Thử từ từ rồi tự nhiên ngộ ra thôi mày. Sau đó là hệ thống hóa kinh nghiệm lại thành kỹ thuật, theo thời gian dần dần nó hoàn chỉnh. Thiền thì tây tầu gì cũng có chứ không chỉ mỗi Ấn Độ, chỉ là Ấn Độ đưa nó lên 1 cái lever khác biệt thôi.Tao thấy thiền nó vi diệu vl , nhưng lại thắc mắc tại sao con người lại tìm ra được cơ chế ngồi hay như vậy . Cái người đầu tiên ngồi thiền do đâu mà biết mà tự vô được cái tư thế ngồi đó . Ngoài ra trong Phật giáo còn có các thủ ấn , nhờ đâu mà người chứng ngộ lại đột nhiên biết các thủ ấn đó , tml thấy sao ?
Còn giác ngộ bằng đại thủ ấn thì mày mơ đi, đéo có vụ đó đâu. Trên đời chỉ có 2 nhóm duy nhất có cơ hội tiến tới giác ngộ thôi, nhóm đầu tiên là tín căn vượt trội + duyên số ngập trời, nhóm thứ hai là tuệ căn vượt trội + tò mò cự độ. Tại sao tao lại nói chỉ có hai nhóm này mới có cơ hội giác ngộ, vì giác ngộ có bản chất là sự đảo chiều của thế giới quan, con đường bình thường có bản chất là hướng đến "một" để tìm thấy cái 1 chân thật, hay ngày nay gọi là "chân ngã" đấy, quan niệm này thực ra nó xuất hiện khắp mọi mặt của cuộc sống, mày để ý kỹ sẽ thấy. Còn giác ngộ là chuyện khác, bản chất của nó là hướng về "không", đến cuối cùng tìm thấy sự trống không vô tận, không phải là tính không mà là không, nên trừ những người có đủ niềm tin làm động lực hoặc đủ tò mò để tiếp tục thì phần lớn đều dừng lại ở lúc nhận thức được sự nhận thức, chỉ có những người đủ niềm tin hoặc không thỏa mãn mới vượt qua được một mà đạt đến được không thôi.
Giác ngộ là thứ thay đổi vĩnh viễn nhận thức của mày, không có đường tắt nào cả, hay mói đúng hơn con đường dài nhất được ghi chép trong kinh Pali mới là con đường tắt đấy. Chỉ là để đến được điểm bắt đầu con đường tắt đó mày còn phải đi một quãng khá xa nữa giống như là mày đang ở E, mày biết từ A có thể đến thẳng Z , thì mày cũng phải cố lết từ E -> A, sau đó mày mới đi được từ A -> Z.
Tao khuyên thật, nếu muốn giải thoát, mày tránh xa mấy cái Đại Thủ Ấn đó ra. Giải thoát không khó như mọi người hay đồn, nhưng cũng không dễ đến mức mày tham thiền công án hay tu tập đại thủ ấn là đạt được. À mà thời này mà trên 30 tuổi gần như là vô vọng với giải thoát nhé, vì sau 30 tuổi cái thế giới quan gần như là cố định rồi, muốn vượt qua nó thì trừ khi gặp được một người đã giác ngộ sẵn sàng trao đổi trực tiếp + cực kỳ chăm chỉ thực hành, mà người đã giác ngộ thì trừ những người đã giác ngộ ở kiếp trước (đã mất đi ký ức về sự giác ngộ) thì chắc còn đâu đó vài chục đến vài ngàn người phân bố khắp thế giới. Nếu mày hên thì mày sẽ gặp, mà nói thật dù mày có gặp cũng khó nhận ra lắm, không phải ai đã giác ngộ cũng toát lên vẻ phi thường như Đức Phật đâu.
PS: Một khi đã giác ngộ rồi thì tiến tới giải thoát là bản năng, giải thoát trở thành định mệnh không thể ngăn cản của người đo, nên người đó không cần ký ức chủ động để tiến tới giải thoát.