Đáng lý không muốn nói vì chủ đề này nhiều người chưa tìm hiểu kỹ về Phật Học hay hỏi ngây ngô vậy nên trả lời nhiều cũng thấy phiền. Nhưng mà hôm nay có hứng nên trả lời cho bạn 1 lần.
Muốn hiểu về Phật Học phải tìm hiểu về cuộc đời của Đức Thích Ca. Ông từng là thái tử, vua sợ con có duyên với tu hành do 1 vị thiền sư tiên đoán nên bỏ ông trong cung, sống cuộc sống chỉ có sướng mà không có khổ. Lúc nào cũng có người kề cận kế bên là người trẻ để ông không thấy cái khổ của già, người phát hiện bị bệnh phải cách ly không cho ông biết, chữa khi nào hết bệnh thì quay lại, giấu ông chuyện mẹ ruột đã chết, nói dối rằng hoàng hậu hiện tại là mẹ ruột ông. Nhưng sau này khi đã 30 tuổi ông trốn ra cung chơi thì phát hiện có người bệnh, người già, người chết, và người tu hành. Vào thôn làng mà vua cha chuyên giam những người bệnh tật chỉ vì muốn che mắt ông, nhìn thấy sự tự tại của nhà sư. Ông mới nhận ra rằng cái sung sướng của mình hiện tại không phải là vĩnh hằng, cuộc đời trước sau gì cũng trải qua sinh lão bệnh tử, thậm chí nỗi đau khi người thân mình mất đi cũng làm cho mình đau khổ. Vợ ông lúc đó trấn an ông rằng tình yêu có thể xóa nhòa những đau khổ đó. Ông cũng tin tưởng và tập trung vào hạnh phúc với người vợ đang mang thai. Nhưng sau đó ông lại nhìn thấy 1 cặp thiên nga con mái chết, con trống đau khổ quá mà tự sát theo. Ông lại thấy rằng kết thúc của sự luyến ái cũng là chia ly, cũng là sự đau khổ. Cái suy nghĩ thoát khổ cứ đeo bám ông mãi, cuối cùng ông quyết định trốn nhà để đi tìm chân lý.
Sau đó học nhiều vị chân sư, bản thân ông là một người cực kỳ thông minh nên ông học rất nhanh, vài tháng đã vượt thầy. Sau một thời gian ông đã có thể bước vào tầng thiền định cao nhất, nhưng ông nhận thấy ông chỉ thấy không còn khổ khi nhập định, khi xả thiền mọi thứ đau khổ của thế nhân lại ập đến với ông. Chính vì vậy ông lại quyết định ra đi học thêm những thứ khác, ông nghe nói có người từng giải thoát khi rèn luyện khổ hạnh. Nên đã học và trải qua 6 năm sống khổ hạnh cực khổ, nhịn ăn, nhịn uống, nhịn thở, thấy người thì trốn. Cuối cùng suýt bỏ mạng vì lối tu hành này, trong lúc cận kề cái chết có 1 cô bé đã cứu ông bằng 1 ly sữa dê. Điều đó làm ông sự tỉnh. Ông nghĩ rằng ông cần cơ thể này vì nó là con thuyền để vượt biển, là phương tiện để ông đi tìm chân lý, không thể hủy hoại nó được. Sau đó 1 thời gian chiêm nghiệm trong rừng, ông quyết định sẽ nhập định dưới 1 cái cây trong rừng, ông thề rằng nếu chưa tìm ra được chân lý giải thoát ông sẽ không ngồi dậy, cho đến chết mới thôi. Và trong qua trình đó ông lại tiếp tục trải qua các tầng thiền liên tục, cuối cùng sau 1 thời gian dài (dân gian truyền tụng là 49 ngày) ông đã hanh thông mọi thứ và trở thành Phật (Buddha) Toàn Giác. Phật là từ tiếng Phạn ý chỉ người đã hoàn toàn giác ngộ, không còn bị cái khổ của thế nhân chi phối nữa. Người ta gọi đó là cảnh giới Niết Bàn, thời hiện nay vẫn chưa có ai chứng đắc nên thực chất vẫn chưa rõ Niết Bàn nghĩa là gì. Nhưng có thể hiểu là đã có thể hiểu thấu triệt mọi thứ trên thế gian nên không còn khổ và tái sinh nữa.
Và bài học đầu tiên của ông khi thuyết Pháp là Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo. Tứ Diệu Đế là Khổ - Tập - Diệt - Đạo chỉ ra chân lý cuộc đời này là khổ, nguồn cơn của khổ do tâm Tham Lâm - Sân Hận - Si (mu muội) (gọi là tam độc của nhà Phật) mà ra, và chỉ ra cách để diệt khổ và con đường diệt khổ theo lý trung đạo (Bát Chánh Đạo). Con đường trung đạo có thể hiểu là không được định kiến (bám chấp) vào bất cứ thứ gì, như khúc gỗ trôi sông, trôi theo bên trái hay bên phải đều sẽ bị vướng mắc, nhưng trôi giữa dòng luôn hanh thông. Và nó được quy ước bằng Chánh Kiến - Chánh Tư Duy - Chánh Ngữ - Chánh Nghiệp - Chánh Tinh Tấn - Chánh Niệm - Chánh Định - Chánh Tuệ. Mọi người có thể tìm hiểu về Bát Chánh Đạo trong kinh sách nguyên thủy có nói đến. Vấn đề này khá rộng và sâu nên bản thân tôi cũng chưa hiểu hết về Bát Chánh Đạo nên chưa dám bàn luận sâu về nó. Và tu tập bắt đầu từ giữ Giới nghiêm cẩn mới đạt được Định và sinh ra Tuệ.
Cả cuộc đời sau này Đức Phật đều rao giảng về phần mở rộng xoay quanh Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo này. Nhưng mà sau khi ngài tịch diệt tất cả những gì ngài dạy bị nhuốm màu bởi đạo Bà La Môn, một đạo phổ biến của người Ấn lúc đó, nó cực đoan về phân chia giai cấp, cầu cúng, lễ lộc và bùa chú. Khi du nhập sang Trung Quốc bởi tổ Đạt Sư Lạt Ma, người mà trong truyện võ hiệp Kinh Dung có nhắc đến, câu "võ học trăm nhà xuất Thiếu Lâm" cũng ý chỉ ông tổ này vì ngoài việc truyền dạy Phật Học ông còn dạy thêm những bài tập cho tăng chúng cường thân kiện thể, thuận lợi cho việc hành thiền tu tập. Nhưng sau khi truyền dc 6 đời tổ bên TQ thì lại dừng không rõ ẩn ý gì. Và nó lại tiếp tục bị ô uế bởi những tập tục của người TQ lai tạp các đạo Nho Học, Đạo Giáo vào càng ngày hỗn độn. Đến nỗi Đường Huyền Trang (Đường Tăng mà các bạn xem Tây Du Ký lúc nhỏ) thấy không ổn nên quyết định lặn lội ngàn dặm xa xôi sang Ấn Độ để xin sao chép lại kinh sách mang về dịch lại. Rồi một thời gian sau Đạo Phật ở Ấn cũng bị ô nhiễm tiếp đến nỗi bên đó cũng có người qua TQ để sao chép lại kinh sách mang về Ấn lại. Nhưng Đạo Bà La Môn nó thâm căn cố đế vào dân tộc Ấn rồi mà nó lại có lợi cho kẻ có tiền có quyền nên Phật Học xem chúng sinh bình đẳng càng bị o ép cuối cùng suy tàn trên chính nơi mà nó đã sinh ra.
Và vẫn theo lối cũ lời dạy nguyên thủy sau vài trăm năm lại bị ô nhiễm bởi các hủ tục dân gian, các vị sau này còn tự chế vào thêm dựa trên tư duy cá nhân mình làm cho kinh điển càng ngày càng sai lệch. Chùa chiền lập nên ngoài làm điểm du lịch, thì kinh doanh là chủ yếu, người ta chỉ biết đến chùa xì xụp quỳ lạy cầu xin vô ích chứ đâu có biết học kinh điển, giáo lý để tự giải thoát lấy mình.
VN là nơi giao thoa của 2 trường phái Phật Học, 1 trường phái từ TQ truyền xuống gọi là Bắc Tông (Đại Thừa, Phát triển) và 2 trường phái từ Ấn truyền sang gọi là Nam Tông (hay tiểu thừa). Nam Tông còn có phần đi đúng với giáo lý của nhà Phật, còn Bắc Tông thì họ vin vào câu của Đức Phật "có 8400 pháp môn" nên họ vẽ ra đủ hướng để tu hành. Tịnh Độ Tông thì huyễn hoặc ra Phật Adida tạo ra thế giới Tây Phương Cực Lạc để dẫn độ người theo tịnh độ lên đó tiếp tục tu hành ( chả khác gì Thiên Chúa Giáo). Mật Tông thì bùa chú, cầu cúng,.... Thiền Tông thì chuyên về thiền định rồi đưa những thứ biện luận có có không không cực kỳ rối não vào.
Nên ai cũng như chủ tus sẽ thấy cực kỳ hoang mang về Phật Giáo ở VN cũng phải. Nhưng chỉ cần nhớ tới 1 điều kinh sách, chùa chiền kiểu gì mà không nhắc, không dạy, không khuyến khích tới các vấn đề Khổ, Vô Thường, Phi Ngã, Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo đều là thứ tào lao hết.
Muốn thực sự tu tập phải tuân thủ nghiêm cẩn Bát Chánh Đạo, giữ Giới tuyệt đối nhằm đạt được Định và có được Tuệ.