu), rồi 2 ông hình như là giận dỗi gì đấy, đứng dậy bỏ đi, để quên quyển sách trên bàn. Mình cầm lên xem thì là Đạo Đức Kinh, quay ra thì 2 ông đi mất tiêu rồi. Mà trong quán lúc ấy rất đông người ra vào.

Thế là cầm về nhà đọc. Đọc say sưa quên cả mang trả luôn. Mồng 5 đọc xong mới nhớ ra, chạy ra Quán Thánh thì không tìm thấy 2 ông lão ấy (sau này đoán là 2 vị đạo sĩ, chắc là đang tranh cãi về đạo pháp).

3 tháng sau thì vào Quán Thánh thắp hương mồng một, tình cờ gặp một vị sư phụ cũng đến thắp hương. Thế là bám theo, kể lại câu chuyện rồi xin học. Ông chỉ cười bảo: “Đấy là cơ duyên của cậu, cứ giữ lấy sách mà đọc, không phải trả lại”. Rồi ông ấy hẹn cứ cuối tuần ra gặp ở Quán Thánh để ông ấy hướng dẫn cho.

Được 3 tháng thì ông ấy không tới nữa, cũng không cho địa chỉ liên lạc hay số điện thoại.. Không biết đi đâu.. Hết.

Pháp bảo kiểu như vũ khí thì không có, cũng sưu tập được vài cái nhưng cũng chỉ là pháp bảo bình thường, hỗ trợ tập luyện thôi.

Pháp thuật bắt nguồn từ việc tu luyện Đạo pháp mà có, mỗi người một kiểu, chẳng ai giống ai.
 

Tu sĩ Từ

Yếu sinh lý
Chủ thớt
@Bigcup @curtis
Bản thể của Đạo

Thị chi bất kiến danh viết “Di”
Thính chi bất văn danh viết “Hi”
Bác chi bất đắc danh viết “Vi”
Thử tam giả bất khả tri cật
Cố hỗn nhi vi Nhất

Kỳ thượng bất kiểu, kỳ hạ bất muội
Thằng thằng bất khả danh, phục quy ư vô vật
Thị vị vô trạng chi trạng, vô vật chi tượng
Thị vị Vô Vi

Dịch nghĩa:
Nhìn thấy mà không hình dung được, viết “Di”
Nghe thấy mà không cảm nhận được, viết “Hi”
Cảm nhận được mà không cầm nắm được, viết “Vi”
Ba thuộc tính ấy không thể phân ra được
Mà trộn lẫn với nhau làm “Một”

Phía trên không sáng, phía dưới không tối
Dài dằng dặc không có điểm đầu-điểm cuối
Rồi thu gọn lại thành Hư Vô
Cảm nhận được hình trạng của vô hình trạng
Không phải là vật chất mà chỉ có hình tượng
Ấy chính là Vô Vi
 

Tu sĩ Từ

Yếu sinh lý
Chủ thớt
Diệu pháp không thể diễn tả bằng lời. Vũ trụ chỉ có thể cảm nhận. Từ một khởi nguồn mà tùy vào cảm nhận khai ngộ mà biến hóa cho hợp căn cơ. Đạo không ở đâu xa. Đạo gần ngay xung quanh ta. Quan sát mọi sự vận hành xung quanh là ta đã phần nào đó thấy đạo. Một cảm nhận nông cạn của em
Đúng rồi đấy.

Bài này đã mô tả rất rõ ràng về bản thể của Đạo. Người bình thường đọc sơ qua cũng hiểu được ngay.

Phần còn lại là kiên trì tập luyện mà thôi.
Càng tập lâu các giác quan của em sẽ càng nhạy bén hơn. Cảm nhận về Đạo pháp sẽ càng rõ ràng hơn
 

Tu sĩ Từ

Yếu sinh lý
Chủ thớt
Đạo bình lặng, ẩn sâu trong vạn vật, kể cả con người. Đôi khi ta cảm nhận được mọi thứ đang chuyển động, xoay vòng theo một quy luật nào đó, đấy là lúc đang tiếp xúc với Đạo.
Hôm trước em mô tả khi ngồi thiền bên hồ nước, em có cảm nhận được các dòng, tựa như dòng nước và một cái cây lớn.

Giờ anh viết bài bản thể của Đạo, em có thấy giống như những gì em cảm nhận được chưa?

Em cảm nhận được nguồn năng lượng của thiên nhiên rồi, việc tiếp theo là hãy tìm cách hấp thụ nguồn năng lượng ấy. Làm được bước này tôi sẽ hướng dẫn tiếp
 

Tu sĩ Từ

Yếu sinh lý
Chủ thớt
Hôm trước em mô tả khi ngồi thiền bên hồ nước, em có cảm nhận được các dòng, tựa như dòng nước và một cái cây lớn.

Giờ anh viết bài bản thể của Đạo, em có thấy giống như những gì em cảm nhận được chưa?

Em cảm nhận được nguồn năng lượng của thiên nhiên rồi, việc tiếp theo là hãy tìm cách hấp thụ nguồn năng lượng ấy. Làm được bước này tôi sẽ hướng dẫn tiếp.
Bấm để mở rộng...
Thực ra ngay tối qua khi thiền em đã lại có cảm giác đấy rồi, nhưng lần này thay vì dòng nước mát làm tỉnh táo cả đầu óc em như lúc ở hồ thì tối qua lại là nóng, nóng rực người dù em ở trong phòng đh 27 độ.
Vô số các viễn cảnh dục vọng và tham lam liên tục hiện lên trong đầu em, niệm Om Mani Bahme Hum thì chỉ đỡ hơn một chút.
Có cảm nhận được “ Bồ Đề” đang hút lấy vài tia nước nhỏ. Em thấy khó tập trung quá nên dừng chỉ sau khoảng 10p, chắc phải đọc lại bộ Lăng Nghiêm thêm 1 lần nữa
 

Tu sĩ Từ

Yếu sinh lý
Chủ thớt
Thực ra ngay tối qua khi thiền em đã lại có cảm giác đấy rồi, nhưng lần này thay vì dòng nước mát làm tỉnh táo cả đầu óc em như lúc ở hồ thì tối qua lại là nóng, nóng rực người dù em ở trong phòng đh 27 độ.
Vô số các viễn cảnh dục vọng và tham lam liên tục hiện lên trong đầu em, niệm Om Mani Bame Hum thì chỉ đỡ hơn một chút.
Có cảm nhận được “ Bồ Đề” đang hút lấy vài tia nước nhỏ. Em thấy khó tập trung quá nên dừng chỉ sau khoảng 10p, chắc phải đọc lại bộ Lăng Nghiêm thêm 1 lần nữa.
Bấm để mở rộng...
Quá trình này gọi chung là Ma Luyện, đây là quá trình đấu tranh với Tâm Ma của chính mình. Em sẽ còn phải đối diện với một số điều kiện khá đáng sợ khác.

Ngồi thiền cũng cần để ý đến tâm trạng của mình lúc ấy nhé. Nếu còn nhiều việc cần suy nghĩ/giải quyết thì không nên ngồi thiền, hãy để đầu óc được thư giãn trước khi tập.
 

Tu sĩ Từ

Yếu sinh lý
Chủ thớt
Quá trình này gọi chung là Ma Luyện, đây là quá trình đấu tranh với Tâm Ma của chính mình. Em sẽ còn phải đối diện với một số điều kiện khá đáng sợ khác.

Ngồi thiền cũng cần để ý đến tâm trạng của mình lúc ấy nhé. Nếu còn nhiều việc cần suy nghĩ/giải quyết thì không nên ngồi thiền, hãy để đầu óc được thư giãn trước khi tập.
Bấm để mở rộng...
Em thấy việc rèn luyện cơ thể có sự liên quan mật thiết với việc cảm nhận Đạo. Như rèn luyện đôi chân chắc chắn, tiếp xúc với Đất nhiều cảm giác làm bản thân cũng vững vàng hơn. Hay tập luyện Cardio cũng vậy, một trái tim khoẻ mạnh làm lương tâm thiện lương và dễ động lòng trắc ẩn hơn. Lời nói cùng ánh mắt biểu lộ được nội tâm và sự quyết tâm
 

Tu sĩ Từ

Yếu sinh lý
Chủ thớt
Em thấy việc rèn luyện cơ thể có sự liên quan mật thiết với việc cảm nhận Đạo. Như rèn luyện đôi chân chắc chắn, tiếp xúc với Đất nhiều cảm giác làm bản thân cũng vững vàng hơn. Hay tập luyện Cardio cũng vậy, một trái tim khoẻ mạnh làm lương tâm thiện lương và dễ động lòng trắc ẩn hơn. Lời nói cùng ánh mắt biểu lộ được nội tâm và sự quyết tâm.
Đúng rồi. Phải rèn luyện cơ thể thì các giác quan mới nhạy bén được. Ý chí và nghị lực cũng mạnh mẽ hơn
 
Bên trên