Ông ấy ( budda ) trước khi niết bàn ( xin phép dùng từ này ) có nói rằng coi như tôi chưa nói gì , có phải không ? Nếu phải thì mày có hiểu không ?
Trong đạo phật có nói đến thời gian không ? Quan điểm của đạo phật như thế nào về thời gian ?
Để đến với sự giác ngộ hay điểm cân bằng , hay trạng thái thiền định … không phải chỉ có một con đường có phải không ? Nếu phải thì quan điểm của m thế nào về việc tri thức có trước , dẫn lối cho kiến thức đến sau , hay sự kiên định đến trước làm tiền đề cho vô số sự kiên trì ?
Đây là trao đổi nhé , cái tôi = 0 . Hoàn toàn không có ý tranh luận hay bắt bẻ gì ai hết nhé .
Thân !
Ok, để tao trả lời hộ thằng thớt.
Thầy trước khi niết bàn có thể đã nói "coi như tôi chưa nói gì", cái này không có gì có thể xác thực chính xác được, nhưng nếu Phải thì nó cũng là không sai. Bởi vì, từng có một học trò hỏi Thầy đại loại là "Thưa Thầy, nếu như để tóm tắt Đạo Phật bằng một câu để ai cũng hiểu thì có thể là gì?"
Thầy trả lời: Không gắn vào bất kỳ thứ gì.
Nếu mày có đọc và tìm hiểu về tam đoạn luận và tứ đoạn luận của Phật giáo thì mày sẽ hiểu hơn. Còn đại ý là cõi Ta Bà này chỉ toàn những sợi tơ gắn kết chồng chéo lên nhau mà tạo nên, phải gỡ từng thứ một thay vì cứ bám víu vào nó. Còn hiểu đơn giản hơn thì mọi thứ chỉ là "ví dụ", ai muốn hiểu thì phải tự trải nghiệm, tự học, tự đúc kết và tự lên level, học xong thì tự ngộ, tự thoát, còn cố gắng bám víu vào lời Phật dạy (hay bất kỳ thứ gì khác) thì đều khó chứng được quả.
2. Đạo Phật có nói tới thời gian, có đơn vị tính từ sát na (trong một chớp mắt) tới nhiều đơn vị khác hơn. Thời gian chỉ mang tính chất tương đối để phản ánh lại việc thế giới quan là vô thường, biến đổi không ngừng theo thời gian của người nhận thức.
3. Đúng, không chỉ có một đường mà có vô hạn đường để đạt tới giác ngộ và từ đó thoát khỏi luân hồi.
Tao nghĩ chuyện cái gì có trước, có sau không quá quan trọng, quan trọng là cái thời điểm "HIỆN TẠI", tức là thời điểm mà chủ thể không thể trốn tránh được, thời điểm này được thể hiện bằng các giác quan của chủ thể qua ngũ uẩn (bao gồm Sắc - Thọ - Tưởng - Hành - Thức). Mày có thể có tri thức trước, kiến thức sau, hoặc không có cả tri thức lẫn kiến thức, điều đó không ảnh hưởng tới giác ngộ. Con vật hay thậm chí cả cây cối, hành tinh, vũ trụ đều có thể tu, chỉ là hệ tu hành của mỗi vật thể khác nhau mà thôi.